Chất Da cam/ Dioxin - Di chứng dai dẳng

Vietsciences- Jason Grotto -  Tim Jones - Song Hà chuyển ngữ       08/03/2010

 

 Phần 1  Phần 2 Phần 3 Phần 4 Phần 5
 

 

Chất diệt cỏ nguy hiểm hơn người ta nghĩ nhiều


NDĐT - Trong phần này, điều tra của tờ Chicago Tribune về những tài liệu chưa công bố cho thấy rằng những quyết định của quân đội Mỹ và các công ty hoá chất từng sản xuất ra các loại chất diệt cỏ dùng trong Chiến tranh Việt Nam, đã tiến hành việc rải hóa chất một cách nguy hiểm hơn là cách thức mà lẽ ra, họ  đã phải làm.

Những cánh rừng đước ở Nam Việt Nam trước và sau khi bị rải chất làm rụng lá vào năm 1965. (Ảnh:  AP/ Chicago Tribune, 12-2009)

Năm 1965, khi quân đội Mỹ bắt đầu đẩy mạnh tiến hành rải chất độc Da Cam ở miền Nam Việt Nam, Chính phủ và các công ty hoá chất Mỹ chịu trách nhiệm sản xuất các chất diệt cỏ này đã biết chúng gây nguy hiểm cho sức khỏe của binh lính và những người khác nếu họ bị nhiễm nhu thế nào.

Cũng năm đó, một văn bản của Công ty hoá chất Dow đã gọi hợp chất trong Chất Da Cam là “một trong những thứ nguy hiểm nhất được biết đến gây ra không chỉ các tổn thương da mà còn phá huỷ cả cơ thể sống”.

Tuy nhiên, bất chấp những bằng chứng ngày càng rõ về mối đe doạ tới sức khoẻ của các hoá chất ngày, bất chấp việc những hiểm họa của việc phơi nhiễm đã được công bố, một góc nhìn của Tribune đã lật lại những tài liệu toà án và dữ liệu của Trung Tâm lưu trữ Quốc gia. Chiến dịch rải chất độc sẽ tiếp tục kéo dài trong sáu năm.

Một đợt rải chất làm rụng lá ở miền Nam Việt Nam trong chiến tranh. Bức ảnh do Không quân Mỹ cung cấp cho thấy 4 chiếc C-123 trong chiến dịch Ranch Hand đang rải các chất làm rụng lá vào khu vực nghi ngờ lực lượng cộng sản đóng quân vào tháng 9-1965. Bốn chiếc máy bay này được thiết kế đặc biệt để có thể rải trong phạm vi 1000 foot bề ngang cho mỗi lần rải.(Ảnh: US Air Force/ Chicago Tribune)

Các  hồ sơ cũng cho thấy có rất nhiều tranh cãi xoay quanh vấn để có thể tránh được chất diệt cỏ không nếu các nhà sản xuất  sử dụng những kỹ thuật phù hợp nhằm giảm thiểu việc nhiễm dioxin và nếu quân đội kiểm tra gắt gao hơn mức độ nguy hại trong các hợp chất chết người này. Theo nhiều tài liệu của các luật sư của các cựu chiến binh Mỹ chưa từng được công bố, Công ty hoá chất Dow từ năm 1957 đã biết rõ kỹ thuật làm giảm thiểu lượng dioxin trong các chất diệt cỏ bằng cách làm chậm quá trình sản xuất.

Kể từ Chiến tranh Việt Nam, chất dioxin đã được phát hiện như là chất gây ung thư đồng hành với các chứng bệnh liệt rung Parkinson, dị tật bẩm sinh và hàng chục các căn bệnh khác. Hàng ngàn cựu chiến binh cũng như dân thường Viẹt Nam đã bị nhiễm trực tiếp chất diệt cỏ do quân đội sử dụng.

