Lực hấp dẫn

Vietsciences-Richard Feynman              2/11/04

 

Thật lạ là  mỗi khi mời tôi đánh trống (thỉnh thoảng thôi), người nhạc trưởng lại thấy không cần thiết phải giới thiệu tôi còn làm cả vật lý  lý thuyết nữa. Tôi giải thích điều đó là do chúng ta chuộng  nghệ thuật hơn  khoa học. Các  họa sĩ thời Phục Hưng  bảo rằng con người trước  hết phải quan tâm tới chính con người, nhưng  trong  vũ trụ còn biết bao vật lý thú khác. Chả thế mà các họa sĩ lại ca  ngợi cảnh Mặt Trời lặn, các  lớp sóng  nhấp nhô trên Đại Dương, các  vì sao nhảy múa trên  bầu trời... Vì vậy cũng  không  sao ngăn được họ  nói chuyện ít nhiều về những hiện tượng  ấy. Khi ngắm chúng, ta có những  cảm xúc  về cái đẹp. Nhưng  ngoài ra, trong  các hiện tượng tự nhiên còn có những  hình thái và  nhịp điệu không  lọp vào con mắt của kẻ  ngắm cảnh, nhưng  lại bày ra rõ ràng trước  mắt của nhà  phân tích. Các  hình thái và  nhịp điệu ấy gọi là các định luật vật lý.

Trong  bài giảng  này, tôi muốn nói môt ít về những  đặc diểm của một định luật vật lý nói chung, đứng cao hơn  bản thân các định luật một mức  mà nhìn xuống. Trước  mắt tôi luôn luôn là một bức tranh của tự nhiên, bức tranh này chỉ hình thành sau một quá trình phân tích tỉ mỉ, nhưng  tôi chỉ xin nói tới những  nét chung nhất, chính nhất của bức  tranh ấy mà thôi.

Dĩ nhiên một đề tài như vậy rất tổng quát và chỉ thích hợp với triết học. Nhưng tôi sẽ cố gắng trình bày cụ thể, bởi vì tôi cho rằng, một ý  nghĩ đơn giản mà được diễn  đạt trung thực sẽ có ích hơn  nhiều lời nói xa xôi không rõ ràng. Vì vậy, trong  bài giảng  đầu tiên tôi sẽ không đi vào những  lý luận tổng  quát, mà chỉ nói tới một định luật vât lý để các  bạn có được, dù chỉ  là một thí dụ làm cơ sở cho các câu chuyện trừu tượng về sau. Tôi sẽ nhiều lần, nhiều lần trở lại thí dụ đó: hoặc để minh họa ý kiến  mình, hoặc để làm bằng chứng cho những điều mà nếu không có thí dụ ấy nó sẽ hóa ra trừu tượng  mất. Thí dụ đó, tôi đã chọn các  vật hút lẫn nhau: định luật vạn  vật hấp dẫn.  Vì sao lại chọn nó, tôi cũng  không biêt. Có thể vì định luật vĩ đại ấy là một trong những định luật được  phát  hiện đầu tiên và cómột lịch sử  lý thú. Bạn sẽ  bảo: "Vâng. Nhưng đó là  câu chuyện đã cũ, mà chúng tôi lại muốn nghe một cái gì hiện đại hơn trong  khoa học".  Có thể  sẽ mới hơn, nhưng  không  hiện đại hơn đâu. Khoa học hiện đại cũng  nằm trong chính bản thân định luật hấp dẫn. Nói cách khac, thì chỉ  muốn nghe về những  phát minh mới. Còn tôi, tôi cứ muốn kể cho bạn về  định luật vạn  vật hấp dẫn, bởi vì  khi trình bày lịch sử, con đường  và  phương  pháp phát minh ra  nó, những  đặc điểm cơ bản của nó, tôi vẫn là một con người hoàn toàn hiện đại.

