Bông vải chống được bệnh thổ tả

Phan Chiêu Quân
 

Một tấm sari bằng bông vải đơn sơ  lọc nước dơ sẽ giảm một nửa số trường hợp bệnh thổ tả

17/01/2003 -  Một cuộc khảo cứu rộng rãi trong 3 năm tại Bangladesh đã chứng minh rằng lọc nước với một mảnh sari cũ giảm được một nửa trường hợp bị nguy tai vể bệnh thổ tả. Ðó là nhận xét của bà Rita Colwell, giáo sư Vi trùng học tại Ðại học Maryland, trong những bản tường thuật của Hàn lâm viện Khoa học (PNAS) ngày 13 tháng Giêng.

Cuộc thí nghiệm thực hiện trên 40 000 người sống trong 65 làng. Những khoa học gia chia  những làng làm 3 nhóm: Nhóm thứ hất gồm 27 làng, những người dân học các làm tấm lọc nước bằng cách gập tấm sari làm bốn. Dân làng nhóm thứ hai dùng tấm lọc bằng ni lông và những người dân thuộc 13 làng còn lại thì vẫn tiếp tục múc nước từ giếng mà không lọc.

Vibrio cholerae

 Sau 18 tháng, số bệnh tả của nhám thứ nhất là 0,65 trên 1000 người mỗi năm. Nhóm thứ hai là 0,79 và nhóm cuối cùng là 1,16.   Vả kại những nhà nghiên cứu xác định rằng trong những làng mà người dân dùng sari lọc nước, có sự nhiễm trùng vì họ không sử dụng một cách đàng hoàng.

Trong phòng thí nghiệm, những cuộc thử nghiệm đã chứng tỏ rằng 99%  Vibrio cholerae, vi khuẩn gây bịnh thổ tả, bị giữ lại bởi chất vải. Vải dùng để may áo sari cho đàn bà Ấn Ðộ cho giữ lại phần lớn các zooplancton et du phytoplancton từ nước dơ. Ðó là những thành phần chứa chấp  Vibrio cholerae  và truyền bệnh nếu chúng hiện diện nhiều.

Thổ tả gậy tiêu chảy và chính sự tiêu chảy làm cơ thể mất nước trầm trọng, gây tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi và người già. Năm 2001 Tồ chứ Thế giới về Sức khỏe chỉ định rằng có 184000 trường hợp bị thổ tả được ghi nhạn trong 58 nước, gây ra 2700 người chết.