Một vụ "Madoff" trong y khoa: Lại một ngôi sao y khoa rơi rụng!

Vietsciences- Nguyễn Văn Tuấn          02/04/2009

 

Những bài cùng tác giả


Giáo sư Scott S. Reuben, 51 tuổi, là một chuyên gia và giám đốc bộ môn gây mê của Trung tâm Y khoa Baystate (bang Illinois, Mĩ), và trường Y thuộc Đại học Tufts. Ông là một “ngôi sao” trong chuyên ngành gây mê, với những công trình nghiên cứu giảm đau sau phẫu thuật. Ông đã công bố 72 công trình nghiên cứu khoa học trên các tập san y khoa hàng đầu trong ngành gây mê như Anesthesiology, Anesthesia and Analgesia, Journal of Clinical Anesthesia, v.v… Do đó, không ngạc nhiên khi thấy những công trình nghiên cứu này gây tiếng vang và ảnh hưởng đến chuyên ngành gây mê ở Mĩ.

Một trong những lĩnh vực nghiên cứu ông theo đuổi và có ảnh hưởng lớn là “trường phái điều trị đa phương” bằng cách sử dụng nhiều thuốc chống đau để giảm tối đa những phẫu thuật mang tính xâm phạm. Từ năm 2000, bằng các nghiên cứu của mình, ông thuyết phục các bác sĩ giải phẫu chấn thương chỉnh hình sử dụng các thuốc như Celebrex, Vioxx, và Bextra để giảm dau (thay vì sử dụng NSAIDS như trước đó). Ông còn cho rằng phối hợp các thuốc trên và thuốc can thiệp hệ thần kinh (neuropathic agents) có hiệu quả cao hơn thuốc mô phỏng theo thuốc phiện (opioids). Có người cho rằng nhờ những nghiên cứu của Reuben mà những thuốc giảm đau như Celebrex, Vioxx có thị trường hàng tỉ đô-la mỗi năm.

Những nghiên cứu của Reuben đã bị đồng nghiệp đặt dấu hỏi và nghi ngờ từ lâu. Một số đồng nghiệp rất ngạc nhiên thấy tất cả kết quả nghiên cứu của ông đều có kết quả quá “đẹp”, chẳng có nghiên cứu nào của ông có kết quả “âm tính” cả! Trong khi đó nhiều người khác cố lặp lại những kết quả này đều thất bại. Trong khoa học, kết quả nghiên cứu đa công bố mà nhiều người khác lặp lại không được là một tín hiệu cho thấy nghiên cứu đó có vấn đề.

Những nghi ngờ của đồng nghiệp trong giới gây mê đã có cơ sở. Hôm qua (11/3/2009), giáo sư Reuben thú nhận rằng trong suốt từ 1996 đến nay, có khoảng 21 công trình ông chỉ giả tạo dữ liệu, chứ chẳng có nghiên cứu nào cả! Thú nhận này làm rúng động cộng đồng gây mê ở Mĩ và có lẽ cả thế giới, vì những ảnh hưởng của nghiên cứu do giáo sư Reuben trình bày trong thời gian qua. Các tập san lập tức rút lại những bài báo của ông. Nhưng các tập san này nhấn mạnh rằng ông Reuben gian lận, chứ các đồng tác giả và cộng sự thì không.

Giới khoa học xem đây là một trường hợp gian lận khoa học lớn nhất trong lịch sử y khoa Mĩ. Thật vậy, hiếm thấy trong lịch sử y khoa có một nhà khoa học nào ngụy tạo số liệu trong một thời gian dài như thế, và nhờ những ngụy tạo đó mà “leo” đến chức giáo sư y khoa! Chẳng những ngụy tạo dữ liệu, giáo sư Reuben còn ngụy tạo cả … tác giả. Theo giáo sư Evan Ekman (chuyên gia phẫu thuật chấn thương chỉnh hình ở Columbia) cho biết tên của ông xuất hiện trong 2 bài báo của Reuben, nhưng ông Ekman chẳng biết gì cả! Thật là hi hữu!