Định luật vạn vật hấp dẫn nói rằng hai vật tương tác  lẫn  nhau với một lực tỷ lệ nghịch với bình phương  khoảng cách giữa chúng và tỷ lệ thuận với các  khối lượng. Về mặt toán  học, ta có thể biểu diễn định luật vĩ đại ấy bằng  công thức:

F = G.mm'/r²

Một hằng số nào đó nhân với tích hai khối lượng và chia cho bình phương  khoảng  cách. Giờ nếu nhớ lại rằng dưới tác dụng của lực, vật sẽ được tăng tốc và độ biến thiên  vận tốc sau một giây tỷ  lệ nghịch với khối lượng -nghĩa là vận tốc biến đổi càng  chậm khi khối lượng càng  lớn- thì tôi có thể chỉ ra tất cả những gì cần  nói về định luật hấp dẫn. Tất cả những  cái còn  lại chẳng  qua chỉ là  hệ quả toán  học của hai điều đó mà thôi. Song, tôi biết rằng  đối với những  nhà không  phải là  toán  học thì rất khó thấy hết các  hệ quả đó; vì vậy tôi sẽ cố gắng kể vắn tắt về lịch sử  và phát minh ra  các định luật ấy, về một vài hệ quả của nó, về ảnh hưởng của nó tới lịch sử khoa học, về những điều bí mật mà nó đã làm cho sáng tỏ, về những điểm chính xác hóa  mà Einstein đã nêu ra, và có thể, về mối liên  hệ giữa định luật ấy với những định luật khác của vật lý.

Lịch sử của định luật tóm tắt vài nét như sau: quan sát chuyển động  các hành tinh trên  bầu trời, những người cổ xưa  đã đoán rằng chúng cùng với Quả Đất quay quanh Mặt Trời. Sau dó, khi con người đã quên  mất điều mà mình biết trước đây, thì đến  lượt Copernic lại phát minh ra  nó. Và bây giờ một câu hỏi mới đặt ra: các  hành tinh quay quanh Mặt Trời cụ thể ra sao, chuyển động của chúng thế nào? chúng  quay theo đường tròn và Mặt Trời nằm ở tâm hay  lại chuyển động theo một đường cong  nào khác? Chúng  quay nhanh đên  mức  nào? v..v.. Làm sáng tỏ những điều ấy không  phải là  ngày một, ngày hai. Sau Copernic lại là những thời ky hỗn độn và  nổ ra các  cuộc tranh cãi dữ dội ở chỗ là các  hành tinh  cùng  với quả đất quay quanh Mặt Trời, hay chính quả  Đất là  tâm của vũ trụ? Bấy giờ có người tên  là Tycho Brahe đã nghĩ ra cách trả lời cho câu hỏi đó. Ông  quyết định  phải theo dõi rất kỹ xem hành tinh đã xuất hiện  ở nơi nào trên  bầu trời và ghi lại một cách chính xác, à chỉ bấy giờ mới có thể chọn cái nào trong  hai lý thuyết đang xung  khắc  nhau. Đó chính là điều mở đầu cho khoa học hiện đại, là chìa khóa dãn tới các hiểu biết đúng đắn về tự nhiên: quan sát đối tượng cần nghiên cứu, ghi lại mọi chi tiết và hy vọng rằng những tài liệu thu được đó sẽ  là cơ sở kiểm tra lý thuyết. Và như vậy là Tycho, một người giàu có, chủ nhân một hòn đảo gần Copenhagen, đã trang bị cho  đảo của mình những vòng tròn  lớn bằng đồng. Xây dựng các trạm quang trắc đặc biệt và đêm này qua đêm khác ghi lại vị trí của các  hành tinh. Mọi phát minh đều chỉ có thể đạt tới bằng cả một chuỗi lao động  cần cù mà thôi.

Khi các số liệu như vậy được tập hợp đầy đủ thì chúng  lại rơi vào tay của Kepler, là người  cố gắng giải vấn đề chuyển động của các  hành tinh quanh Mặt Trời.  Kepler tìm cách gỉi bằng  phương  pháp "thử và sai". Có một lần ông cho biết rằng  ông đã tìm được lời giải: các hành tinh chuyển động theo đường tròn, nhưng  Mặt Trời lại không  nằm ở tâm. Sau đó, Kepler nhận thấy rằng  một hành tinh  - hình như là sao Hỏa- lệch đi 8  phút góc ra khỏi vị trí phải có của nóvà hiểu rằng lời giải trên  không đúng, bởi  vì Tycho Brahe không thể  phạm một sai số lớn đến thế. Coi các  kết quả quan sát là chính xác, ông quyết định phải xét  lại lý thuyết của mình và cuối cùng tìm được  ba sự kiện.

