Chuyện cười danh nhân

 
 

Einstein

 

17/10/1934: Các nhà báo bao quanh Einstein khi khi ông vừa bước xuống phi trường để  định cư đất Mỹ:

- Xin ông cho ý kiến về rượu!
- Tôi không uống rượu nên tôi chẳng để ý

o0o



Có một lần, một nữ phóng viên Mỹ hỏi Albert Einstein:

- Giữa thời gian và vô tận có sự khác biệt nào?

Nhà bác học với giọng đôn hậu trả lời: 

 - Nếu tôi có thì giờ để giải thích cho cô sự khác biệt đó thì sẽ là sự vô tận trước khi cô hiểu điều đó!

o0o

 

Albert Einstein có lần nói với các nhà báo:

- Các ông đừng đặt vấn đề quốc tịch của tôi.

Những năm còn lại của cuộc đời tôi, theo giấy tờ thì tôi là người Mỹ. Nhưng, sau khi tôi chết, nếu như những lý thuyết của tôi đề ra là đúng thì người Đức sẽ nói tôi chính gốc là người Đức. Người Pháp sẽ nói tôi là công dân quốc tế.

Nếu sau này có những chứng minh cho rằng lý thuyết của tôi đề ra còn có những thiếu sót  thì người Pháp sẽ nói tôi đã từng là người Đức và người Đức sẽ nói tôi là một tên Do Thái.


o0o


Albert Einstein nói về thuyết tương đối của mình, có một anh chàng hay nghi ngờ hỏi:

- Trí thông minh của người mạnh khỏe như tôi không thể chấp nhận những cái mà nó không nhìn thấy.

Einstein đứng yên lặng một lúc rồi trả lời:

- Được, điều đó có vẻ có lý lắm. Bây giờ ông đặt trí thông minh của ông lên bàn đây  thì tôi có thể tin rằng ông có một bộ óc thông minh.

 

BALZAC

Ðêm khuya một người ăn trộm vô nhà Balzac. Anh ta lục hết mọi ngăn kéo, mọi ngõ ngách. Nhà văn sốt ruột:

- Ðừng tìm nữa chi cho mệt. Chính tôi mà còn tìm không ra nữa là anh!

 

 

CHURCHILL

 

Khi còn nhỏ, thủ tướng Winston Churchill có một bộ ria rất đẹp. Một hôm, trong một cuộc họp khá đông, một bà đứng lên công kích với một vẻ giận dữ:

- Tôi không ưa ý kiến lẫn bộ râu của ông.

Winston Churchill ngọt ngào đáp ngay:

- Bà đừng lo. Bà không có dịp nào tiếp xúc với hai cái đó đâu.

 

Một bà khác  bảo ông:

- Nếu tôi là vợ  ông, tôi sẽ  cho ông  uống thuốc độc

- Nếu tôi là chồng bà, tôi sẽ  uống  nó ngay

 

VICTOR HUGO

 

Một lần đại văn hào Pháp Victor Hugo (1802 - 1885) đi thăm nước Phổ. Khi đến biên giới Pháp ố Phổ. Một nhân viên hải quan nước Phổ hỏi:

- Xin ông cho biết ông làm nghề gì?

- Tôi viết.

- Tôi muốn hỏi ông sinh sống bằng nghề gì?

Lần này Hugo đáp gọn:

- Bằng ngòi bút.

Nhân viên hải quan nọ gật đầu ra vẻ thông hiểu. Sao đó anh ta ghi vào tờ thị thực nhập cảnh: "Hugo, nhà kinh doanh ngòi bút".

 

 

MARK TWAIN

Trong chuyến thăm nước Pháp, Mark Twain đi tàu hỏa đến Dijon. Buổi chiều hôm đó ông mệt và buồn ngủ. Do đó ông đề nghị người soát vé giúp đánh thức ông dậy khi tàu đến Dijon. Nhưng trước hết ông giải thích rằng ông là người ngủ rất say  Tôi có thể sẽ phản đối to tiếng khi ông cố đánh thức tôi dậy. - Ông nói với người soát vé - Nhưng đừng bận tâm. Dù thế nào cũng cứ cho tôi xuống tàu nhé!.

Mark Twain đi ngủ. Sau đó khi ông ta thức dậy thì đã là đêm khuya và tầu đã đến Paris. Ông nhận ra ngay rằng người soát vé đã quên không đánh thức ông dậy khi đến ga Dijon. Ông rất bực, chạy đến người soát vé :

Mark Twain nói:

- Suốt đời tôi chưa bao giờ giận như thế này.

