Áp suất bức xạ

Võ Thị Diệu Hằng
 

Áp suất bức xạ (Pression de radiation) là một sức ép thực sự do tác dụng của ánh sáng trên vật chất.

Tia laser , dưới những điều kiện nào đó, có thể làm nguyên tử dao động chậm lại nhờ áp suất bức xạ. Ðể  biết khái niệm về áp suất bức xạ, chúng ta quay về quá khứ thật xa xưa trước khi có tia laser  và chúng ta  nhớ lại rằng đầu thế kỷ XII, Kepler đã nghi ngờ có sự hiện diện của  một lực khi ông thấy cái đuôi của  sao chổi luôn luôn nằm vị trí đối diện với mặt trời. Ông giải nghĩa rằng nó bị áp suất bức xạ của ánh sáng mặt trời đẩy ra xa.  Thật ra hướng đuôi sao chổi được hình thành do nhiều hiện tượng phức tạp, nhưng áp suất bức xạ đã gây sự chú ý của các  nhà vật lý hơn bao giờ hết.  Ðó là Einstein vào đầu thế kỷ thứ XX đã giải thích lần đầu tiên khái niệm này bằng thuyết Lượng Tử , nghĩa là ánh sáng được cấu tạo bởi các phần tử gọi là quang tử (photon). Một tấm đục mờ (hay phản chiếu) nếu được  chiếu bởi ánh sáng đủ mạnh sẽ bị một loạt  photon "oanh tạc" đến độ có thể làm cho tấm đó di động nếu nó khá nhẹ.