Trước  hết, ông thấy rằng các  hành tinh chuyển động  quanh Mặt Trời  theo những đường   ellipse và Mặt Trời nằm tại một tiêu điểm của ellipse, đó là  một đường cong  mà  mọi họa sĩ  đều biết, bởi vì nó chính là một đường tròn  kéo dẹt ra. Các trẻ em cũng  biết: người ta đã bảo chúng rằng nếu luồn một sợi chỉ qua cái vòng, giữ chặc hai đầu và cho vào trong  vòng  một cái bút chì, thì  nó vẽ  nên đường  ellipse.

Hai điểm A và B là  hai tiêu điểm. Quỹ đạo hành tinh là  hai ellipse. Mẵt Trời nằm tại một tiêu điểm. Lại nảy ra  một câu hỏi khác: hành tinh chuyển động theo ellipse như thế nào? Lúc gần Mặt Trời nó có đi nhanh không? Khi xa Mặt Trời chuyển động của nó có chậm lại không? Kepler cũng đã trả lời được câu hỏi ấy (*).

Ông  nhận thấy rằng, nếu lấy hai vị trí hành tinh ở cách nhau một khoảng thời gian nhất định , ba tuần lễ chẳng  hạn, sau đó lấy một đoạn khác trên quỹ đạo và ở đây hai vị trí hành tinh cũng  cách nhau ba  tuần lễ và vẽ các đường (các nhà bác học gọi chúng  là vectơ tia) nối Mặt Trời với hành tinh, thì diện tích gồm giữa quỹ đạo của hành tinh và  mỗi cặp đường cách nhau ba tuần lễ như vậy ở bất kỳ phần nào của quỹ đạo cũng  như nhau. Mà muốn các diện tích ấy như nhau thì hành  tinh phải đi nhanh khi nó ở gần  Mặt Trời, và đi chậm hơn khi ở xa nó.

Vài năm sau; Kepler nêu lên quy tắc thứ ba (*) không  liên quan tới chuyển động của một hành tinh quanh Mặt Trời, mà  liên quan tới các chuyển động của các  hành tinh khác  nhau. Quy tắc ấy cho biết rằng thời gian quay đúng  một vòng của hành tinh quanh Mặt Trời phụ thuộc vào độ rộng của quỹ dạo, nó tỷ lệ với căn bậc  hai của lập phương độ rộng ấy. Độ rộng của quỹ đạo là đường  kính đi qua chỗ rộng  nhất của ellipse . Như vậy Kepler đã phát minh ba định luật (*) mà ta có thể ghép lại làm một mà  ta phát biểu là: quỹ đạo hành tinh là ellipse mà sau những  khoảng thời gian bằng  nhau thì đuờng nối Mặt Trời và  hành tinh quét những diện tích bằng  nhau và thời gian quay trọn vòng tỷ  lệ với lũy thừa  ba phần hai độ rộng của quỹ đạo., tức  là  căn bậc hai của lập phương độ rộng quỹ đạo. Ba định luật ấy của Kepler mô tả một cách đầy đủ chuyển động của hành tinh quanh Mặt Trời.

Bạn  hãy tự hỏi: Cái gì đã  buộc các  hành tinh chuyển động quay quanh Mặt Trời? Thời Kepler, có người bảo là do phía sau mỗi hành tinh có những vị thần ngồi ở đó, vẫy đôi cánh tay và đẩy hành tinh chạy trên quỹ đạo. Sau này bạn sẽ thấy câu trả  lời ấy không đến nỗi quá xa  sự thật. Chỉ có một điều khác  là các "vị thần" ngồi ở một chỗ khác và  đẩy hành tinh về phía  Mặt Trời.

Cũng trong thời gian ấy, Galilée nghiên cứu các định luật chuyển động của những vật thông thường mà ông có trong tay. Khi nghiên cứu các định luật ấy, ông đã tiến hành các thí nghiệm khác nhau để làm sáng tỏ quả cầu lăn như thế nào trên  mặt phẳng nghiêng, con lắc lắc lư như thế nào v..v.. Galilée đã phát minh ra  một nguyên  lý vĩ đại gọi là nguyên lý quán tính mà nội dung là: nếu không có gì tác dụng lên một vật đang chuyển động với một vận tôc xác định theo đường thẳng thì nó sẽ  chuyển động với chính đường thẳng  đó và trên chính đường thẳng đó mãi mãi. Điều đó thật là lạ lùng đối với ai muốn thử ép buộc  một quả cầu lăn mãi trên mẵt đát, nhưng nếu sự lý tưởng hóa ấy là đúng và không có gì tác dụng (chẳng hạn như ma sát của mặt sàn) lên vật, thì vật ấy sẽ mãi mãi lăn với một vận tốc  không đổi.