Người soát vé nhìn ông ta một cách bình thản và nói:

- Người Mỹ mà tôi cho xuống ở ga Dijon ấy còn cáu gấp đôi ông nữa.

 

Mark Twain trả lại bản thảo cho một tác giả trẻ với lời nhận xét sau:

"Bạn thân mến, các thầy thuốc danh tiếng khuyên những người làm việc trí óc nên ăn cá, vì thực phẩm này bồi dưỡng tủy não bằng chất đạm của nó. Trong lĩnh vực này tôi không thạo lắm vì thế tôi không biết bạn nên ăn bao nhiêu cá. Nhưng qua bản thảo bạn gửi cho tôi, tôi cho rằng đối với bạn hai con cá voi cỡ vừa không phải là một lượng quá đáng!"

 

Một lần Mark Twain đến một thành phố nhỏ, ông có buổi nói chuyện ở đây. Tối đến, ông vào một tiệm ăn, chủ hiệu hỏi:

- Ngài mới đến thành phố này phải không ạ?

- Vâng, tôi vừa mới đến đây.

- Ngài thật là may mắn, tối nay có buổi nói chuyện của Mark Twain, ngài đi nghe chứ?

- Chắc chắn là có.

- Thế ngài đã có vé vào chưa?

- Ồ! Chưa, chưa.

- Thế thì có khi ngài phải đứng đấy.

- Vâng, thật đáng tiếc, tôi luôn luôn phải đứng trong các buổi nói chuyện của Mark Twain.

 

 

 

Kiến trúc sư nổi tiếng Dresden trong những năm 30 của thế kỷ là kiến trúc sư tài ba Hanh Boelzog. Một người rất kiên quyết chống lại những kiến trúc vô vị, cứng đờ. Ông có những đường nét táo bạo trong kiến trúc.

Một hôm trong cuộc họp hội đồng Thành phố có người phát biểu:

"Giáo sư Boelzog, ủy viên hội đồng nhân dân Thành phố rất ít khi có mặt trong các buổi họp".

Kiến trúc sư không khoan nhượng trả đũa ngay:

"Các ông sử dụng cái đầu hay cái đít của tôi?"

 

 

Eạnia Chimua thường hay vui đùa với một nhà thơ hay dí dỏm. Một lần đang dạo chơi tán gẫu với nhà thơ, Chimua nói:

- Người thường xuyên tâng bốc ta, nhưng ta chẳng bao giờ coi trọng các lời khen ấy. Hôm nay chỉ có ta và ngươi ở đây, ngươi hãy đánh giá thật về ta đi, đừng có giả dối!

- Bệ hạ đáng giá một nghìn tăng!

- Ngươi bất công quá ố Chimua nói. Chỉ riêng cái thắc lưng này đã đáng giá một nghìn tăng rồi!

- Vâng, chính thần ngụ ý cái thắt lưng của bệ hạ, nhà thơ thản nhiên trả lời.

 

 

Có lần  Moritj Saphir (1795-1858) là nhà văn hài hước nổi tiếng người Đức. Một lần cãi nhau với một nhà thơ. Ông này vốn ghét nhà văn đã nói:

- Thưa ngài Saphir, ngài viết chỉ vì tiền. Còn tôi viết vì danh dự!

- Mỗi chúng ta viết  cái mà chúng ta thiếu! Ông từ tốn đáp.

 

 

Diễn viên hài kịch nổi tiếng Oho Reutter có một lần đi chơi, đi qua một nghĩa địa ở ngoại ô Berlin. Ông thấy người ta đang vận chuyển gạch ngói. Tò mò ông hỏi người ta định xây dựng gì ở đây vậy? Người thợ trả lời "Cái hàng rào nghĩa địa đã mục nát nên xây tường để thay thế".

Oho Reutter hỏi: "Làm cái đó để làm gì. Điều đó không cần thiết. Những kẻ nằm bên trong nghĩa địa, chắc chắn không thể đi ra khỏi nghĩa địa. Còn những kẻ ở ngoài nghĩa địa cũng không muốn vào trong đó nằm".

 

Lúc Paderewski ở Thụy Sĩ, một số "tác giả" thường hay đến làm phiền ông, xin ông ý kiến bằng cách khoe khoang kỹ thuật, khoe khoang những sự tìm tòi có tính chất mới lạ nhưng nội dung trống rỗng. Có lần một nhạc sĩ phái "Môdéc" đến đánh một bản nhạc mới sáng tác của anh, trong đó đầy những chữ kỹ thuật lập dị, khó nghe và chói tai. Người đó dừng tay sau một hợp âm khó nghe và hỏi một cách tự hào:

- Giáo sư thấy hợp âm cuối cùng này thế nào so với hợp âm đầu tiên? (anh ta đánh lại hợp âm đầu tiên).

