Phát âm tiếng Nhật

Vietsciences- Nguyễn Đức Hùng   (阮 徳雄)  27/07/2005  
 

 Download chương trình để đọc và nghe tiếng Nhật

 Nhật văn - Bài 1: Hiragana và Katakana
Nhật văn - Bài 2: Phát âm tiếng Nhật
Nhật văn - Bài 3: Chào hỏi (Nghe, Đàm thoại, Bài tập)

 

Học tiếng Nhật

にほんごをならう (Nihongo wo narau)

 

Bài 2 – Phát âm tiếng Nhật

第2課 日本語の発音

 

1. Hệ thống âm thanh tiếng Nhật

 

Nguyên âm và âm đơn:

 Tiếng Nhật có 5 nguyên âm: あ い う え お (ア イ ウ エ オ), các âm này được phát âm có trường độ giống nhau (nếu so với nối nhạc là ’một phách’!). Các âm đơn trong bảng Hiragana và Katakana cũng có cùng trường độ, tức là ‘một phách’. 

 

Các âm や ゆ よ (ヤ ユ ヨ) thường đượckết hợp với các âm khác như cho trong bảng sau:

 

Âm ghép đoản âm

– các âm ghép trong bảng sau được phát âm có trường độ bằng các âm đơn như trong bảng Hiragana và bảng Kagakana.

 

きゃ

キャ

kya

きゅ

キュ

kyu

きょ

キョ

kyo

しゃ

シャ

sha

しゅ

シュ

shu

しょ

ショ

sho

ちゃ

チャ

cha

ちゅ

チュ

chu

ちょ

チョ

cho

にゃ

ニャ

nya

にゅ

ニュ

nyu

にょ

ニョ

nyo

ひゃ

ヒャ

hya

ひゅ

ヒュ

hyu

ひょ

ヒョ

hyo

みゃ

ミャ

mya

みゅ

ミュ

myu

みょ

ミョ

myo

りゃ

リャ

rya

りゅ

リュ

ryu

りょ

リョ

ryo

ぎゃ

ギャ

gya

ぎゅ

ギュ

gyu

ぎょ

ギョ

gyo

じゃ

ジャ

ja

じゅ

ジュ

ju

じょ

ジョ

jo

びゃ

ビャ

bya

びゅ

ビュ

byu

びょ

ビョ

byo

ぴゃ

ピャ

pya

ぴゅ

ピュ

pyu

ぴょ

ピョ

pyo

 

Nguyên âm dài

– Trong tiếng Nhật có các nguyên âm dài khi phát âm trường độ thường bằng khoảng hai lần âm đơn (những âm trong bảng Hiragana và Katakana)

 

あー

アー

aa

いー

イー

ii

うー

ウー

uu

えー

エー

ee

おー

オー

oo

 

Âm ghép trường âm (âm dài)

– các âm ghép trong bảng sau được phát âm có trường độ bằng khoảng hai lần âm đơn (tức ‘hai phách’).

 

おう

オー

oo(*)

こう

コー

koo

そう

ソー

soo

とう

トー

too

のう

ノー

noo

ほう

ホー

hoo

もう

モー

moo

よう

ヨー

yoo

ろう

ロー

roo

 

(*) Chú ý: Trong nhiều tài liệu tiếng Nhật, khi các âm dài được viết bằng chữ La Mã thường dùng dấu ngang phía trên nguyên âm như ‘ō’. Để đơn giản, tôi thay thế âm dài này bằng hai nguyên âm đứng liền nhau, về ý nghĩa thì oo tương đương với  ‘ō’, âm uu tương đương với ‘ū’.

 

Các âm dài khác:

 

きゅう

キュウ

kyuu

きょう

キョー

kyoo

しゅう

シュウ

shuu

しょう

ショー

shoo

ちゅう

チュウ

chuu

ちょう

チョー

choo

にゅう

ニュウ

nyuu

にょう

ニョー

nyoo

ひゅう

ヒュウ

hyuu

ひょう

ヒョー

hyoo

みゅう

ミュウ

myuu

みょう

ミョー

myoo

りゅう

リュウ

ryuu

りょう

リョー

ryoo

ぎゅう

ギュウ

gyuu

ぎょう

ギョー

gyoo

じゅう

ジュウ

juu

じょう

ジョー

joo

びゅう

ビュウ

byuu

びょう

ビョー

byoo

ぴゅう

ピュウ

pyuu

ぴょう

ピョー

pyoo

 