Sai đó là đến lượt Newton, ông suy nghĩ về câu hỏi này: Nếu quả cầu không  lăn theo đường thẳng thì bấy giờ thế nào? Và ông trả lời: muốn biến đổi vận tốc thì phải có lực. chẳng  hạn nếu ta đẩy quả cầu theo hướng nó đang chuyển động thì nó sẽ lăn  nhanh lên. Nếu bạn nhận thấy nó quay sang  một bên thì có nghĩa là lực tác dụng vào bên sườn của nó. Lực có thể đo được bằng tích của hai đại lượng. Vận tốc biến đối đi bao nhiêu sau một đơn vị thời gian? Đại lượng ấy gọi là gia tốc. Nếu nhân nó với một hệ số gọi là khối lượng của vật thì tích co được sẽ là lực. Như vậy lực là đo được. Thí dụ như ta buộc hòn đá vào sợi dây và đem quay nó trên đầu thì ta có cảm giác là phải kéo sợi dây lại. Thật vậy khi hòn đá quay theo đường tròn, độ lớn của vận tốc không thay đổi, nhưng hướng thì thay đổi. Điều đó co nghia là cần có một lực luôn luôn kéo hòn đá vào tâm, mà lực đó thì tỷ lệ với khối lượng. Ta lấy hai vật khác nhau và đầu tiên cầm quay một vật, sau đó quay vật thứ hai với vận tốc như trước; trong trường hợp sau, khối lượng của vật thứ hai lớn hơn vật thứ nhất bao nhiêu lần thì lực cần thiết phải lớn hơn bấy nhiêu lần. Vậy nếu xác định được  lực cần thiết để biến đổi vận tốc của vật, ta có thể tính khối lượng của nó. Vì thế Newton cho rằng, đối với hành tinh quay quanh Mặt Trời để chuyển động phía trước thì không  cần có lực nào cả, nếu chẳng có lực  nào tác dụng cả thì hành tinh sẽ đi theo đường tiếp tuyến với quỹ đạo chuyển động. Nhưng đằng này nó lại không đi theo đường thẳng. Nó như luôn luôn không  ở vào chỗ phải có  của nó khi chuyển động tự do, mà bị kéo vào gần Mặt Trời

Nói cách khác, vận tốc và chuyển động của ó lệch về phía Mặt Trời. Vì vậy "vị thần" phải vẫy cánh thế nào để luôn luôn đẩy hành tinh về phía Mặt Trời.

Nhưng chuyển động tự do thì không có một nguyên nhân rõ ràng nào cả. Vì sao các vật lại có khả năng chuyển động  mãi mãi  theo đường thẳng, điều đó chúng ta không biết. Nguồn gốc của định luật quán tính đến nay còn là một điều bí ẩn. Không có các vị thần nhưng chuyển động tự do thì vẫn tồn tại và muốn bẻ cong nó thì cần thiết phải có lực. Rõ ràng  là nguồn lực ở đâu đấy gần Mặt Trời. Vá Newton đã chứng  minh rằng định luật thứ hai của Kepler -định luật về sự bằng  nhau của các diện tích- chỉ là một hệ quả trực tiếp  của ý kiến đơn giảnlà mọi biến đổi của vận tốc đều hướng về Mặt Trời. Cả trong trường  hợp quỹ đạo ellipse cũng thế. Trong bài  giảng sau, tôi sẽ cố gắng giải thích chi tiết làm sao rút ra được các hệ quả đó.

Định luật ấy củng cố ý nghĩ  của Newton cho rằng  lực hướng về phía Mặt Trời và  nếu biết chu kỳ quay của các hành tinh khác  nhau phụ thuộc vào khoảng cách tới Mặt Trời như thế nào thì có thể xác định lực giảm ra sao theo khoảng cách. Ông đã tìm thấy lực tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách.

Tới đó Newton cũng chưa nói lên điều gì mới mà bằng những  lời lẽ khác lập lại điều mà Kepler đã nói trước  mà thôi. Một định luật Kepler tương đương với khẳng định rằng lực hướng về phía  Mặt Trời, còn một định luật khác thì tương đương với khẳng định ràng lực tỷ lệ nghịch với bình phương  khoảng cách.

