Alan Bartlett Shepard Jr.

Vietsciences-Võ Quang Yến & Võ Thị Diệu Hằng        28/11/2005
 

Những bài cùng tác giả

Alan Bartlett Shepard Jr (1923-1998) phi hành gia Mỹ đầu tiên, là phi hành gia thứ nhì của thế giới , sau Youri Gagarin, là người thứ năm đi trên Mặt trăng.

Những bài liên quan:

 

 Là một trong 12 người đã đi trên Mặt trăng, Alan B. Shepard sinh ngày 18/11/1923 tại East Derry (New Hamshire).

Học tiểu học và trung học tại East Derry. Năm 1944 đậu Cử nhân tại United States Naval Academy và  Cao học hạng danh dự năm 1962 tại Dartmouth College và Tiến sĩ khoa học tại  Miami University (Oxford, Ohio) năm 1971 và Tiến sĩ về nhân chủng học tại Franklin Pierce College năm 1972. Ra trường Naval Test Pilot School năm 1951Naval War College, Newport, Rhode Island năm 1957.

Thành viên của American Astronautical Society Society of Experimental Test Pilots. Hội viên của Kiwanis, Mayflower Society, Order of the Cincinnati, American Fighter Aces. Hội viên danh dự của Board of Directors cho trường Houston School cho trẻ em điếc. Giám đốc viện National Space Institute, và giám đốc viện nghiên cứu tai Los Angeles Ear Research Institut

Được cấp những huy chương Congressional Medal of Honor (Không gian); Được lãnh những huy chương NASA Distinguished Service Medals, NASA Exceptional Service Medal, Navy Astronaut Wings, Navy Distinguished Service Medal,  Navy Distinguished Flying Cross

 Nhận huy chương Langley Medal (giải cao nhất của  Smithsonian Institution) vào ngày 5/5/1964. Năm 1971 nhận Lambert Trophy, Kinchloe Trophy, Cabot Award, Collier Trophy, City of New York Gold Medal.

 Tháng 7/1971, Shepard được Tổng thống Richard Nixon bổ nhiệm đại diện cho hội nghị United Nations General Assembly thứ 26 và làm việc cho hội đồng suốt thời gian cho tới khi kết thúc vào tháng  12/1971.

Trung tá Hải quân Shepard là một lực sĩ đầy đủ, cao 1,8, nặng 74 ký . Con nhà binh (cha là một Trung tướng hưu trí) ông theo học tại trường Thủy quân Annapolis. Trong trận Đại chiến vừa qua, ông được bổ nhiệm rèn khu vực hạm Gogswell hành binh trong Thái bình dương. Hết giặc, ông được sung dụng ở trường không quân Corpus Chritis (Texas) rồi qua trường Không quân Pensacola (Floride). Tại đây, tháng 3/1947 ông đậu bằng phi công thử máy bay. Từ đấy ông chuyên môn khảo cứu về vấn đề hàng không và phụ giúp hoàn thành kỹ thuật tiếp tế trên không và hạ máy bay trên các hàng không mẫu hạm. Người ta bảo ông rất thông  minh và thông hiểu khoa học khá nhiều, nhất là về môn thiên văn học, vật lý thiên văn, khí tượng học, địa dư và thuật hàng không giữa các thiên thể. Các nhiên  liệu cũng như các máy móc điều khiển từ xa đối với ông  không còn gì là bí mật. Mấy năm sau đó ông được bay thử ở cao độ để khảo sát cách truyền bá của ánh sáng và cách di chuyển khí trời trên lục địa Mỹ châu. Cho tới lần ra khỏi Vũ trụ đầu tiên này, Alan đã bay tới 3700 giờ, trong số đó có 1800 giờ với phi cơ phản lực.

Năm 1959, ông được chọn vào NASA (mới vừa thành lập ngày 29/07/1958)  , nhập vào nhóm 7 phi hành gia đầu tiên của chương trình Mercury. Ông  là một trong bảy phi công tình nguyện bay ra Vũ trụ.

23 ngày sau khi Liên Xô đặt vào quỹ đạo của trái đất một nhà phi hành, phi thuyền Freedom-7 mang theo Alan Shepard cũng được phóng lên vào lúc 9:34 giờ ngày 5/5/1961 bằng hỏa tiễn Redstone do nhóm chuyên viên của Wernher Von Braun chế tạo. Nhưng phi thuyền Freedom-7 chỉ bay một phần quỹ đạo. Chuyến bay Mercury Redstone (MR3) , nơi đó ông lái capsule Freedom 7 trong 15 phút 22 giây (với  3 phút trong trạng thái không trọng lực, apesanteur, impesanteur).  4 phút rưỡi sau khi hỏa tiễn được khai hỏa, nhà phi hành Shepard đã lên tới điểm cao nhất là 115 dậm, ông ta đã nhìn vũ trụ qua viễn kính toàn cảnh và đã phải thốt lên câu  "What a beautiful view!" (cảnh đẹp quá chừng!). 8 phút sau khi phóng lên, phi thuyền Freedom-7 trở về lớp khí quyển và Shepard đã phải chịu đựng áp suất 10 G. Lúc 9:45 giờ, phi thuyền đáp xuống bình yên ngoài khơi Florida 302 dậm. Alan Shepard được chở lên Hàng Không Mẫu Hạm Lake Champlain bằng máy bay trực thăng.