Các âm ghép với ở cuối (hai âm):

 

きゃく

キャク

kyaku

きゅく

キュク

kyuku

きょく

キョク

kyoku

しゃく

シャク

shaku

しゅく

シュク

shuku

しょく

ショク

shoku

ちゃく

チャク

chaku

ちゅく

チュク

chuku

ちょく

チョク

choku

にゃく

ニャク

nyaku

にゅく

ニュク

nyuku

にょく

ニョク

nyoku

ひゃく

ヒャク

hyaku

ひゅく

ヒュク

hyuku

ひょく

ヒョク

hyoku

みゃく

ミャク

myaku

みゅく

ミュク

myuku

みょく

ミョク

myoku

りゃく

リャク

ryaku

りゅく

リュク

ryuku

りょく

リョク

ryoku

ぎゃく

ギャク

gyaku

ぎゅく

ギュク

gyuku

ぎょく

ギョク

gyoku

じゃく

ジャク

jaku

じゅく

ジュク

juku

じょく

ジョク

joku

びゃく

ビャク

byaku

びゅく

ビュク

byuku

びょく

ビョク

byoku

ぴゃく

ピャク

pyaku

ぴゅく

ピュク

pyuku

ぴょく

ピョク

pyoku

 

Các âm ghép với ん ン :

 âm ん ン(n hoặc m) này chỉ đứng ở cuối một âm, và được phát âm giống như n hoặc m của tiếng Việt. Các âm trong bảng sau được phát âm có trường độ như âm đơn trong bảng Hiragana và Katakana.

 

あん

アン

an

えん

エン

en

かん

カン

kan

けん

ケン

ken

さん

サン

san

せん

セン

sen

たん

タン

tan

てん

テン

ten

なん

ナン

nan

ねん

ネン

nen

はん

ハン

han

へん

ヘン

hen

まん

マン

man

めん

メン

men

らん

ラン

ran

れん

レン

ren

がん

ガン

gan

げん

ゲン

gen

ざん

ザン

zan

ぜん

ゼン

zen

だん

ダン

dan

でん

デン

den

ばん

バン

ban

べん

ベン

ben

ぱん

パン

pan

ぺん

ペン

pen

 

Ví dụ, âm  được phát âm tương đương với m trong từ sau :

 

にほんばし (日本橋) đọc là Nihombashi, tên một địa danh ở Tokyoo.

 

Chú ý:

Từ này cũng là tên một địa danh ở Oosaka nhưng lại được phát âm là にっぽんばし (Nipponbashi).

 

Âm をヲ (wo) thường được phát âm một mình, không ghép với bất cứ một âm nào. Đây là một trợ từ đặc biệt trong tiếng Nhật thường đứng giữa tân ngữ và động từ như trong ví dụ sau:

 

Ví dụ:

 

田中さんはごはんを食べています。

Tanakasan wa gohan wo tabete imasu.

Anh Tanaka đang ăn cơm.

 

Phụ âm kép – trong tiếng Nhật có âm khá đặc biệt ‘phụ âm kép’ (âm ngắt) được viết bằng chữ つ ツ nhỏ hơn bình thường như sau :

 

Ví dụ:

 

学期(がっき)        gakki   học kì

切符(きっぷ)        kippu   vé (tàu, máy bay)

切手(きって)        kitte     tem

カット                   katto    cắt (từ tiếng Anh ‘cut’)

 

Dấu thường được dùng để chỉ âm dài như trong các vị dụ sau:

Ví dụ:

 

プール                        bể bơi (pool)

ラーメン                    mì

コンピュータ            máy tính (computer)

 

Trọng âm:

từ tiếng Nhật cũng có trọng âm, khi trọng âm khác nhau thì nghĩa cũng khác nhau. Nếu các từ cùng âm khác trọng âm được viết bằng chữ Hán thì chữ Hán khác nhau như trong ví dụ sau:

 

Ví dụ:

 

し(箸) : hashi, trọng âm rơi vào âm thứ nhất, có nghĩa là ‘chiếc đũa’

(橋) : hashi, trọng âm rơi vào âm thứ hai, có nghĩa là ‘cái cầu’

 

Biến âm của :  trong câu tiếng Nhật, (ha) là một trợ từ và thường được phát âm thành (wa):

 

Ví dụ:

わたし日本語を習います。

Watashi wa Nihongo wo naraimasu.

