Hoa Mai Hoa xuân Bách Hoa Khôi

Ðức &Quang                             
 
     
 

 

 

Không biết tôi thích hoa Mai từ lúc nào nhưng tôi vẩn còn nhớ vào năm 1956, khi gia đình tôi dời nhà từ Phường Củi xuống  nhà mới ở cuối đường Phước Hải (nay là đường Nguyễn Trãi), đoạn đường này vắng vẻ làm sao lưa thưa một vài mái nhà, ở cách xa nhau và  cũng nổi tiếng có nhiều ma vì trước đó thực dân Pháp  đã hành quyết nhiều anh hùng Việt Nam chống Pháp  tại khu vực này và mả Hời cũng nhiều vô số.

Trường Phước Hải lúc bấy giờ chỉ mới có hai lớp do Thầy giáo Nguyễn văn Đở làm hiệu trưởng, dạy luôn lớp năm và cô Khương dạy lớp tư, phía sau trường là một bãi cát dài với một rừng cây bàn chải, bồn bồn, ma dương, dủ dẻ, quít rừng, cam rừng có xen lẩn những bụi mai vàng chạy tít vào tận  núi Đồng Bò (Hoàng Ngưu). Rồi cứ theo thông lệ vào  những ngày tháng chạp cuối năm, những anh lớn tuổi trong xóm tôi, họ cứ vác rựa vào Đồng Bò chặt những nhành Mai đem ra chợ Đầm bán, tôi không dám theo họ vào tận Đồng Bò vì quá  xa và sợ nguy hiểm nên chỉ quanh quẩn  sau ngôi trường thân yêu ấy tìm những bụi Mai bị họ bỏ sót lại hay họ cho là không đẹp, tôi đẵn về những nhành mai nhỏ mà thôi.Có điều đặc biệt là Ba tôi rất thích  chơi mai vì khoảng  sau rằm, chợ Tết bắt đầu cất rạp bán, sau giờ tan sở Thuốc  ông   đi ra chợ Đầm ngắm nghiá những  nhành mai to và cao, để  chọn lựa cho ông một cành mai thật đẹp gọi là lấy hên đầu năm. Ba tôi cũng đã mua một cái bình sành chưng mai to và cao khoảng 1,5 mét như cái ché của người Thượng uống rượu cần, màu gạch bên ngoài có  đắp nổi một nhành mai lớn chạy quanh bình, chính vì thế phải tìm cho được cành mai để xứng với cáí bình đó thì không hẳn là dễ, nhưng với cành mai như vậy đối với số tay chơi mai cũng không thiếu gì người ở Nha Trang  đang đi dạo chợ lùng kiếm, chờ để mua  được đem về cho gia đình mình.   

 

Sau khi mua được một nhành mai rồi, ba  tôi mướn  xích lô chở về nhà trên đường đi từ chợ Đầm về tới nhà, hai bên đường  ai cũng trầm trồ ngợi khen, làm cho ông cảm thấy hãnh diện vì đã bỏ ra một số tiền lớn để mua được một nhành  mai đẹp. Tôi ngồi sau yên xe đạp hai tay nắm chặt lấy hai dây lưng quần của ba tôi mà  thấy vui lây-từ dạo ấy những ấn tượng đẹp về hoa Mai đã dục lòng tôi yêu Mai.

Khi tôi lớn lên, bắt đầu vào  bậc Trung Học, ưa thích đọc sách về những thể loại như thơ, văn xuôi và nhất là những sách khảo cứu về địa lý, nhân vật lịch sử..vào năm 1969, cuốn sách Xứ Trầm Hương của  cụ Quách Tấn đã làm tôi say mê vì yêu  hoa mai nên tôi đã để tâm để ý tìm hiểu về Mai.

Nhưng sách  viết có hạn nên tôi còn nhiều nghi vấn và chính những điều‘tồn nghi’đó là động lực  thúc đẩy tôi đi sâu vào công việc  nghiên cứu và  tìm hiểu sâu xa. Càng đọc sách càng thấy thích thú và càng thấy nơi chôn nhau cắt rốn của mình có nhiều cái đẹp, cái hay  mà chính mình nhiều khi không biết.  

Nhân dịp Xuân về, tôi xin cống hiến cho các bạn Khánh Hòa - Nha Trang và các thân hữu hình ảnh Rừng Mai Phước Hải qua thơ và cao dao trong sách ‘xứ Trầm Hương’, xin chép lại  như sau :

 

Đầm Xương Huân én tía
Rừng Phước Hải mai vàng
Lở duyên thiếp phải xa chàng
Xuân về có nhớ Nha Trang thời về.
(Ca dao Khánh Hòa )

Đầm én Xuân Huân mây phủ tía
Rừng mai Phước Hải nắng đơm vàng
( Cụ Cử Phan Bá Vỹ)

Mã Vòng đêm trắng, ma trêu nguyệt
Phước Hải rừng Xuân cọp thưởng mai.
(Nhà Nho Thuần Phu )