 Cả bảy người đều ăn  lương như thường ngày, chỉ có được thêm phụ cấp những giờ bay với phi cơ phản lực. Tuy nhiên, tờ tuần báo Life chịu trả một số tiền 70.000 đô la Mỹ cho tất cả bảy người để dành độc quyền đăng tải bài tường thuật của nhà du hành vũ trụ đầu tiên. 

Tiếp theo, ông là phi công dự bị cho sứ mệnh Mercury-Atlas 9 và sau đó bị cấm bay vì lý do tai trong  bị bịnh, phải giải phẫu để điều chỉnh lại, cho tới năm 1969, lúc đó ông giữ chức sếp phòng phi hành gia

10 năm sau chuyến bay Freedom 7, ông chỉ huy sứ mệnh Apollo 14 cùng với Stuart A. Roosa Edgar D. Mitchell  và đáp lên đồi gần miệng núi lửa Fra Mauro của Mặt trăng   ngày 5/2/1969, lúc 19 giờ 18 phút. Ông  là người thứ năm đi trên Mặt trăng và là người đầu tiên đánh golf trên đó (vì ông đã hứa với cha ông như vậy) và đã đạt kỷ lục  thời gian ở trên Mặt trăng (33 giờ) và kỷ lục đi trên Mặt trăng (hai lần tổng cộng là 9 giờ 23 phút, lâu hơn 3 sứ mạng  Apollo khác). Câu đầu tiên khi ông đặt chân lên Mặt trăng: "It's been a long way but we're here"

 

Ông là người đầu tiên sử dụng một thiết bị vận tải lưu động  (Mobile Equipment Transporter , MET), một loại xe cút kít  để đi lượm khoảng 100 pounds (1 pound = 452 g) mẫu đất đá của Mặt trăng để đem về Trái đất.

6/1971, ông trở lại chức sếp văn phòng các phi hành gia và giã từ NASA và Hải quân ngày 1/8/ 1974 với chức Chuẩn đô đốc (Contre-Amiral, Rear-Admiral) để nhập vô hãng "Marathon Construction Company" ở Houston, Texas với chức chủ tịch. Sau đó Alan B. Shepard làm chủ tịch các hãng «Seven/Fourteen» tại Houston.

Alan Shepard mất vì bệnh bạch cầu (Leucémie) ngày 21/07/1998, thọ 74 tuổi

Vợ ông, Louise, mất sau chưa đầy một tháng:  tháng 8, 1998. Cả hai được ba con gái Julie, Laura và Alice cùng với 6 cháu ngoại chăm sóc.

Chuẩn đô đốc Shepard đã ở trong không gian tổng cộng  là 216 giờ 57 phút trong đó ông đã đi bộ trên Mặt trăng hết 9 giờ 17 phút , gọi là "sinh hoạt  EVA" (extra-vehicular activities, hay “spacewalks”).

Ông đã bay cả thảy hơn 8000 giờ trong số đó có 3700 giờ với phi cơ phản lực.

Alan Shepard rnhận giải thưởng đặc biệt của NASA (NASA Distinguished Service Award) do Tổng thống Kennedy trao tặng vào tháng 5, 1961 sau chuyến bay thành công  Mercury-Redstone 3. Vợ và mẹ của Shepard đứng bên trái và một phi hành gia khác đứng đằng sau

 

===============

Những câu nói của Alan khi chơi golf trên Mặt trăng:

"Got more dirt than ball. Here we go again. ( người chơi golf tài tử chuẩn bị thêm một cú đánh golf trên Mặt trăng)

Miles and miles and miles. (cho trái banh thứ hai)

Because of the suit I was wearing, I couldn't make a good pivot on the swing. And I had to hit the ball with one hand. (Alan giải thích vằ cú đánh golf trên Mặt trăng)

The suit was so clumsy, being pressurized, it was impossible to get two hands comfortably on the handle and it’s impossible to make any kind of a turn. It was kind of a one-handed chili-dip. Then I thought, with the same clubhead speed, the ball’s going to go at least six times as far. There’s absolutely no drag, so if you do happen to spin it, it won’t slice or hook 'cause there’s no atmosphere to make it turn. (Alan giải thích về cú đánh golf trên Mặt trăng cho báo Ottawa Golf magazine.)

 

7 Phi hành gia đầu tiên của  Mercury Freedom 7, NASA  (Hàng sau từ trái sang  phải) Alan Shepard, Gus Grissom, Grodon Cooper; (Hàng đầu) Waltedr Schirra, Deke Slayton, John Glenn, Scott Carpenter

 

M. Scott Carpenter (1925-)


L. Gordon Cooper, Jr. (1927-2004)


John H. Glenn. Jr. (1921-)
(Người Mỹ đầu tiên tới quỹ đạo Trái đất)


Virgil I. "Gus" Grissom (1926-1967)


Walter M. Schirra, Jr. (1923-)


Alan B. Shepard, Jr. (1923-1998)
(Người Mỹ đầu tiên ra không gian)


Donald K. "Deke" Slayton (1924-1993)

 

 

 

 

 

 

Edgar Dean Mitchell

Stuart Allen Roosa

 

Apollo 14 phóng  lên không trung

 

© http://vietsciences.free.fr  http://vietsciences.net  Võ Quang Yến và Võ Thị Diệu Hằng