Georgia O'Keeffe

Nguyệt Trinh                      
 
   

Georgia O'Keeffe (1887-1986)

 

 

Georgia O'Keeffe là họa sĩ người Mỹ, chuyên về các tác phẩm trừu tượng. Nàng nổi tiếng qua đường nét thuần khiết và trong sáng chấm phá từng bố cục trên bức tĩnh vật. Georgia O'Keeffe sinh tại Sun Prairie, tiểu bang Wisconsin. Nàng từng theo học tại the Art Institute of Chicago và the Art Students League of New York. Nàng còn dạy các lớp mỹ thuật tại Texas từ 1913 đến 1918. Vào năm 1916, nhiếp ảnh gia Alfred Stieglitz, đồng thời là giám đốc nhà trưng bày nghệ thuật (về sau là phu quân của nàng) đã chú ý đến các tác phẩm trừu tượng của nàng và chưng bày một số tại phòng trưng bày có tên "291" của ông tại thành phố New York.

 

Từ đó tác phẩm của Georgia O'Keeffe luôn được trưng bày tại nơi ấy cho đến khi Alfred Stieglitz qua đời vào năm 1946. Ngoài ra, tác phẩm của nàng còn được triễn lãm tại nhiều nơi có uy tín.

Năm 1949, Georgia O'Keeffe về sống tại New Mexico. Tại đây, tên tuổi của nàng một lần nữa nổi bật qua các họa phẩm về hoa và phong cảnh nơi sa mạc. Đó là góc độ tuyệt vời của những bức tranh cận cảnh.
 
 

Có thể là đoá hoa đang nở hoặc chiếc xương đầu bò. Cho dù nàng chỉ trình bày hoạ phẩm của mình với tính cách tượng trưng tiêu biểu, song, nét đặt biệt của nó lại nổi bật.

Màu sắc sáng rõ và những nét táo bạo đã tạo ra những tác phẩm có tính trừu tượng đáng kể. Một số hoạ phẩm nổi tiếng của nàng mang ảnh hưởng này.

Cow's Skull with Calico Roses 1931
 
   

 
 

Trong đó có thể kể bức tranh có chất đặc thù riêng như Black Iris (1926, trưng bày tại Metropolitan Museum of Art, thành phố New York). Đó là đoá hoa được vẽ tỉ mỉ từng đường nét và phóng thật to đến độ nó trở nên lạ lùng vô cùng và gây kinh ngạc cho người thưởng lãm. Vào thập niên 1960, các chuyến du hành trên cao lồng lộng đã gây cảm hứng cho nàng mang những đề tài như trời cao, như mây rộng mà nàng đã nhìn thấy bên ngoài khung cửa nhỏ trên từng chuyến bay vào trong tác phẩm của mình.


 

Một trong những hoạ phẩm lớn nhất của nàng là bức tranh vẽ trên tường có tên Sky Above Clouds, rộng 7m3 (24 ft), bức tranh nằm trong bộ sưu tập 1965 của tác giả. Nói chung, tác phẩm của Georgia O'Keeffe được trưng bày nhiều nơi trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ. Nó có thể là quốc hữu của Hoa Kỳ hoặc là sưu tập riêng của cá nhân.

Dưới đây là một số hoạ phẩm tiêu biểu của Georgia O'keeffe:



1. Morning Glory with Black, 1926, tranh sơn dầu
 

 

Chúng ta hẳn từng đứng trước một đoá hoa. Từng đưa tay vuốt nhẹ, nghiêng mình cúi hôn đoá mỏng mảnh, tận hưởng hương vị ngọt ngào đằm thắm không đắn đo do dự, cũng chẳng màng mang đến tặng người thân quen. Song, lại có kẻ bỏ nhiều thời gian nhìn ngắm thật sự. Tôi từng vẽ đóa hoa có ý nghĩa riêng cho tôi và tôi muốn vẽ đủ to đủ lớn để mọi người có thể nhìn ngắm đoá hoa tuyệt vời như chính tôi đã say sưa tận hưởng vậy. (Georgia, 1926)

 

   

Nàng là người hồn nhiên vô tư ("She is innocent", Alfred Stieglitz: chồng).




2. Poppy, 1927, tranh sơn dầu

 

Để tạo ra đoá poppy khổng lồ, O'Keeffe đã loại hẳn mọi vật hiện hữu chung quanh nó, nàng cường điệu tác phẩm bằng những đườnng nét chan hoà giữa đen và trắng.
 