Trường hợp gian lận của giáo sư Reuben không phải là trường hợp duy nhất, và chắc chắn sẽ không phải là trường hợp sau cùng. Trong quá khứ đã có nhiều vụ gian lận nổi tiếng, thậm chí có người phải đi tù (xem box). Còn nhớ trước đây, vào năm 2004, tiến sĩ Hwang woo-suk tuyên bố rằng ông đã thành công tạo ra dòng tế bào gốc từ phôi thai nhân bản, đem lại biết bao hi vọng cho bệnh nhân nan y, nhưng đến cuối năm 2005, qua nhiều tháng điều tra chúng ta biết rằng ông chỉ ngụy tạo dữ liệu! Năm ngoái, cũng ở Hàn Quốc, giáo sư Kim Tae kook cũng bị phát giác là ngụy tạo dữ liệu và phân tích dữ liệu trong hai công trình công bố trên tập san Science vào năm 2005 và Nature Chemical Biology vào năm 2006.

 

Hwang Woo-Suk

Kim Tae Kook



Trong thực tế, nhiều nhà khoa học cũng rất “trần ai”, cũng bịp bợm, lưu manh, và phạm tội lường gạt. Họ cũng làm nghiên cứu giả dối, cũng che dấu sự thật, cũng chủ quan, cũng đạo văn, ăn cắp ý tưởng của người khác, cũng bịa đặt số liệu, cũng cố tình vặn vẹo số liệu theo ý muốn mình ... Trong một nghiên cứu trên 4.000 sinh viên bậc tiến sĩ trong 99 trường đại học ở Mĩ, Giáo sư Judith P. Swazey cho biết có đến 44% sinh viên và 50% giáo sư đại học từng biết ít nhất một hành vi vi phạm đạo đức nghiên cứu khoa học. Phần lớn những vi phạm này xảy ra trong các bộ môn khoa học thực nghiệm như sinh học, vật lí, hóa học, v.v… Nhưng vi phạm nhiều nhất vẫn là trong nghiên cứu y khoa.

Nhìn người lại nghĩ đến ta. Ở Việt Nam tuy chưa có những trường hợp ngụy tạo số liệu khoa học được phát hiện, nhưng điều này không có nghĩa không có những gian lận và giả tạo dữ liệu trong hoạt động khoa học ở nước ta. Trong những năm gần đây, sự gian dối trong học đường ngày càng gia tăng, ở các lớp trên xảy ra nặng và nhiều hơn lớp dưới, ở người lớn nghiêm trọng hơn ở thanh thiếu niên. Các hiện tượng chạy điểm, chạy thầy, quay cóp, mua bán sử dụng phao thi, v.v… xảy ra hàng năm. Những vụ đạo văn trong khoa học được phát hiện gần đây ở Việt Nam là một tín hiệu cho thấy những vi phạm về đạo đức khoa học chắc chắn xảy ra ở nước ta. Những lem nhem về số liệu đã gieo một sự nghi ngờ của đồng nghiệp quốc tế đến những nghiên cứu về chất độc da cam ở nước ta.

Trung thực và liêm chính là những đặc tính số một trong nghiên cứu khoa học, và công bố bài báo khoa học cũng như giảng dạy là raisons d'être (lí do để tồn tại) của nhà khoa học. Nếu thế giới khoa bảng chỉ gồm những người gian trá và thiếu trung thực thì cái thế giới đó không nên tồn tại. Một nhà khoa học có thể lừa gạt nhiều người trong một lần, hay lừa gạt một người trong nhiều lần, nhưng không thể nào lường gạt nhiều người trong nhiều lần. Khoa học là một ngành nghề được xây dựng và tồn tại dựa trên tinh thần chân thực và liêm chính. Vì thế, khoa học không thể nào dung túng tình trạng thiếu chân thực và vô liêm chính. Chúng ta cần phải truy tìm và đào cho tận gốc những gian lận trong khoa học.

Gian lận trong khoa học xảy ra ở bất cứ nước nào và bất cứ lúc nào. Có khác chăng là các nước tiên tiến có cơ chế xử lí vấn đề đến nơi đến chốn, và có nước (chẳng hạn như nước ta) chưa có cơ chế giải quyết các vấn đề vi phạm đạo đức khoa học, và hệ quả là nhiều vụ việc bị “chìm xuồng”. Nếu trường hợp của giáo sư Reuben là một kinh nghiệm, tôi nghĩ Việt Nam cần một qui ước về đạo đức khoa học để ngăn ngừa và giải quyết các trường hợp gian lận trong nghiên cứu khoa học.


