Bệnh loét dạ dày, nguyên nhân và cách chữa trị

 

Bài liên quan:
Helicobacter Pylori và bệnh đau dạ dày
Brocoli chống ung thư dạ dày

2007.04.13

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Loét dạ dày là một căn bệnh có thể xảy ra cho mọi lứa tuổi, mà phổ biến nhất là đối với những người trong độ tuổi trung niên. Các nguyên nhân gây bệnh là gì? Bao tử bị loét nghe có vẻ dễ sợ như vậy thì có cách chữa trị hay không? Để giúp quý vị tìm hiểu rõ hơn, “Sức khỏe và đời sống” có cuộc trao đổi với bác sĩ chuyên khoa Bùi Xuân Dương, Chủ tịch Hội Y sĩ tại miền Nam California.

Bệnh loét dạ dày. Photo courtesy wikipedia.

Trà Mi: Thế nào được gọi là bệnh loét dạ dày?

Bác sĩ Bùi Xuân Dương: Đau bao tử, loét bao tử là căn bệnh mà người Việt Nam chúng ta ai cũng có thể bị, nhưng hai bệnh này hay bị nhiều người nhầm lẫn. Thật ra, đau bao tử không có nghĩa là bao tử bị loét.

Trà Mi: Nguyên nhân của hai căn bệnh này cũng khác nhau, phải không ạ?

Bác sĩ Bùi Xuân Dương: Quả thật đúng như vậy.

 

Nguyên nhân

 

Trà Mi: Bác sĩ có thể trình bày rõ hơn về nguyên nhân gây ra căn bệnh loét bao tử?

Nguyên nhân làm bao tử bị viêm, đỏ, sau đó, nếu không chữa trị thì bị loét là do chất acid trong bao tử lên cao. Bao tử là chỗ tiêu hoá thức ăn, một trong những chất giúp cho quá trình này là chất acid, nhưng nếu vì một lý do nào đó mà bao tử của chúng ta chứa quá nhiều chất acid thì chất acid đó sẽ quay ngược lại phá bao tử chúng ta, dẫn đến tình trạng loét bao tử.

Bác sĩ Bùi Xuân Dương

Bác sĩ Bùi Xuân Dương: Nguyên nhân làm bao tử bị viêm, đỏ, sau đó, nếu không chữa trị thì bị loét là do chất acid trong bao tử lên cao. Bao tử là chỗ tiêu hoá thức ăn, một trong những chất giúp cho quá trình này là chất acid, nhưng nếu vì một lý do nào đó mà bao tử của chúng ta chứa quá nhiều chất acid thì chất acid đó sẽ quay ngược lại phá bao tử chúng ta, dẫn đến tình trạng loét bao tử.

Trà Mi: Nguyên nhân làm tăng chất acid trong bao tử là do nội tạng, do nguyên nhân từ bên ngoài, hay do chế độ ăn uống?

Bác sĩ Bùi Xuân Dương: Ngày xưa người ta vẫn tửơng loét bao tử là do vấn đề ăn uống, như ăn các chất chua, cay, ăn uống không đúng giờ giấc, do lo lắng, căng thẳng nhiều quá..v.v…Thật ra, sau này người ta khám phá ra điều đó không đúng.

Các cuộc nghiên cứu cho thấy xác xuất bị loét bao tử của những người có công việc rất căng thẳng cũng không cao hơn những người có công việc thảnh thơi. Sau này, người ta khám phá ra hai nguyên nhân chính gây ra loét bao tử.

Thứ nhất, do uống các loại thuốc trị đau nhức như Advil chẳng hạn. Thứ hai, là do con vi trùng tên H-pylori đã gây ra nhiều tử vong, không những có khả năng làm loét bao tử, còn có thể gây ung thư bao tử nữa.

Trà Mi: Ngoài nguyên nhân như vậy, còn có các yếu tố nào có thể làm tăng nguy cơ bệnh loét bao tử?

Bác sĩ Bùi Xuân Dương: Quan trọng là yếu tố hút thuốc lá. Khi mình hút thuốc lá, các mạch máu trong bao tử sẽ co thắt lại, màng của bao tử sẽ không còn đủ dinh dưỡng nhiều như ở những người không hút thuốc, cộng thêm tình trạng chất acid lên cao thì chúng ta sẽ dễ bị loét bao tử hơn.

Làm việc ca ba ban đêm cũng là một yếu tố có thể làm tăng nguy cơ, vì thời gian đó, cơ thể và hệ tiêu hoá đáng lẽ phải được nghỉ ngơi để hồi sinh lại, nhưng lại phải thức để làm việc.

Khi ta ăn cay, ăn chua có thể gây nên tình trạng đau bụng, do chất chua làm bụng co thắt lại. Nếu chúng ta kiêng cữ ăn chua thì tình trạng đau bụng tự nhiên sẽ hết, chứ không cần chữa trị gì cả.

Nói thế thì chắc nhiều người nghe sợ lắm, chẳng dám đi ăn tiệm hay ăn uống chung với ai. Thật ra, bệnh này không dễ lây như bệnh cảm cúm đâu. May mắn thay, con người khi lớn lên, hệ thống miễn nhiễm càng mạnh hơn, nếu có lỡ nuốt phải con vi trùng này thì cũng bị chất acid trong bao tử của mình đốt đi.

Bác sĩ Bùi Xuân Dương

Trà Mi: Bác sĩ có nói nguyên nhân gây bệnh loét bao tử là do vi trùng H-pylori. Con vi trùng này có trong môi trường nào? Những ai là đối tượng dễ bị nhiễm vi trùng này nhất?

Bác sĩ Bùi Xuân Dương: Vi trùng này có mặt ở khắp nơi. Chỗ nào càng kém vệ sinh thì càng có nhiều.