 

3. Red Canna, 1923, tranh sơn dầu

 
 

Tôi chỉ có thể bàn đến những vấn đề về màu sắc và hình dáng, ngoài ra tôi không biết nói gì hơn - Nói đến điều mà tôi không biết nói.
(Georgia , phát biểu trong buổi triễn lãm tháng 1, 1923)

 

     

 

4. Yellow Calla, 1926, tranh sơn dầu
 

 

Những tay cho rằng hoạ phẩm về hoa của nàng chứa đầy dục tính thật chính là kẻ chẳng am hiểu xem xét cho tường tận một đoá hoa để hiểu được mức diễn đạt của nàng trong tác phẩm. Georgia không màng nghe dư luận bàn tán khen chê. Nàng không thể không vẽ tràng hoa, đài hoa, cánh hoa, hoặc thân cây cuống lá và cả tận gốc rễ - vẽ những phần thiết yếu của đoá hoa với tất cả độ sâu của màu sắc và với những hình dáng dị kỳ nhất. Thật ra, nàng đã vẽ hình thái của thiên nhiên. Đối với nàng, nó thật vô cùng kỳ thú và sống động.

     

(Anita Pollitzer , trong quyển "A Woman On Paper: Georgia O'Keeffe")

 


5. Light iris, 1924, tranh sơn dầu

 

Anita ơi, trong một lúc nào đó có bao giờ bồ tưởng như mình là những đoá hoa hay không?
(Georgia viết cho Anita Pollitzer, tháng 10 năm 1915)

     

6. Oak Leaves Pink and Gray, 1929, tranh sơn dầu


 

Oak Leaves Pink and Gray

 

 

Qua tác phẩm này, nhà nghệ sĩ đã xem xét tỉ mỉ từng đường nhăn kẻ nứt cũng như từng mạch máu đường gân trên thân lá. Nàng muốn tìm ở đây nét hài hoà đồng điệu giữa sự mục rữa và tái sinh của đất trời. Đó là đề tài tiêu biểu thường thấy trong tác phẩm của nàng. Ở đây, O'Keeffe đã tạo ra bố cục có hai mục tiêu. Có thể nói, chiếc lá là chủ đề bằng xương bằng thịt của tác phẩm, nhưng nó cũng mang tính chất trừu tượng. Sự phối ảnh đầy sắc màu thúc đẩy người thưởng ngoạn đọc được những đường nét qua hình thể thuần khiết và ý nghĩa của màu sắc

Oriental Poppies, 1927

 

 

 

 

 

 

 

 

Vào năm 1927, O'Keeffe bắt đầu vẽ hoa và lá, tạo ra những bức tranh cực kỳ nổi tiếng cho sự nghiệp của nàng. Tác phẩm Oriental Poppies và những tác phẩm hoa lá tương tự đã được một số sinh viên học sinh thưởng ngoạn, như lời đáp của nàng gửi đến các nhiếp ảnh gia như Alfred Stieglitz và Paul Strand. Chính họ đã thu ống kính thật gần chỉ giữ lấy phần trọng tâm bức ảnh, phần thiết yếu mà họ tìm thấy nét đẹp ở đó. O'Keeffe đã nắm bắt tuyệt chiêu này vào tác phẩm của mình.


 

1. Morning Glory with Black, 1926, tranh sơn dầu
 

2. Poppy, 1927, tranh sơn dầu

Everyone has many associations with a flower. You put out your hand to touch it, or lean forward to smell it, or maybe touch it with your lips almost without thinking, or give it to someone to please them. But one rarely takes the time to really see a flower. I have painted what each flower is to me and I have painted it big enough so that others would see what I see. (Georgia, catalog statement, 1926)

3. Red Canna, 1923, tranh sơn dầu

"I found I could say things with color and shapes that I couldn't say in any other way"  -things that I had no words for. (Georgia, in the exhibition announcement, January 1923)


Anita do you feel like flowers sometimes ?
(Georgia to Anita Pollitzer, October 1915 )


Those who wrote of "sex" in her flower paintings had undoubtedly not studied the flowers to know how true was her expression of them. Georgia did not care what was said. It was impossible for her not to want to paint corollas, calyxes, petals, stems the essential parts of the flower with all their depth of color and in their wondrous forms. She was painting nature, as it seemed to her, exciting and wonderfully alive. (Anita Pollitzer, from "A Woman On Paper: Georgia O'Keeffe"

6. Oak Leaves Pink and Gray, 1929, tranh sơn dầu


A In Oak Leaves, Pink and Gray, the artist examines every crevice and vein of the leaves, exploring the harmony of decay and rebirth in nature, a theme prevalent in her work. Here, O'Keeffe has created a composition that is both objective, because the leaves are a recognizable subject, and abstract, because the broad expanse of color compels the viewer to read the image in terms of pure form and color.



7. Oriental Poppies, 1928, tranh sơn dầu

In 1923, O'Keeffe began painting flowers and leaves, creating some of her best-known work. Oriental Poppies and related flower paintings have been seen by some scholars as her response to such modern photographers as Alfred Stieglitz and Paul Strand, who "zoomed in" on and closely cropped their subject in an attempt to discover its core essence. O'Keeffe emulates this technique in her compositions. By creating an oversized close-up of the poppies and removing them from any discernible context, she abstracts the organic forms into black and red shapes.



Nguyệt Trinh
(Feb. 22, 2002)
vtruong@nova.umuc.edu

  http://vietsciences.free.fr