Vài trường hợp giả tạo dữ liệu trong khoa học

John Darsee – trường hợp cổ điển

Trong những trường hợp gây nhiều tai tiếng trong dư luận công chúng có lẽ là trường hợp của bác sĩ John Darsee vào thập niên 1980s khi ông, lúc đó là một giáo sư trẻ thuộc Đại học Emory (Atlanta, bang Georgia, Mĩ), công bố một loạt 10 bài báo mà ông đứng tên tác giả đầu. Với thành tích ấn tượng đó, Darsee được thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp khoa bảng, trở thành một nhà khoa học được nhiều đồng nghiệp kính trọng. Nhưng tất cả những bài báo đó là hoàn toàn giả tạo. Nói cách khác, ông đã tạo sự nghiệp dựa vào việc ngụy tạo nghiên cứu trong suốt 10 năm liền!

 


Eric Poehlman là cựu giáo sư y khoa, Trường Đại học Vermont (Mĩ), chuyên nghiên cứu béo phì thuộc hàn lâm Hoa kỳ. Với hơn 200 bài báo khoa học trên các tập san y khoa quốc tế, ông là một “sao” lớn trong trường y khoa học. Nhưng ông phạm phải một lỗi tày trời: ngụy tạo dữ liệu.

Nhưng 10 công trình khoa học và bài giảng trong các hội nghị từ 1992 đến 2002 lại là những tác phẩm khoa học dựa vào số liệu do ông giả tạo để phù hợp với lí thuyết của mình. Năm 1995, trong một hội nghị y khoa, Poehlman trình bày dữ liệu mà ông báo cáo là thu thập từ một nghiên cứu đánh giá các đặc điểm về chuyển hóa năng lượng ở phụ nữ trong thời gian trước và sau mãn kinh. Nhưng trong thực tế, Poehlman chỉ theo dõi một bệnh nhân duy nhất, phần còn lại là ông giả tạo số liệu. Ngoài ra, Poehlman còn giả tạo nhiều số liệu trong hơn 10 bài báo khoa học khác. Chẳng những thế, Poehlman còn ngụy tạo số liệu mà ông cho là “nghiên cứu sơ bộ” để thu hút tài trợ đến gần 3 triệu USD từ NIH (cơ quan tài trợ cho phần lớn nghiên cứu y khoa ở Mĩ).

Sau nhiều năm điều tra, Trường đại học quyết định sa thải Poehlman và Nha liêm chính trong nghiên cứu (ORI) truy tố ông ra tòa. Ngày 28/6/2006, Poehlman bị tòa xử phạt một năm tù và phải hoàn trả cho Nhà nước 542.000 USD. Đây là trường hợp nghiêm trọng nhất và lần đầu tiên trong lịch sử khoa học Mỹ một giáo sư gian lận trong khoa học phải ngồi tù.

Jon Sudbo: mô phỏng số liệu

Năm 2005, Tập san y khoa Lancet (một tập san đứng vào hàng nhất nhì trên thế giới) công bố một công trình nghiên cứu của bác sĩ Jon Sudbo, chuyên gia về ung thư thuộc Bệnh viện Radium và Đại học Oslo (Na Uy). Trong bài báo, bác sĩ Sudbo và 13 cộng sự viên báo cáo rằng họ đã tiến hành một nghiên cứu với 908 đối tượng, và kết quả cho thấy thuốc chống viêm NSAIDs có hiệu quả làm giảm nguy cơ ung thư miệng. Phát hiện của bác sĩ Sudbo gây sự chú ý lớn của các chuyên gia trong lĩnh vực ung thư bởi vì các loại thuốc NSAID được sử dụng rất rộng rãi để giảm đau, nhất là đau thấp khớp, và tương đối rẻ, và nếu quả thật thuốc có hiệu quả chống ung thư thì đó là một tin vui cho bệnh nhân: một thuốc mà đạt hai mục tiêu. Sau khi công bố bài báo, Sudbo trở thành nổi tiếng trong giới chuyên môn về “phát hiện” mà ít ai nghĩ đến đó.