Paderewski đứng phắt dậy và nói:

- Hãy mãi mãi ngừng ở hợp âm này!

- Vì sao vậy?

- Vì nó hay nhất, nó là đỉnh cao của sự tìm tòi, nó giải phóng mọi ràng buộc về kỹ thuật, về nội dung, về...

- Vâng, thưa giáo sư, đó là mục đích của nghệ thuật...

- Tôi chưa nói hết. Đặc biệt là nó giải phóng tôi khỏi phải nghe thêm sự sáng tạo của anh. Anh vừa nói nó là một hợp âm cuối cùng mà đã là hợp âm cuối cùng thì... xin lỗi! Xin vĩnh biệt anh!

 

Có một người thợ may đến vật nài nhà văn Pháp Charles Baudelaire  (1821-1867) trả tiền công may trang phục. Baudelaire cười và trả lời rằng, ông không có gì để trả nợ cả. Người thợ may tức giận nói:

- Ít nhất ngài cũng phải cho biết cụ thể khi nào ngài có thể trả nợ được để tôi có thể ngủ ngon giấc?

Nhà thơ buồn rầu nhìn chủ nợ rồi nói:

- Nếu tôi nói ra thì ông sẽ chẳng bao giờ ngủ được mất.

 

Một nhà văn kiêm nhà báo người Séc tên là Duras Rasa đang làm việc ở một tờ báo thì nhận được bản thảo của một tác giả không quen biết. Cuối bản thảo, tác giả viết:

"Tôi cam đoan là truyện ngắn này chưa đăng ở đâu cả".

Duras Rasa đọc bản thảo xong rồi ghi tiếp vào sau dòng trên:

"Tôi cũng cam đoan rằng, nó sẽ không bao giờ được đăng ở đâu cả".

 

Ngài Waiter Raleigh mang từ châu Mỹ về nước Anh hai thứ cây trồng quan trọng: cây khoai tây và cây thuốc lá. Có thể ông là người Anh đầu tiên hút thuốc.

Người ta kể rằng vào một buổi tôi, khi ông đang ngồi ở phòng làm việc hút tẩu, người hầu mang một bức thư bước vào. Người hầu này chưa hề nhìn thấy ai hút thuốc bao giờ nên nghĩ rằng chủ của mình đang bị cháy. Do đó, anh ta đánh rơi bức thư, chạy ra khỏi phòng và kêu lên:

- Ông chủ của tôi bị cháy rồi. Khói đang tuôn từ mồm và mũi của ông chủ tôi!

Nói rồi, anh vội vã xách một xô nước trở lại phòng làm việc dội lên khắp người ông chủ, khiến ông không kịp có thời gian giải thích chuyện gì xảy ra.

 

 

Booth Tarkinton kể câu chuyện về bản thân.

Tôi đang đi bách bộ quanh một hội chợ nghệ sỹ chữ thập đỏ thì có hai cô gái xinh xắn chừng mười sáu tuổi đến bên tôi. Một cô hỏi xin tôi chữ ký. Tôi hãnh diện nói: "Tôi không mang bút máy, liệu tôi ký bằng bút chì có được không?"

- Được ạ!- Cô gái nói và thế là tôi lấy bút chì ra và ký tên vào cuốn sổ tay đóng gáy da dê mà cô đưa cho tôi.

Cô thanh nữ nghiên cứu chữ ký và chau này. Sau đó, cô ta ngước mắt nhìn tôi và nói:

- Ông có phải là Robert W. Chambers không?

Tôi nói:

- Không phải, tôi là Booth Tarkinton!

Cô thanh nữ đáng ghét quay sang bạn của cô ta, nhún vai nói:

- Mày đưa cho tao mượn cái tẩy ngay

 

Trêkhốp là nhà văn Nga nổi tiếng. Một hôm, có ba bà quý tộc đến thăm nhà văn. Ba bà thi nhau khoe mình là người am hiểu các vấn đề to lớn. Nhà văn theo phép lịch sử vẫn vui lòng nghe. Nói chán, một bà bỗng hỏi Trêkhốp:

- Hi Lạp và Thổ Nhỉ Kỳ, ông thích bên nào hơn?

Trêkhốp nheo mắt hóm hỉnh trả lời:

- Tôi thích mứt hơn cả ..!

Lập tức ba bà lại thi nhau nói về các loại mứt. Khi ra về, các bà con hẹn lần sau đến chơi, mang biếu nhà văn những lọ mứt do chính tay mình làm ra.