Tôi học tiếng Nhật.

 

Biến âm của : trong câu tiếng Nhật, (he) là một trợ từ và thường được phát âm thành  (e):

 

Ví dụ:

(わたしは)** 学校行きます。

(Watashi wa)** gakkoo e ikimasu.

Tôi đi học.

 

(**) Chú ý:

 trong tiếng Nhật, khi nói người Nhật thường lược bớt chủ ngữ (đại từ nhân xưng) đi, nghĩa là người Nhật thường tránh nói chủ ngữ trong khi giao tiếp. Họ chỉ nói chủ ngữ khi tránh hiểu nhầm. Đây là một nét khác rất đặc biệt của tiếng Nhật so với ngôn ngữ khác như tiếng Việt hoặc tiếng Anh khi nói nhất thiết phải dùng chủ ngữ.

 

2. Một số câu chào hỏi

 

おはようございます。

Ohayoogozaimasu.

Xin chào (câu chào dùng để chào khi gặp nhau lần đầu trong ngày, thường nói vào buổi sáng).

 

おはよう。

Ohayoo.

Xin chào (câu chào dùng buổi sáng, giống như câu trên, nhưng câu này dùng thân mật hơn).

 

こんにちは。

Konnichiwa.

Xin chào (câu chào dùng vào buổi trưa và chiều, câu chào này cũng được dùng giống như câu Hello hoặc Hi trong tiếng Anh).

 

こんばんは。

Konbanwa.

Xin chào (câu chào dùng vào buổi tối).

 

さよなら。

Sayonara.

Chào tạm biệt (dùng khi chia tay nhau).

おやすみなさい。

Oyasuminasai.

Chúc ngủ ngon.

 

ありがとうございます。

Arigatoo gozaimasu.

Xin cám ơn.

 

すみません。(すいません。)

Sumimasen. (hoặc Suimasen).

Xin lỗi (câu này dùng để kêu gọi sự chú ý, khi muốn hỏi đường, hoặc muốn nhờ một việc gì đó, giống câu Excuse me trong tiếng Anh).

 

ごめんなさい。

Gomennasai.

Xin lỗi. (Câu này dùng khi mắc lỗi như đến chậm, hoặc sai hẹn). Khi thân mật có thể dùng :

ごめんね。

(Gomenne).

 

ごめんください。

Gomenkudasai.

Xin lỗi, tôi vào được chứ? (Câu này dùng để xin phép vào trong phòng, hoặc vào trong nhà, được nói đồng thời với việc gõ cửa).

 

3. Giới thiệu và chào hỏi làm quen nhau lần đầu

 

Người Nhật khi chào hỏi làm quen nhau lần đầu, hoặc chia tay nhau không có thói quen bắt tay mà thường cúi người. Mức độ cúi cao thấp khác nhau thể hiện sự tôn trọng đối với người mình gặp và nói chuyện. Tuy nhiên, ngày nay, do nhu cầu giao lưu văn hóa và giao tiếp trong làm ăn kinh doanh, nhiều người Nhật cũng bắt tay giống như những người phương tây và người Việt Nam.

Ví dụ sau là một ví dụ điển hình khi gặp và chào hỏi nhau lần đầu mở đầu cho câu chuyện.

 

田中                            はじめまして。在ハノイベトナム豊田会社の田中と申します。どうぞ、よろしくお願いします。

                        Hajimemashite. Zai-Hanoi Toyota kaisha no Tanaka to mooshimasu. Doozo, yoroshiku onegaishimasu.

南(Nam    はじめまして。ハノイ工業大学のナンと申します。どうぞ、よろしくお願いします。

                        Hajimemashite. Hanoi Kogyo Daigaku no Nam to mooshimasu. Doozo, yoroshiku onegaishimasu.

 

Chú ý :

từ ‘Hajimemashite’ thường chỉ dùng khi lần đầu gặp nhau, và từ ‘Yoroshiku onegaishimasu’ có nhiều nghĩa, và thường khó dịch sang tiếng Việt hoặc các ngôn ngữ khác. Câu đối thoại trên có thể lược dịch như sau.