Nhưng nghiên cứu của Sudbo hoàn toàn giả tạo. Sudbo giả tạo tất cả các số liệu và bệnh nhân. Khi điều tra lại các số liệu gốc (tức cũng giả tạo), người ta mới phát hiện trong số 908 đối tượng ma này, có đến 250 người có cùng ngày tháng năm sinh! Tuy nhiên, điều đáng chú ý là trong phân tích, Sudbo đã giả tạo rất tài tình, không để lộ một kẽ hở nào trong số liệu để người bình duyệt có thể đánh dấu hỏi. Tổng biên tập tập san Lancet, Richard Horton, phải thú nhận là Sudbo quá thông minh và tinh xảo đến độ ông có thể qua mặt tất cả 13 cộng sự viên là tác giả của bài báo, lường gạt tất cả các chuyên gia trong ngành đã bình duyệt bài báo, lường gạt luôn cả một chuyên gia thống kê học cũng là người bình duyệt bài báo! Hành động ngụy khoa học của bác sĩ Sudbo chỉ được phát hiện khi một nhà dịch tễ học người Na Uy chú ý đến đoạn văn mà Sudbo cho biết nguồn bệnh nhân mà ông nghiên cứu là trích từ một ngân hàng dữ liệu (database) về ung thư thuộc bệnh viện Radium, bởi vì trong thực tế ngân hàng dữ liệu này không hiện hữu!

Đến nay, bác sĩ Sudbo đã thú nhận rằng ông ngụy tạo hoàn toàn các số liệu trong bài báo đó bằng máy tính. Sudbo không chú ý đến ngày tháng năm sinh vì nghĩ rằng không ai đòi hỏi xem số liệu gốc! Sudbo còn thú nhận rằng hai bài báo ông công bố trước đó trên tập san New England Journal of Medicine và Journal of Clinical Oncology cũng dựa vào số liệu do ông dựng lên.
 

 


Danh sách 21 bài báo của Gs Reuben mà dữ liệu là hoàn toàn giả tạo.







http://www.sciam.com/article.cfm?id=a-medical-madoff-anesthestesiologist-faked-data

A Medical Madoff: Anesthesiologist Faked Data in 21 Studies


A pioneering anesthesiologist has been implicated in a massive research fraud that has altered the way millions of patients are treated for pain during and after orthopedic surgeries


By Brendan Borrell

Over the past 12 years, anesthesiologist Scott Reuben revolutionized the way physicians provide pain relief to patients undergoing orthopedic surgery for everything from torn ligaments to worn-out hips. Now, the profession is in shambles after an investigation revealed that at least 21 of Reuben's papers were pure fiction, and that the pain drugs he touted in them may have slowed postoperative healing.

"We are talking about millions of patients worldwide, where postoperative pain management has been affected by the research findings of Dr. Reuben," says Steven Shafer, editor in chief of the journal Anesthesia & Analgesia, which published 10 of Reuben's fraudulent papers.

Paul White, another editor at the journal, estimates that Reuben's studies led to the sale of billions of dollars worth of the potentially dangerous drugs known as COX2 inhibitors, Pfizer's Celebrex (celecoxib) and Merck's Vioxx (rofecoxib), for applications whose therapeutic benefits are now in question. Reuben was a member of Pfizer's speaker's bureau and received five independent research grants from the company. The editors do not believe patients were significantly harmed by the short-term use of these COX2 inhibitors for pain management but they say it's possible the therapy may have prolonged recovery periods.

Baystate Medical Center in Springfield, Mass., began investigating Reuben's findings last May after its chief academic officer, Hal Jenson, discovered during a routine audit that Reuben had not received approval from the hospital's review board to conduct two of his studies. Reuben "violated the trust of Baystate, the community and science," Jenson says. The story of the investigation was first reported by Anesthesiology News late last month.

Reuben, 50, has been stripped of his research and educational duties and has been on medical leave since May. He received his medical degree from the State University of New York at Buffalo School of Medicine & Biomedical Sciences in 1985 and did his residency at the Mount Sinai Medical Center in New York City. In 1991, he joined Baystate, which serves as the western campus for Tufts University School of Medicine, and has worked as a staff anesthesiologist and the director of acute pain management.

His lawyer, Ingrid Martin of Dwyer & Collora, LLP, in Boston, told ScientificAmerican.com that Reuben has cooperated with the investigation and that he "deeply regrets that all of this happened." She added that "with the [investigating] committee's guidance, he is taking steps to ensure this never happens again." She declined to answer any further questions, and Reuben did not respond to an e-mail request for comment.