 

Heindrich Heiner sống ở Paris, có một người đã hỏi ông:

- Tại sao ông là một nhà thơ nổi tiếng mà bác của ông lại là chủ một nhà băng?

Ông đã dí dỏm trả lời:

- Mẹ tôi thích đọc thơ nên đẻ ra một nhà thơ. Còn mẹ của bác tôi thích đọc những chuyện cướp nên con của bà ta là chủ nhà băng!

 

BERNARD SHAW

 


Tiểu sử BERNARD SHAW
George Bernard SHAW là nhà soạn kịch và phê bình gia Ái Nhĩ Lan, ( Dublin, 1856 — Ayot Saint Lawrence, 1950). Ông viêt rất nhiều.
Ðược giải Nobel về Văn chương năm 1925.

Sau khi đọc Marx, ông khám phá ra Nietzsche, Ibsen nên ông là kẻ thù của Chủ nghĩa tư bản. Ông chế nhạo giới tư sản, đòi hỏi sự tiến bộ của xã hội.
Ðầu tiên ông cho ra hai tiểu thuyết le Lien irrationnel (1885), la Profession de Cashel Byron (1886), sau đó ông cống hiến cả đời ông cho sân khấu.

Lãnh vực của ông là: khôi hài (humour), nghịch biện (paradoxe). Ông dùng hài kịch để phê bình mọi giá trị trong la Profession de Mrs. Warren (1893), le Héros et le Soldat (1894) và Sainte Jeanne (1923)
Nhân vật của ông là hình ảnh của ông, sống bởi trí thông minh và triết lý.
Lời văn ông điêu luyện và có khi thống thiết.
Là một người ghét phụ nữ, nhưng ông cũng cưới Charlotte Payne-Townsend năm 1898 (lúc đó ông 42 tuổi).

 

Bernard Shaw là nhà văn có óc châm biếm và khôi hài.

o0o

 

Ông kể: Tôi có người bạn do dự giữa hai cách tự tử, cuối cùng thì anh ta chọn cách cưới vợ



Một hôm ông gặp một giáo sĩ có tiếng là hài hước..Vị giáo sĩ thấy ông gầy gò quá liền đùa vui:

- Tôi mong ông đừng có gầy quá vì thấy ông người ta lại nghĩ là nước Anh đang có nạn đói.

- Còn tôi cũng mong rằng ông đừng mập quá như vậy vì người ta lại tưởng chính ông là nguyên nhân gây ra nạn đói này.


 

Sau lần trình diễn đầu tiên vở kịch của mình tại Mỹ, BERNARD SHAW gọi điện ngay cho người nữ diễn viên đóng vai chính trong vở diễn:

- Thật tuyệt vời, thật vĩ đại!

Người diễn viên được khen ngợi, khiêm tốn đáp:

- Chưa xứng với những lời khen đó đâu, thưa ông!

- Không, ý tôi nói về vở kịch đấy chứ! Bernard Shaw giải thích.

Người nữ diễn viên cũng chữa lại ngay:

- Ý tôi cũng vậy đó!

 

Hội phụ nữ Luân Đôn yêu cầu  Bernard Shaw tặng hội một cuốn sách của ông nhà đề "Người chỉ đường cho trí thức đến với xã hội chủ nghĩa".

Nhà văn đã từ chối và viết thư trả lời:

"Mong quý hội thông cảm vì cuốn sách tặng, người ta thường ít đọc .."

Hội phụ nữ bèn đem bán bức thư đó với giá 30 đồng, đủ mua ba cuốn sách của Bernard Shaw

Sau khi nhà văn mất người mua bức thư đó đem bán lại cho một người chuyên sưu tầm các bút tích của nhà văn và nhận được số tiền đủ để mua toàn bộ các tác phẩm của nhà văn.

 

 

Có một số thanh niên hỏi ông "bỏ thuốc" dễ hay khó. Nhà văn đáp:

- Dễ.

- Ngài bảo dễ, sao ngài không bỏ được thuốc ?

-Việc khó là việc không làm nổi hoặc chỉ làm được một lần. Đằng này tôi đã bỏ hút thuốc hàng chục lần!

 

 

SOCRATE

Sử sách ghi lại rằng vợ của nhà triết học Hi Lạp cổ đại Socrate là một bà vợ rất dữ, suốt ngày quát mắng và chửi bới ông. Mọi người hỏi:

- Sống gần một bà vợ như thế, ông lấy đâu thời gian và tâm trí để suy nghĩ nữa?