Các bệnh tật liên quan đến chất diệt cỏ được sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam, giờ đây mỗi năm tiêu tốn của ngân sách liên bang hàng tỷ đôla và đó là tác nhân gia tăng nhanh chóng ngân sách chi trả khuyết tật cho các cựu chiến binh kể từ năm 2003.

Các tài liệu cũng cho thấy rằng trước chương trình chất diệt cỏ được thực hiện vào năm 1961, Bộ Quốc phòng Mỹ đã cắt  giảm kinh phí và nhân lực cho việc phát triển các chất hóa học này theo những mục tiêu không gây chết người. Thay vào đó, Bộ Quốc phòng lại lệ thuộc nặng nề vào hướng dẫn kỹ thuật của các công ty hoá chất vốn đang bị sức ép phải tăng công suất sản xuất để đáp ứng các yêu cầu quân sự.

Việc sử dụng chất diệt cỏ dẫn tới những vụ kiện rộng rãi do cựu chiến binh và công dân Việt Nam đứng tên chống lại các công ty hoá chất. Các công ty  này đã phải dàn xếp với các cựu chiến binh Mỹ trong những vụ kiện đầu tiên về vấn đề này trong năm 1984 với 180 triệu đôla.

Kể từ đó,  các công ty hoá chất biện bạch một cách "đắc thắng" rằng họ được miễn truy tố theo các điểu khoản của luật bảo vệ các hợp đồng của Chính phủ Mỹ. Các toà án cũng cho rằng, quân đội nhận thức rõ về sự tàn phá của chất dioxin, nhưng vẫn sử dụng các chất diệt cỏ bởi vì các công ty hoá chất giúp họ bảo vệ binh lính Mỹ.

Một báo cáo vào năm 1990 gửi Bộ trưởng Bộ các vấn đề cựu binh Mỹ cho thấy rằng, quân đội mặc dù biết chất Da Cam rất nguy hiểm tới con người song chỉ tiến hành rất ít các biện pháp dự phòng để hạn chế phơi nhiễm. Báo cáo trích một bức thư viết năm 1988 của James Clary, một nhà khoa học thuộc bộ phận phát triển vũ khí hoá học trực thuộc Phòng Thí nghiệm phát triển vũ khí của không quân Mỹ gửi Thượng nghị sĩ Tom Dasschle, người đang thúc đẩy sự trợ giúp pháp lý cho các cựu chiến binh bị mắc các bệnh  tật liên quan tới chất diệt cỏ.

“Khi chúng tôi khởi xướng chương trình chất diệt cỏ vào những năm 60s, chúng tôi đã ý thức được sự tàn phá tiềm tàng của chất dioxin trong các chất diệt cỏ” – Clary viết. “Chúng tôi thậm chí còn biết rằng công thức hóa học do phía quân sự đặt hàng còn chứa một lượng dioxin tập trung hơn công thức mà phía dân sự đưa ra, tất cả chỉ để đặt mục tiêu giảm chi phí xuống mức thấp hơn với thời gian sản xuất nhanh hơn. Tuy nhiên, do chất hóa học này được nói là chỉ được sử dụng đối với “kẻ thù”, nên không ai trong số chúng tôi quá quan tâm đến nó”.

Giới khoa học quân sự đã từng biết đến các chất diệt cỏ từ những năm 40 của thế kỷ trước, song do kinh phí nghiên cứu bị cắt vào năm 1958 nên đã khiến rất ít nguồn lực được tập trung cho việc đánh giá đầy đủ tác hại của các loại hoá chất được sử dụng ở Viẹt nam.

“ Người ta nói mất khoảng 10 ngày để đến Việt Nam thực hiện “nghiên cứu” về các nhiệm vụ nói trên - Thiếu tá James Brown của  Đội nghiên cứu và Phát triển Hoá chất đặc biệt viết trong một báo cáo vào tháng 10-1961 ngay khi chương trình chất diệt cỏ vừa khởi động: “Một đơn đặt hàng rất lớn đã được áp đặt lên cố gắng nghiên cứu vốn chỉ nhận được sự ủng hộ rất khiêm tốn".