Còn người nhìn qua ống viễn vọng ngắm sao Mộc cùng với các  vệ tinh bị hút về phía sao mộc. Mặt Trăng cũng quay quanh Quả Đất và bị hút về phía Quả Đất hoàn toàn giống như thế. Dĩ nhiên một ỳ nghĩ nảy ra là tính hấp dẫn tồn tại ở khắp nơi. Vấn đề còn  lại chỉ là tổng  quát hóa các điều quan sát và  phát biểu là: mọi vật đều hút lẫn nhau. Như vậy Quả Đất phải hút Mặt Trăng giống như Mặt Trời hút các  hành tinh. Song ai cũng  biết rằng Quả Đất hút cả những  vật thông thường: chẳng  hạn như bạn ngồi vững vàng trên ghế mặc dù có thể  bạn lai muốn  bay lên không trung  kia. Tính hấp dẫn   của các  vật về phía Quả Đất là một hiện tượng  ai cũng biết rõ. Newton giả thiết rằng, có những  lực giống như lực  hút các vật về phía Quả Đất đã giữ cho Mặt Trăng quay trên quỹ đạo của nó.

Mỗi giây Mặt Trăng rơi xuống bao nhiêu, điều đó cũng chẳng khó hình dung, bởi vì bạn biết kích thước quỹ đạo, biết Mặt Trăng quay trọn vòng quanh Quả Đất trong  một tháng, tính xem nó đi được bao nhiêu trong  một giây, bạn có thể thấy rõ sau một giây, đường tròn quỹ đạo Mặt Trăng sẽ lệch đi bao nhiêu so với đường thẳng  mà theo đó Mặt Trăng sẽ chuyển động nếu như Quả Đất không hút nó. Đại lượng  này hơi lớn hơn 1,25 mm một chút. Mặt Trăng  ở  60 lần xa tâm Quả Đất hơn chúng ta (chúng ta  ở cách tâm quả đất 6400km, cón  Mặt Trăng thì cách 378000km). Nếu định luật về sự tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách mà đúng thì vật ở gần mặt đất phải rơi được 1,25.60²  sau một giây, bởi vì ở vị trí quỹ đạo Mặt Trăng các  vật phải bị hút 60x60 lần yếu hơn. Vậy là 1,25mmx3600, tức vào khoảng 5m. Các phép đo của Galilée cho thấy vật rơi ở gần  mặt đất đi được  5m sau một giây. Điều đó có nghĩa là Newton đúng, bởi vì nếu trước đây ta biết được  hai sự kiện độc  lập với nhau -thứ nhất là chu kỳ quay của Mặt Trăng và độ rộng quỹ đạo của nó, và thứ hai là khoảng  cách mà vật rơi ở gần mặt đất đi được trong  một giây- thì bây giớ các sự kiện ấy bị ràng buộc với nhau rất chặc chẽ. Sự kiểm nghiệm lý thú ấy chứng tỏ tất cả đều phú hợp với lý thuyết của Newton.

 Sau đó, Newton đưa ra thêm một số dự đoán khác. Ông đã tính được hình dạng  của quỹ đạo phải thế nào nếu như định luật về sự tỷ lệ nghịch với bình phương  khoảng cách là đúng. Ông  đã tìm thấy rằng quỹ đạo phải là ellipse và đó là sự kiện thứ ba chứng  minh cho định luật của ông. Ngoài ra, Newton còn giải thích được  một số hiện tượng khác  nữa.

Trước tiên là hiện tượng thủy triều. Thủy triều do mặt trăng hút Quả đất cùng các đại dương của nó gây nên. Từ trước, người ta vẫn nghĩ thế, song có một điều chưa giải thích được: nếu Mặt trăng gút nước và làm nó dâng lên ở phía Quả đất gần Mặt trăng thì trong một ngày đêm chỉ có thể xảy ra một lần thủy triều mà thôi -ở phần mặt của quả đất quay về phía Mặt trăng

 

(còn tiếp)

 

Bài đọc thêm:

Tiểu sử Nicolas Copernic

Tiểu sử Tycho Brahe

Tiểu sử Johannes Kepler

Einstein và cuộc đời

(*) Ðịnh luật thứ I và II Kepler

(*) Ðịnh luật thứ III Kepler và  cách tính khối lượng các thiên thể

Hệ thống Copernic và ảnh hưởng

Lực  Hấp Dẫn , tác giả Trịnh Xuân Thuận

 

© http://vietsciences.free.fr  Hoàng Quý và Phạm Quý Tư dịch