Ông thản nhiên trả lời:

-  Chính nhờ bà ấy mà tôi trở thành triết gia!

 

Một hôm, sau khi chửi bới om sòm, bà vợ của Socrate tạt vào đầu ông một xô nước. Socrate  nghĩ thầm:

- Sau cơn sấm sét, trời lại mưa!

 

TOLSTOY

Leo Tolstoy viết một truyện ngắn, và gửi đến một tòa soạn tạp chí, ký tên khác. Sau hai tuần ông đến tòa soạn để biết số phận truyện ngắn của mình. Một biên tập viên trẻ tiếp ông không lịch sự lắm và bảo thẳng truyện ngắn của ông sẽ không được đăng.

- Vì sao thưa ông?  Nhà văn hỏi lại.

- Thưa ông thân mến, khi đọc truyện ngắn của ông, tôi hoàn toàn tin đây là một người viết văn còn non nớt. Tôi thành thật khuyên ông hãy bỏ cái thích thú viết lách đi. Vào tuổi tác như ông, bắt đầu viết thì đã muộn rồi. Trước kia, xin lỗi, ông đã viết gì chưa?

Tolstoy trả lời giọng trầm lắng:

- Tôi có viết một số tác phẩm mà người đọc cũng đánh giá là được chẳng hạn như: Chiến tranh và hòa bình hay Anna Karenina....

người biên tập lặng đi không nói nên lời nữa.

 

 

VICTORIA

Nữ hoàng Victoria nước Anh đôi khi cũng gặp phải sóng gió nhỏ nhặt trong hôn nhân. Tối nọ, trong hoàng cung yến tiệc linh đình. Nữ hoàng bận tiếp các vương tôn quý tộc nên đã quên bẵng chồng mình. Hoàng thân giận lắm bèn lẳng lặng quay về phòng. Vài phút sau có người đến gõ cửa, trong phòng chỉ vọng ra một giọng lạnh lùng: "Ai đấy?"

Người gõ cửa uy nghiêm đáp: "Nữ hoàng đây!"

Cửa không mở và mãi cũng chẳng thấy động tịnh gì. người đứng ngoài thẹn thùng rời đi nhưng chẳng bao lâu đã quay lại. Trong phòng lại có tiếng hỏi: "Ai?"

Người gõ cửa bây giờ dịu giọng xuống: "Victoria đây!"

Thế nhưng cửa vẫn cứ đóng chặt. Người gõ cửa hết sức tức giận không ngờ cả uy danh nữ hoàng cũng chẳng lấy được một cánh cửa, bèn hậm hực bỏ đi. ... Nửa chừng ngẫm nghĩ lại quay về gõ lần nữa. Bên trong vẫn tiếng nói lạnh lùng ban này: "Ai?"

Lần này người gõ cửa khẽ khàng: "Vợ của anh"

Và lần này cửa mở ra ngay.

 

 

VOLTAIRE

Có một nhà thơ mang cho Voltaire một bài thơ với tiêu đề: "Gửi lại thế hệ mai sau". Sau khi đọc xong nhà văn nói với tác giả:

- Thơ ông viết cũng được, nhưng tôi nghĩ rằng địa chỉ mà ông đề có lẽ không đúng và nó sẽ không đến được đâu!

 

Trong một bữa tiệc có hai chàng thanh niên hợm hĩnh hỏi Voltaire với giọng chế giễu:

- Thưa nhà văn, nói thế nào cho đúng: "Cho chúng tôi uống" hay là "Mang thức uống cho chúng tôi"!

- Đối với các bạn cả hai câu ấy đều không đúng.  Nhà văn trả lời.  Các bạn phải nói: "Dẫn chúng tôi ra vũng nước"!

 

Vua Phổ Frederic đệ nhị mời Voltaire đến thăm cung điện. Rất nhiều quan trong triều đình thèm muốn sự ưu đãi này của vua Phổ đối với nhà văn. Một vị cận thần đặc biệt rất ghen tị với Voltaire. Một hôm gã viết trên cửa ra vào của nhà văn một dòng chữ rất to "Chó đểu".

Voltaire quen và hiểu biết rất nhiều người, đặc biệt ông biết rất rõ những người không ưa ông, ông đoán ngay kẻ muốn lăng mạ mình. Ngay lập tức, ông trở lại nhà gã cận thần nọ và nói rất lịch sự với gã:

- Thưa ngài, tôi xin lại thăm đáp lễ ngài. Tôi đã được đọc "Danh thiếp tên ngài" trên cửa nhà tôi. Tôi vô cùng tiếc là đã không ở nhà khi ngài đến thăm!