Hệ thống Copernic và ảnh hưởng

Võ Thị Diệu Hằng                 23/05/04
 

Hệ thống Copernic dựa trên sự quả quyết rằng trái đất quay quanh chính nó  1 vòng trong một ngày và quay quanh mặt trời một vòng trong  một năm.

 Ngoài ra, những hành tinh khác cũng ở xung  quanh mặt trời. Như vậy, trái đất có sự tiến động trên trục của nó khi nó quay (cũng giống như một con vụ vừa quay xung quanh nó, vừa  quay vòng)

Hệ thống Copernic còn giữ lại một số lý thuyết xưa như  những khối cầu thật chắc mang những hành tinh và  mang những ngôi sao đứng yên.

Thuyết của Copernic có ưu điểm hơn của Ptolémée là giải thích được sự chuyển động hàng ngày của mặt trời và sao (do chuyển động của trái đất xung quanh chính nó) và chuyển động của mặt trời hàng năm (do sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời). Ông giải thích được chuyển động bề ngoài có vẻ ngược  của Mars, Jupiter và Saturne  và   Mercure và  Vénus  giữ  nguyên độ xa đối với mặt trời

Ngoài ra thuyết Copernic cho một bảng thứ tự mới của các hành tinh tùy chu kỳ quay vòng của chúng

Hệ thống Copernic khác của Ptolémée là bán kính quỹ đạo của hành tinh càng lớn thì càng cần nhiều thời gian hơn để hành tinh đó quay một vòng quanh mặt trời

Nhưng khái niệm về  một trái đất di chuyển khó được những  độc giả của thế kỷ XVI chấp nhận để  hiểu được lỳ thuyết Copernic. Có vài thuyết của ông được chấp thuận nhưng "trung tâm mặt trời " bị bác bỏ hay không biết.

Từ năm 1543 đến 1600 ông chỉ có mười người theo ông. Phần đông  họ  làm việc bên ngoài trường đại học, trong những lớp học hoàng gia. Những người nổi tiếng  nhất là  Galilée, Johannes Kepler. Những người này có những lý lẽ đặc biệt khác để  ủng hộ hệ thống Copernic.

Năm 1588, nhà Thiên văn học  Danemark, Tycho Brahé,  nghiên cứu một vị trí trung gian  đặc biệt mà trái đất như có vẻ đứng yên và  mọi hành tinh khác quay chung quanh nó.

Năm 1633, mặc dù Galilée bị buộc tội trước tòa án La Mã nhưng có vài triết gia thời bấy giờ vẫn  chấp nhận (bên trong lòng) lý thuyết Copernic.

Khoảng cuối thế kỷ XVII khi ngành  Cơ học thiên văn  tiến bộ nhờ  Isaac Newton, phần đông những  bác học Anh, Pháp, Hà Lan, Danemark  theo Copernic, còn những nước khác thì chống Copernic  đến ngót một thế kỷ.

  Bài đọc thêm:

Copernic, Nicolas

Galilée

Newton, Isaac

Kepler, Johannes

© http://vietsciences.free.fr Võ Thị Diệu Hằng