Beginning in 2000, Reuben, in his now-discredited research, attempted to convince orthopedic surgeons to shift from the first generation of nonsteroidal anti-inflammatory drugs (NSAIDs) to the newer, proprietary COX2 inhibitors, such as Vioxx, Celebrex, and Pfizer's Bextra (valdecoxib). He claimed that using such drugs in combination with the Pfizer anticonvulsant Neurontin (gabapentin), and later Lyrica (pregabalin), prior to and during surgery could be effective in decreasing postoperative pain and reduce the use of addictive painkillers, such as morphine, during recovery. A 2007 editorial in Anesthesia & Analgesia stated that Reuben had been at the "forefront of redesigning pain management protocols" through his "carefully planned" and "meticulously documented" studies.

Many orthopedic surgeons, however, were slow to adopt COX2 inhibitors due to animal studies that showed short-term use might hinder bone healing. Then, in 2004, Vioxx and Bextra were pulled from the market because of their link to an increased risk of heart attacks and strokes, leaving Pfizer's Celebrex as the only COX2 inhibitor available. Celebrex sales plunged 40 percent after a study that same year suggesting that it, too, posed a heart attack risk. Despite this, Reuben continued to present "findings" in research funded by Pfizer that trumpeted Celebrex's alleged benefits and downplayed its potential negative side effects.

He apparently hoped to erase doubts by persuading orthopedic surgeons to co-author papers with him based on his bogus data. In 2005 he and Evan Ekman, an orthopedic surgeon at Southern Orthopaedic Sports Medicine in Columbia, S.C., published a study on the use of Celebrex to control pain in back surgery patients. "The short-term administration of celecoxib," they wrote in the paper published in The Journal of Bone and Joint Surgery, "results in no significant deleterious effect on bone or ligament healing or cardiovascular outcomes."

Three years later, Reuben's career would begin to unravel as Ekman began to suspect foul play. In addition to collaborating with Reuben on the now-retracted Celebrex study, Ekman agreed to review a Reuben manuscript on surgery on the anterior cruciate ligament (ACL) in the knee. But when he asked the anesthesiologist for the name of the orthopedic surgeon on the study, Reuben ceased communication with him.

Then, last year, Ekman was invited by Pfizer to give a talk. While there, he was handed a version of the very manuscript Reuben had asked him to review, which had subsequently been published in Anesthesia & Analgesia. To his surprise, and horror, he was listed as a co-author: Reuben had forged his signature on the submission form, Ekman says.

By then, Editor in Chief Shafer had already put several Reuben manuscripts on hold after learning that Baystate had initiated a probe into the validity of his research. The investigation later identified 21 articles based on patient data that had been partially or completely doctored. Although Pfizer funded Reuben's research between 2002 and 2007, Baystate has no records of those payments and says that the research funds could have been paid directly to Reuben. Such an arrangement would be "highly unusual," Shafer notes. "It's just a little frustrating," Baystate spokesperson Jane Albert says. "I don't know how many dollars went to Dr. Reuben or his group."

Pfizer spokesperson Sally Beatty insists the grants were properly disbursed to Baystate in accordance with Pfizer policy. "Pfizer is not familiar with the records retention policies of Baystate Medical Center," she says, "However, independent investigator-initiated research grant agreements were executed between Pfizer and Baystate Medical Center." Beatty was unable to provide information on the dollar amount of the grants, but editor White says they typically range between $10,000 to $100,000.

The question is: Why did it take 12 years before a "routine audit" revealed Reuben's widespread data fabrication? "Baystate publishes about 200 [studies] every year, and of those [articles], the audit rate might only be 5 percent," Baystate's Jenson says, acknowledging that ultimately "Baystate is responsible" for making sure that research done there is properly conducted and reported. He says that the hospital has been trying to strengthen its oversight program over "the past few years" and that it is in the process of applying for accreditation from the Association for the Accreditation of Human Research Protection Programs (AAHRPP) in Washington, D.C., which provides an independent evaluation of an organization's ethical standards and oversight. The lack of accreditation is not unusual because the nonprofit program was not established until 2001 and only recently has grown to include 159 hospitals, academic institutions and other organizations.

In hindsight, Anesthesia & Analgesia editors Shafer and White admit that it should have been a "red flag" that Reuben's studies were consistently favorable to the drugs he studied. White, who has also received drug company educational grants, says that such funding comes with "subtle pressure" to give the companies the results they want. For now, at least, neither the drug companies nor Reuben's co-authors are officially sharing in the blame, but that's expected to change. "There's a lot of responsibility to pass around," White says, "It's all being focused on Scott Reuben, but the reality is there are many other responsible parties."


            ©  http://vietsciences.free.frr  và http://vietsciences.org    Nguyễn Văn Tuấn