Louis Braille

Vietsciences-Võ Thị Diệu Hằng    31/07/2004
 
Louis Braille (1809-1852) phát minh ra sáu điểm thần diệu cho  Chữ  Braille 

 
Nhà của  Louis Braille ở Coupvray Bàn tay thần diệu của Louis Braille
 

 

Sinh ngày 4 /01/1809 tại Coupvray cách Paris  khoảng  40 cây số, không ai nghĩ là Louis Braille  một ngày sẽ được yên nghỉ ở điện Panthéon, gần  những  nhân vật nổi tiếng.  Cha ông là một thợ làm đồ da (bourrelier) và Louis là con út trong gia đình có 4 người con.

Lùc 3 tuổi, ông bị té trong xưởng làm việc của cha và bị chấn thương nặng một con mắt. Nhung vì thời bấy giờ người ta chưa biết  nhiều về chuyện nhiễm trùng nên  mắt kia bị lây nhiễm trùng và hư.

 

Louis Braille

   

Ði học

Louis đi học  và giúp cha làm viền yên ngựa nên  rất khéo tay, một ưu điểm cho việc sáng chế  của ông sau này. Cha mẹ của Louis  tìm trường cho người khuyết tật do  Valentin Haüy sáng lập để  Louis vào học. Sau đó họ viết đơn xin cho Louis vô trường chuyên cho người khiếm thị, trường "Institution Royale des Jeunes Aveugles" và  Louis được nhận vô học  năm 1819, lúc bấy giờ Louis được 10 tuổi.  Trường này ẩm thấp thiếu không khí và ánh sáng nên  đã gây phần nào cho bệnh lao sau này và đã cướp lấy sự sống của ông.

Ngày Louis vô trường, người dạy Louis là bác sĩ  Guillié, tác giả bài báo « Essai sur l'instruction des aveugles » (Tiểu luận về việc  dạy những người khiếm thị) in năm 1817 

 Lúc bấy giờ  người ta vẫn dạy cho những người khiếm thị những mẫu tự nổi (để sờ thấy), nhưng quá khó khăn. Vả chăng muốn "viết"  những bài học, cũng rất khó, do đó hiệu trưởng trường mù ở Bruges , cha  Carton, có nói:  Tại Paris chỉ có  3 hay 4 người khiếm thị biết đọc.

Một học sinh có năng khiếu

Hai năm sau khi Louis  đến trường, bác sĩ Pignier thay bác sĩ Guillié. Bác sĩ Pignier  vô cùng tán thưởng  Louis vì  Louis  học xuất sắc  mọi môn, từ  môn  khoa học đến môn văn chương, từ  môn dùng tay cho đến những môn dùng trí. Lúc nào cũng tươi và  ham học. Ðược  lãnh mọi phần thưởng. Năm 1828 Louis được  nhận làm "thầy dạy kèm"  và sau này  lên  làm thầy giáo thực thụ. 

Ông  dạy đủ mọi môn,  Văn phạm, Lịch sử, Ðịa lý, Số học, Ðại số, Hình học, Dương cầm, Violoncelle.  Hình như ông là thầy giỏi cũng như ông đã là là  học trò giỏi. 

Ông đã viết một bài Toán Số học được in ra bằng chữ nổi  nhưng ông nói là  với cách dùng chữ  in nổi sẽ tốn rất nhiều chỗ và  khó khăn. Lúc bấy giờ có hệ thống  Barbier, nghe 36 âm thanh và đọc bằng  chữ  nổi gồm 6 cột, mỗi cột có  6 "chữ" và  nhận biết được nhờ vị trí mỗi chữ. Louis  Braille rất thích mã số kiểu này, ông học và sau đó thành thấy dạy chữ  Barbier, nhưng  ông  muốn đề nghị  với ông Barbier bổ túc thêm cho hoàn thiện  hơn. Nhưng Barbier  lúc  bấy giờ  lớn tuổi so với Louis, ông không muốn ai động chạm đến  lối chữ viết của ông. Chính vì vậy mà Louis đã tự sáng chế ra chữ viết của mình, bằng những  dấu chấm nổi chớ không phải dùng âm thanh như Barbier.

 

Những ngày cuối cùng

Louis Braille bắt đầu có những triệu chứng lao phổi và  vì vậy ông bớt dần giờ dạy. Từ năm 1840, ông chỉ dạy âm nhạc. Ngoài việc dạy âm nhạc, ông còn đàn orgue cho những nhà thờ tại Paris thí dụ như Saint-Nicolas des Champs, từ 1834 à 1839, rồi nhà thờ riêng Maison mère des Missionnaires Lazaristes. Từ năm 1830 ông dạy tại Châsse de Saint-Vincent de Paul cho đến ngày ông mất. 

Ðêm 4-5 tháng  12 1851, ông bị thổ huyết nặng. Sức khoẻ  yếu dần và ngày 6 tháng  giêng  1952 ông mất trước sự hiện diện của anh ông. Ông được chôn cất ngày 10/01/1852 tại Coupvray theo yêu cầu của gia đình. 

100 năm sau, hài cốt ông được  đưa đến  điện Panthéon.

Bài đọc thêm:

Chữ  Braille 

  http://vietsciences.free.fr Võ Thị Diệu Hằng