Mối tình tại Paris

Võ Thị Diệu Hằng
 

Cho dù chịu những rủi ro về luật pháp và tài chính, Paris vẫn là nơi gặp gỡ của Alfred Nobel với bà nam tước Bertha von Sutner tương lai, nhũ danh Bertha Freifrau Kinsky von Wchinitz und Tettau và từ đó sinh ra tình bạn thương mến không tàn

Năm 1876, ông đăng trong tờ báo cho giới quý tộc xuất bản tại Vienne để kiếm một thư ký: "Người đàn ông đứng tuổi, giàu, có học thức, ngụ tại Paris, tìm một người nữ đồng lứa tuổi, nói nhiều thứ tiếng, để làm thư ký và quản gia”.

Trong số các thư trả lời, có cô Bertha Kinsly Tettau. Vì suy sụt về tài chính, cô Bertha Kinsly nhận chân quản gia  cho một gia đình quý tộc và sau đó từ giã vì lý do riêng. Nobel đặc biệt chú ý đến thư trả lời của Bertha Kinsky nên gởi ngay cho cô tiền để cô qua Paris và mướn một phòng ở khách sạn Grand Hôtel. Còn  căn phố hai phòng ngủ của ông  hiện đang sang sửa lại. Ngay lần gặp dầu tiên  ông rất vừa ý người xin việc xinh đẹp, học thức, thông minh và nhạy cảm này. Còn  Bertha ghi trong hồi ký của bà:  " Alfred Nobel đã gây cho tôi cảm tưởng dễ chịu. Bài đăng báo của ông với tư cách của "một ông già"  nên tôi chờ đợi một người đau khổ với tóc muối tiêu và  bộ râu trắng bạc thì ra ông chỉ mới  bốn mươi ba tuổi, hơi nhỏ thó, nhưng không xấu, không đẹp và cách diễn tả thường buồn, mắt màu xanh sáng."

Hôm sau ông đưa nàng đến cánh rừng nhỏ trong thành phố Paris, le Bois de Boulogne, nơi họ hẹn của dân Paris, trong bộ quần áo đẹp nhất. "Cuộc chuyện trò của chúng tôi trở nên sinh động và hăng say liền ngay sau đó. Giọng nói của ông  có lúc  buồn có lúc châm biếm". Tức thì người tình si lặng lẽ không giữ nổi câu hỏi thầm lặng đang làm cháy đôi môi: " Tim cô có còn tự do không?" Hỡi ơi! Tim nàng  tan nát. Sau ba năm làm quản gia cho gia đình quý tộc thành Vienne, nam tước von Suttner muốn xin hỏi cưới nàng thì bị gia đình nam tước ngăn cản. Nàng phải ra đi. Bài đăng tin tìm người của Alfred Nobel như một cơ hội không thể bỏ qua.

Ông yên tâm với mơ ước tương lai bên con người mềm mỏng dễ thương. Sau một tuần trao đổi tình cảm và hứa hẹn, ông đi công tác vài ngày trong lúc chờ đợi nhà ông sửa chữa xong.

Ðau đớn thay , khi trở về với tình cảm yêu thương thì  trên bàn nơi phòng khách, Bertha ghi vài chữ báo tin là phải trở lại nước Áo gấp vì lời khẩn khoản của hai cô học trò cũ của bà, hai em gái của nam tước von Suttner. Bà vô cùng hối tiếc về hành động này, xin ông thứ lỗi, cám ơn ông sự tiếp đón dễ thương vừa nói rõ rằng số tiền bán  nữ trang (nữ trang của gia đình bà) đủ để trả tiền  khách sạn  và tiền xe cho chuyến trở về. Bertha Kinsly kín đáo  làm lễ cưới với nam tước  von Suttner ngày 12 tháng Sáu năm 1876. Nhưng vì bà đầu tư quá nhiều cho cuộc đấu tranh hòa bình nên chồng bà vui đùa trong vòng tay của cháu gái Marie Louise von Suttner  cho đến ngày ông chết.

Sau khi lập gia đình, Bertha von Suttner vẫn  giữ  quan hệ bạn bè với Alfred Nobel cho đến ngày cuối đới. Bà chiến đấu cho hòa bình trong lúc ông lo hạnh phúc cho nhân loại.

Hờn giận vì mất tình yêu của Bertha, vài tháng sau quen cô bán hoa trẻ đẹp thành Vienne, Sophie Hesse, trẻ hơn ông  23 tuổi, biệt danh Sofiette. Liên hệ này dài mười mấy năm nổi sóng. Alfred Nobel tặng cho Sophie căn nhà ở Vienne rồi căn ở Paris, áo quần, trang sức và  tiền hàng tháng dồi dào.  Có một thời ông đã hy vọng tìm nơi Sophie đức tính của Bertha nhưng  Sophie không thể nào sánh nổi với Bertha.  Sophie bay bướm, kiêu ngạo phung phí. Alfred  đã gắng hết sức chỉ bảo , giáo dục Sophie nhưng Sophie lúc nào cũng vây quanh vài ba thanh niên ngưỡng mộ và không ngại ngùng khi thuê  phòng ngủ tại những đại khách sạnh dưới tên "bà Nobel". Một hôm không thể chịu nổi tình trạng tinh tế này, ông muốn chấm dứt. Sophie đồng ý nhưng với điều kiện là tiền  mỗi tháng không bị cắt giảm. Nobel đồng ý để tránh đụng độ càng nhiều càng tốt. Năm 1891, Sophie viết thư cho Nobel báo tin  bà có  mang với một sĩ quan Hongrie trẻ.  Như đã  hứa, ông chấp nhận chu cấp hàng tháng suốt đời và ông không  bao giờ gặp lại Sophie.

Sau lần tình cảm phù du với Bertha, ông không bao giờ có ý tìm thư ký đặc biệt nữa. Tự mình ông trả lời thư. Ông chia làm ba loại thư, thư của đàn bà, thư của đàn ông và thư của những kẻ xin xỏ tiền bạc (mỗi ngày ông nhận vài chục bức thư như vậy). Với lịch sự và  khôn khéo, hiểu biết ông tránh được hay giảm thiểu lòng tham của  một số người. Thì chính Bertha cũng  bực mình ông khi bà  có ý định rút của ông một số tiền để lo chuyện  tranh đấu hòa bình quốc tế của bà.

Tuy nhiên ông tham gia một cách hào phóng cho những gì tiến bộ nhất trong  nghiên cứu. (thí dụ viện Y học và Giải phẫu Karolinska  tại Stockholm), làm giảm những thống khổ nhân loại (nhà thương trẻ em Samariten tại Stockholm) hay  trợ giúp những  hãng  đặc biệt như bị đưa lên Bắc cực bằng  khinh khí cầu.