 

Tanaka           Xin chào ông. Tôi là Tanaka, tôi làm cho Công ty Toyota Việt Nam ở Hà Nội. Rất hân hạnh được gặp ông.

Nam                Xin chào ông. Tôi là Nam, tôi làm cho Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Rất hân hạnh được gặp ông.

 

 

Bài tập

1. Các bạn hãy vào trang web sau học cách phát âm các âm ghép (きゃ, みゃ, v.v…):

http://www.kt.rim.or.jp/~val/aiueo.html

 

2. Các bạn hãy học thuộc và luyện tập các câu chào hỏi ở mục 3, 4.

 

3. Luyện tập phát âm các âm sau :

 

1. たんぼいんとちょうぼいん(短母音と長母音) (*)

Nguyên âm ngắn và nguyên âm dài

 

あ い う え お

おばさん        おばあさん

え                 ええ

ここ             こうこう

おじさん     おじいさん

へや             へいや

とる             とおる

ゆき             ゆうき

 

(*) Các chữ cho trong ngoặc là chữ Hán, chúng ta sẽ gặp lại trong những bài tiếp theo.

 

2. にじゅうしいん(そくおん)

二重子音(促音)Phụ âm đôi (âm ngắt)

 

おと             おっと

かこ             かっこ

いさい         いっさい

きっぷ        

もっと

マッチ

 

3.しいん+や、ゆ、よ(ようおん)

 子音+や、ゆ、よ(拗音)Phụ âm + ya, yu, yo (âm nẩy)

 

ひやく         ひゃく

りゆう         りゅう

びよういん    びょういん

きゃく

ニュース

りょこう

 

4.「ざ、ず、ぞ」と「じゃ、じゅ、じょ」

Các âm ‘za, zu, zo’ và ‘ja, ju, jo’

 

ざあざあ     じゃあじゃあ

かず             かじゅ

こうぞう     こうじょう

 

5. 「す」と「つ」

Âm ‘su’ và ‘tsu’

 

いす             いつ

すき             つき

すずき         つづき

つくえ、あつい、きょうしつ

 

6. きょうしつのことば(教室の言葉)

Từ dùng trong lớp học

 

はじめましょう。(始めましょう。)

Chúng ta hãy bắt đầu (bài học).

おわりましょう。(終わりましょう。)

Chúng ta hãy kết thúc (bài học).

やすみましょう。(休みましょう。)

Chúng ta hãy nghỉ giải lao.

わかりますか。(分かりますか。)

Anh chị có hiểu không?

なまえ(名前)                                tên (danh tiền)(*)

へやのばんごう(部屋の番号)   số phòng học (bộ ốc chi phiên hiệu)

しけん(試験)                   bài kiểm tra (thí nghiệm)

しゅくだい(宿題)              bài tập về nhà (túc đề)

しつもん(質問)                 câu hỏi (chất vấn)

こたえ(答え)                  câu trả lời (đáp)

れい(例)                       ví dụ (lệ)

 

(*) âm Hán Việt tương đương – có nhiều từ tiếng Nhật có âm Hán giống với các từ Hán Việt trong tiếng Việt nhưng lại có nghĩa khác, ví dụ từ しけん(試験)có âm Hán Việt là ‘thí nghiệm’ nhưng lại có nghĩa khác với từ Hán Việt, しけん có nghĩa là ‘bài kiểm tra’ hoặc ‘bài thi’.

 

はい、わかります。           Vâng, tôi/em hiểu.

いいえ、わかりません。      Không, tôi/em không hiểu.

もういちど。                  Một lần nữa

けっこうです。               Được rồi.

だめです。                     Chưa được.

 

7. あいさつ (挨拶)

Câu chào (xem giải thích ở trên)

おはようございます。

こんにちは。

こんばんは。

おやみなさい。

さようなら。

 

8. すうじ(数字)

Số đếm

        ゼロ、れい    (零)(+)       dê-rô, số không (linh)(+)

        いち                (一)(*)        một (nhất) (*)

                            (二)            hai (nhị) 

        さん                (三)            ba (tam)

        よん、し        (四)            bốn (tứ) 

                            (五)            năm (ngũ)

        ろく                (六)            sáu (lục) 

        なな、しち    (七)            bẩy, bảy (thất)

        はち                (八)            tám (bát) 

        きゅう、く    (九)            chín (cửu)

10    じゅう            (十)            mười (thập)

Chú ý :

(+) trong tiếng Nhật, số không được viết bằng chữ Hán ‘linh’ hoặc bằng vòng tròn nhỏ (phát âm là - maru).