Quân đội đã khởi động chương trình chất diệt cỏ hạn chế vào năm 1962 trong đó bao gồm 47 nhiệm vụ. Đồng thời, người ta biết được rất ít về các tác hại tới sức khỏe của dioxn một phần bởi bệnh ung thư và các bệnh tật khác có thể phải mất hàng thập kỷ để tìm hiểu và các chất diệt cỏ chỉ mới được sử dụng rộng rãi kể từ năm 1947.

Bản đồ về các địa điểm rải chất độc da cam/dioxin ở miền Nam Việt Nam, mật độ, khối lượng rải và biểu đồ về mức độ bồi thường cho các CCB Mỹ trong các cuộc chiến tranh: Việt  Nam, Triều Tiên, Vùng Vịnh, Thế chiến II, trong đó bồi thường trong chiến tranh Việt Nam cao kỷ lục (Ảnh: Bộ các vấn đề Cựu chiến binh Mỹ- Max Rust và Philgeib- Chicago Tribune)

Nhưng các tài liệu đã được các luật sư của các cựu chiến binh cho thấy các công ty hóa chất đã biết rằng các thành phần hoá học trong chất Da Cam và các chất diệt cỏ khác có thể  nguy hiểm. Vào khoảng đầu năm 1955, các hồ sơ cho biết một công ty hoá chất của Đức tên là Boehringer đã bắt đầu ký hợp đồng với công ty Dow về chất Chloracne và các vấn đề về cơ thể tại một nhà máy của Công ty Boehringer, nơi đã sản xuất  ra chất 2,4,5 -T một thành phần có trong chất Da Cam và các chất diệt cỏ khác bị nhiễm chất độc dioxin.

Không giống các công ty hoá chất Mỹ, công ty Boehringer đã dừng sản xuất và tháo dỡ các bộ phận của nhà máy sau khi họ khám phá ra việc công nhân bị bệnh. Công ty đã nghiên cứu vấn đề này gần ba năm trước khi tái sản xuất lại chất 2,4,5-T.

Bằng cách đó, công ty đã phát hiện ra rằng dioxin là thủ phạm và rằng họ có thể hạn chế chất độc hại bằng cách đun các hoá chất trong nhiệt độ thấp- một giải pháp sẽ làm cho quá trình sản xuất bị chậm lại.

Trả lời các câu hỏi của phóng viên Tribune, Công ty Dow nói họ không mua thông tin độc quyền về kỹ thuật này cho đến năm 1964 và cho đến năm 1965 hãng này mới sử dụng thông tin đó. Các hồ sơ cho thấy Công ty Dow đã không hề thông báo cho các nhà máy khác cũng như thông báo cho Chính phủ về kỹ thuật này cho đến khi quân đội bắt đầu kế hoạch xây dựng nhà máy hoá chất của riêng mình để sản xuất các chất diệt cỏ vào năm 1967.

Vào thời diểm đó, Công ty Dow cũng phát triển một quy trình kiểm nghiệm nồng độ dioxin trong các mẻ sản phẩm của chất 2,4,5-T. Công ty đã cung cấp kỹ thuật đó cho các công ty khác vào năm 1965 nhưng không cung cấp cho quân đội cho đến năm 1967.

Từ đầu thập kỷ, gần hai mươi quan chức quân sự và các nhà khoa học trong lĩnh vực hoá chất công nghiệp đã gặp gỡ nhau vào tháng 4-1963 để đưa ra một "tuyên bố chung" về vấn đề liên quan tới sức khoẻ của các chất 2,4-D và 2,4,5-T. Nhưng  không ai đưa ra những quan ngại về việc sử dụng các hoá chất ở Việt Nam- theo tuyên bố của hội nghị.

