Phối hợp nhiệt hạch nơi mặt Trờingôi sao

Vietsciences-Huỳnh Nhật Thanh           06 tháng 08 năm 2004
   

Hydrogen là nguyên tố nguyên thủy, tức là có trước khi hình thành các  ngôi sao vì chính bản thân các ngôi sao được cấu tạo từ hydrogen.

Các ngôi sao và thiên hà gồm 98% hydrogen và helium.  Năm 1939 Hans Bethe phát hiện ra các  kim loại được chế tạo từ trong tâm các sao. Trong những  năm 60, các  nhà thiên văn  nhận thấy rằng  lượng helium so với hydrogen  không thay đổi từ sao này đến sao khác, trong khi các kim loại nặng thì sự khác biệt có thể đến  ngàn lần. Chúng luôn có cùng tỷ lệ: hydrogen chiếm 3/4 và helium 1/4 về khối lượng. Helium hồm 2 proton và  2 neutron, rất bền nên không  kết hợp với các nucleon khác để tạo ra các  nguyên tố khác và  sống  rất lâu ...


Mặt trời cháy sáng cho năng lượng 3,9 x 1026 watts từ 5 tỉ năm. Mặt Trời đốt hydrogen trong một lò hạch nhân. Phản ứng phối hợp trong mặt Trời là một chuỗi gồm nhiều giai đoạn trong đó Hydrogen bị đốt cháy theo sơ đồ sau:

 


Chu kỳ bắt đầu bằng sự va chạm  giữa hai proton (1H + 1H) để tạo ra  deuteron (2H), với sự tạo thành một positron (e+) và một neutrino (ν). positron (e+) gặp tức khắc điện tử tự do (e-) và hai hạt tử mang điện tích khác nhau này triệt tiêu lẫn nhau . Năng lượng của khối lượng chúng được tỏa ra dưới dạng 2 quang tử gamma (γ). Ngay khi deuteron được tạo ra nó lại va chạm ngay một proton 1H khác và tạo thành một nhân 3He và một photon γ. Hai nhân 3He gặp nhau cho phản ứng :

 

3He + 3He --> 4He + 2v + 6 Y



Cuối cùng sẽ dẫn tới sự kết hợp của 4 proton và 2 electron để tạo thành một hạt alpha (α, 4He), 2 neutrinos và 6 photons γ.

Và phản ứng cuối cùng là:

4 1H + 2 e-  --> 4He + 2 v + 6 Y



Năng lượng được phóng thích trong phản ứng này là:

DE = Dmc² = [4.(1.007285u] - 4.002603u](931 MeV/u) = 24.7 MeV


Trong đó 1.007825 u là khối lượng của một nguyên tử Hydrogène và 4.002603 u là của helium.

Neutrino và photon γ không có khối lượng, chúng không tham dự vào con toán năng lượng tạo thành.
 

http://www.univ-lemans.fr/enseignements/chimie

La mélodie secrète de Trinh Xuan Thuan

© http://vietsciences.free.fr  Huỳnh Nhật Thanh