(*) các chữ cho trong ngoặc là chữ Hán, bên phần tiếng Việt là âm Hán Việt tương đương

 

Tài liệu tham khảo

1. 新日本語の基礎 I  (Shin-Nihongo no kiso I)

Giáo trình cơ sở tiếng Nhật mới - Tập I

2. 小学生の漢字読み書き辞典 (Shogakusei no Kanji yomikaki jiten)

Từ điển đọc viết chữ Hán cho học sinh tiểu học

3. 外国人のための日本語会話 (Gaikokujin no tame no Nihongo kaiwa)

Giáo trình Hội thoại tiếng Nhật cho người nước ngoài, Đại học ngoại thương, Hà Nội 1992.

 

Phụ lục - Một số giáo trình tiếng Nhật dùng cho người mới học

 

Những người mới bắt đầu học tiếng Nhật có thể dùng một trong những cuốn sách sau:

1. 新日本語の基礎I – II (Shin Nohogo no kiso I – II)

Giáo trình cơ sở tiếng Nhật mới - Tập 1 và Tập 2 (có kèm theo băng cát xét và băng hình)

2. みんなの日本語 初級 I – II (Minna no Nihongo Shokyu I – II)

Giáo trình tiếng Nhật cho mọi người, chương trình cơ sở - Tập 1 và Tập 2 (có kèm theo băng cát-xét và băng hình, đây là phiên bản mới của cuốn Shin-Nihongo no Kiso)

3. 日本語初歩I – II (Nihongo Shoho I – II)

Giáo trình tiếng Nhật cơ sở - Tập 1 và Tập 2 (có băng cát-xét)

4. 新文化初級日本語 I – II (Shin Bunka Nihongo I – II)

Giáo trình tiếng Nhật cơ sở văn hóa mới - Tập 1 và Tập 2 (có băng cát-xét hoặc đĩa CD âm thanh)

 

Có thể kết hợp sử dụng một trong các giáo trình trên với cuốn sách sau:

なめらか日本語 (*)

Nameraka Nihongo (Successful Communication in Japanese)

Giao tiếp tiếng Nhật lưu loát (có kèm theo băng cát-xét hoặc CD âm thanh để luyện nghe)

 

(*) Cuốn sách này theo kinh nghiệm của tôi rất có ích cho những người muốn luyện nghe tiếng Nhật của người Nhật bản xứ vì đây là cuốn sách giới thiệu những biến thể của phát âm tiếng Nhật khác với tiếng Nhật học ở trường học (tiếng Nhật tiêu chuẩn dạy cho người nước ngoài). Một kinh nghiệm của tôi khi sống ở Nhật là sau khi học tiếng Nhật ở trường học ra, khi tiếp xúc với người Nhật, ngôn ngữ giao tiếp rất khác với ngôn ngữ trong trường, do vậy rất khó hiểu người Nhật nói. Cuốn sách trên đã giúp tôi bổ sung thêm vốn tiếng Nhật rất nhiều trong những năm sống học tập và làm việc ở Nhật Bản.

 

Ví dụ: khi học tiếng Nhật, chúng ta nói một câu tiếng Nhật tiêu chuẩn mà hầu hết các giáo trình tiếng Nhật dạy:

1. ちょっと待ってください。(Chotto mattekudasai)

2. ちょっとお待ちください。(Chotto omachikudadai)

Có nghĩa là ‘Hãy chờ tôi một lát’. Nhưng người Nhật khi nói chuyện giao tiếp hàng ngày họ thường nói một trong các cách khác như sau:

1. ちょっとまって。( Chotto matte)

2. ちょっと 待っていてね。(Chotto matteitene)

3. ちょっと待っててね。(Chotto mattetene)

 

Hết bài 2

 

Kì sau: Bài 3 – Chào hỏi, mẫu câu đơn giản và hội thoại

(Phụ lục - Bộ gõ tiếng Nhật Unicode dùng trong Windows tiếng Anh)

 

© http://vietsciences.net   và  http://vietsciences.free.fr Nguyễn Đức Hùng