Bằng chứng tập trung lớn nhất là vào sự thật rằng hơn 300.000 gallon chất độc đã được sử dụng ở trong nước Mỹ từ 1947, thậm chí loại chất sử dụng cho Việt Nam cũng còn xa mới bằng về mức độ tập trung và hàm chứa dioxin. Tuy nhiên Dow nói với Tribune rằng công ty đã chia sẻ thông tin về các vấn đề sức khoẻ với quân đội. "Trên thực tế, các nhà máy hoá chất bao gồm cả của hãng Dow, đã đối thoại với Chính phủ Mỹ khi xem xét đến mối nguy hiểm tiềm tàng của chất chloracne trong quá trình sản xuất mà công nhân bắt đầu mắc phải vào đầu năm 1949, tiếp tục gặp phải qua những năm 60. "Người phát ngôn của Công ty Dow Perter Paul van de Wijs nói trong một trả lời phóng vấn. 

Vào năm 1965, các công ty hoá chất liên quan dến việc sản xuất chất diệt cỏ đã gặp nhau ở tổng hành dinh của công ty Dow ở Midland nhằm thảo luận về sự đe dọa của chất độc này đối với khách hàng. "Thứ hoá chất này (dioxin) là một chất độc khác thường; nó có một tiềm năng khủng khiếp để tạo ra chất chlornace và làm tổn thương hệ thống". Chuyên gia hàng đầu về chất độc của hãng Dow V.K Rowe viết cho các công ty khác vào ngày 24-6-1965.

Nhưng theo các luật sư, cho đến tận cuối năm 1967,  không có công ty nào thông báo cho các quan chức quân đội chịu trách nhiệm việc giám sát các hợp đồng sản xuất chất diệt cỏ bởi các mối quan tâm về sự an toàn.

Các tài liệu nội bộ từ các công ty  cũng chỉ ra rằng họ đã quan ngại về sự kiểm tra kiểm soát chạt chẽ hơn.

Cựu chiến binh George Claxton đã dành gần 30 năm sau chiến tranh để nghiên cứu hậu quả đối với binh lính của chất dioxin và các hóa chất độc hại khác trong thành phần các chất làm rụng lá được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam (Ảnh: Chris Walker/ Chicago Tribune , 10-8-2009)

Chỉ sau khi nghiên cứu của Uỷ ban quốc gia về sức khoẻ cho thấy rằng, chất 2,4,6-T gây ra dị tật bẩm sinh trên động vật thí nghiệm thì quân đội mới chấm dứt sử dụng chất Da Cam vào năm 1970.

Alan Oates một cựu chiến binh Việt Nam, hiện là Chủ tịch Uỷ ban Da Cam cho các CCB Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam nói, các cựu binh có rất ít cơ hội trong cuộc chiến pháp lý đòi bồi thường kể từ vụ khiếu kiện năm 1988.

Các cựu binh đã tranh biện bất thành trước toà rằng, khiếu kiện là không đủ bởi việc khiếu kiện đã diễn ra quá sớm đối với hàng ngàn người mà bệnh tật của họ chưa phát lộ cho đến khi sau khi phí tổn kiện tụng đã hết.

Một vấn đề chưa được giải quyết- theo Oates, là liệu các công ty hóa chất có thể lãnh trách nhiệm về các chi phí cho sức khỏe nảy sinh cùng với các ca dị tật bẩm sinh được thấy ở trẻ em là con em cựu chiến binh Việt Nam không?

"Giờ đây, đó là lúc bắt đầu cho thấy các công ty Mỹ có ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai, thì điều gì là nguyên nhân của những câu chuyện này"- Oates nói.

Phóng sự do Jason Grotto, Chicago Tribune thực hiện.

Song Hà biên dịch theo:  http://www.chicagotribune.com/health/agentorange/chi-agent-orange-dioxindec17,0,674174.story

 
http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=37&sub=130&article=167952

 

           © http://vietsciences.free.fr  http://vietsciences.org