Trà Mi: Nghĩa là có trong cả không khí, thức ăn..

Bác sĩ Bùi Xuân Dương: Nói thế thì chắc nhiều người nghe sợ lắm, chẳng dám đi ăn tiệm hay ăn uống chung với ai. Thật ra, bệnh này không dễ lây như bệnh cảm cúm đâu. May mắn thay, con người khi lớn lên, hệ thống miễn nhiễm càng mạnh hơn, nếu có lỡ nuốt phải con vi trùng này thì cũng bị chất acid trong bao tử của mình đốt đi.

Năm ngoái, có hai vị bác sĩ khám phá ra con vi trùng này được nhận giải Nobel. Hai vị này tìm thấy sự hiện diện của con vi trùng H-pylori trong bao tử con người, và cho rằng đây là nguyên nhân gây nên loét bao tử. Lúc bấy giờ chẳng ai tin họ cả. Họ mới chứng minh bằng cách nhờ đồng nghiệp soi bao tử, sau đó nuốt con vi trùng này vào.

Một, hai tháng sau lại nhờ người khác soi lại bao tử và thấy có bị loét bao tử. Thế rồi, sau thời gian uống trụ sinh để chữa trị, họ soi bao tử lại lần nữa thì thấy con vi trùng H-pylori biến mất.

Lúc đó, họ mới chứng minh được rằng chữa trị loét bao tử không cần thuốc gì khác ngoài thuốc trụ sinh. Từ đó trở đi, người ta mới bắt đầu để ý đến con vi trùng H-pylori này nhiều hơn.

Triệu chứng của bệnh có thể mơ hồ, có thể điển hình. Điển hình nhất là bụng xon xót, nóng lên lúc đói, nhất là ngay chỗ chấn thuỷ, bệnh nhân lúc nào cũng cảm thấy muốn ăn nhưng khi ăn vào một tí thì thấy bụng sình lên, khó tiêu. Đối với bệnh nhân loét bao tử, chất chua acid không chỉ nằm trong bao tử mà còn có thể chạy ngược lên trên thực quản.

Bác sĩ Bùi Xuân Dương

 

Triệu chứng

 

Trà Mi: Xin hỏi bác sĩ về các triệu chứng giúp người bệnh nhận biết mắc phải căn bệnh loét bao tử là gì?

Bác sĩ Bùi Xuân Dương: Triệu chứng của bệnh có thể mơ hồ, có thể điển hình. Điển hình nhất là bụng xon xót, nóng lên lúc đói, nhất là ngay chỗ chấn thuỷ, bệnh nhân lúc nào cũng cảm thấy muốn ăn nhưng khi ăn vào một tí thì thấy bụng sình lên, khó tiêu. Đối với bệnh nhân loét bao tử, chất chua acid không chỉ nằm trong bao tử mà còn có thể chạy ngược lên trên thực quản.

Bệnh nhân vào buổi tối sau khi ăn xong đi nằm ngay thì cảm thấy khó thở, tức ngực giống như bị đau tim. Nhiều khi chất chua tiếp tục chạy ngược lên trên nữa thì làm bệnh nhân bị suyễn vì thanh quản bị co thắt lại. Răng bệnh nhân có thể bị hư, lợi bị nở lớn. Nếu chất acid cứ phá bao tử, ruột non, tá tràng lâu ngày thì có thể làm loét, gây tình trạng chảy máu, tức xuất huýêt bao tử.

Nếu để loét lâu hơn nữa mà không chữa thì gây lủng bao tử. Một số người uống thuốc đau nhức mà lại uống rượu càng nguy hại hơn. Thuốc đau nhức vốn đã làm loét bao tử nhưng không gây cảm giác đau nên bệnh nhân không biết. Đến lúc nào đó bao tử bị lủng, đột nhiên bệnh nhân ói ra máu thì mới phát hiện mình bị loét bao tử.

Trà Mi: Hồi nãy trong câu chuyện bác sĩ vừa kể, có khả năng bệnh này được điều trị dứt khỏi hẳn bằng trụ sinh. Như vậy, việc điều trị cụ thể như thế nào? Có gây ra các tác dụng phụ nào không? Những biến chứng của bệnh là gì? Khi nào cần can thiệp bằng phẫu thuật? Và làm cách nào để phòng tránh căn bệnh loét dạ dày?

Bác sĩ Dương sẽ giải đáp những thắc mắc ấy trong chương trình “Sức khoẻ và đời sống” sáng thứ sáu tuần sau. Mời quý vị đón nghe. Trà Mi kính chào.

 

Bệnh loét dạ dày, nguyên nhân và cách chữa trị (phần 2)

2007.04.20

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Bệnh loét dạ dày. Photo courtesy wikipedia.

Trong câu chuyện tuần trước với bác sĩ Bùi Xuân Dương, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cũng như các yếu tố nguy cơ gây nên căn bệnh loét dạ dày. Bác sĩ Dương cũng cho biết bệnh có thể đựơc chữa dứt điểm bằng trụ sinh.

Việc điều trị cụ thể như thế nào? Các biến chứng của bệnh là gì? Khi nào cần can thiệp bằng phẫu thuật? Và làm cách nào để phòng tránh bệnh loét dạ dày? Mời quý vị theo dõi phần trình bày tiếp theo của bác sĩ Dương, Chủ tịch Hội Y Sĩ từ miền Nam California:

(Xin theo dõi toàn bộ nội dung phần âm thanh bên trên)

Chương trình “Sức khoẻ và đời sống” kỳ này xin dừng lại tại đây. Hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn trong một đề tài mới sáng thứ sáu tuần sau. Trà Mi kính chào.