Biển én sóng vờn trăng thuý liễu,
Đồng Bò hương thoảng gió hoàng mai.
( Cụ Quách Tấn )

Đúng như vậy các bạn ạ, rừng Mai Phước Hải chạy dài vào tận Đồng Bò, qua tới Cam Ranh, Thuỷ Triều- lên tận Khánh Sơn - lan đến Cà Ná, Mũi Né. Nhưng cũng có điều đặc biệt giữa thành phố Nha Trang có một hòn núi nhỏ như một thổ sơn nổi danh, có tên là hòn Trại Thủy, còn có tên dân gian gọi như Hòn Xưởng, Hòn Kho hay Khố Sơn. Núi còn một tên khác nữa rất ít người biết là Hoàng Mai Sơn nôm na gọi tắt là Mai Sơn, hay là  Non Mai, tên này có trước những tên đã nêu trên, tên của khách văn chương đặt cho núi, và vốn coi mặt đặt tên. Hòn núi này mọc toàn hoa Mai. Những khóm mai cổ thụ, cội già tàn cả, mọc chen vào những tảng đá, hốc đá, mõm đá hoa cương to lớn mà mỗi lần Xuân về  hoa mai nở vàng cả núi Hoa Sơn. Hết mùa hoa lá mai đậm và láng trùm lên trên núi một màu xanh lục và anh ánh. Sang đông  mai trút lá  và núi trở thành một hòn núi trọc màu xám in những nét đen nhạt của những cành mai khúc khuỷu, những cội u nần trên thân cây già rắn rỏi..tạo thành một cảnh sắc  đẹp nên thơ vô cùng theo từng mùa. Tên Hoàng Mai Sơn  đã đẹp mà núi còn ở một vị thế địa lý của đất trời với cái tên cũng đẹp không thua  ‘Ngọc Bức ‘ tức là con dơi ngọc, nhìn xa xa thấy nó trông giống như con dơi nằm sải cánh, đầu hướng về phiá Nam. Cho nên người xưa có câu để vịnh về Hoàng Mai Sơn :

Hoàng Mai sơn hạ La Phù mộng,
Ngọc Bức danh trung Hiệp Phố tình.

Cũng chính vì đó mà ở Nha Trang ai cũng nói Hoa Mai có ba loại:mai biển, mai rừng và mai nhà là vậy đó.Tìếc thay!Thời gian trôi qua thật nhanh, đời sống con người càng ngày càng phát triển, thành phố nới rộng, nhà cửa mọc lên như nấm, người chiếm đất cất nhà, làm ruộng,trồng rau, còn rừng thì thu hẹp lại và rừng mai Phước Hải ngày nay đã không còn nữa, nhưng nhà  ai cũng  nghỹđến việc là trồng cho nhà mình một cây mai trong sân để mỗi khi Xuân về  đã có sẵn những bông hoa vàng nở khắp cành  và  giống hoa mai cũng từ đó biến dần sang  những loại hoa mai có nhiều hình thức khác nhau  như chiết cành, trồng bằng hột hoặc ghép với loại cây tương cận với nó để có nhiều loại hoa mai đẹp hơn có nhiều cánh  hoa, nhiều màu sắc trắng, đỏ hay đen .

Trên con đường tiến về phía nam nước Việt, ông cha chúng ta đã không quên những phong tục cổ truyền. Tết nhà nào cũng có bàn thờ mâm cỗ. Nhưng thiếu cành đào ! các cụ tìm thấy ở miền Nam có một loại cây có hoa đẹp cũng nở đúng vào mùa Xuân, các cụ mới cắt cành về chưng Tết thế cho hoa đào và đặt tên là ‘ Mai ‘.  Thật ra ‘ Mai‘ là tên chữ Hán do hai chữ Mộc và Mỗi ghép lại, chữ của ông Cao Bá Quát viết trong hai câu đối chữ Hán :

‘ Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa ‘

cũng đọc là  Mai (        ), là tên văn hoa của cây mơ. Cây này vốn là giống cây rừng mọc nhiều từ miền Trung  đến tận miền Nam.

Theo sách tự điển thực vật ( Botanica của R.G .Turner Jr.) và sách kỷ thuật trồng và ghép mai của Huÿnh Văn Thới, cây Mai miền Nam, thấy thuộc họ Ochnaceae, có tên khoa học là Ochna integerrima, là cây đa niên, có thể sống trên 100 năm, gốc to, rễ lồi lõm, thân xù xì, cành nhánh nhiều, lá mọc xen. Cây có thể cao lên tới 2 hay 3 mét. Ngoài thiên nhiên cây mai tự rừng lá vào mùa Đông và ra hoa vào mùa Xuân. Do đó, ông cha chúng ta đã lảy hết lá mai vào giữa tháng chạp âm lịch, để kích thích cho cây mai ra hoa rộ vào dịp Tết Nguyên Đán.

Bây giờ chúng ta thử quan sát một hoa mai.

Hoa mai thường mọc ra từ nách lá, mới đầu là một hoa to, gọi là hoa cái, có vỏ lụa ‘vỏ trấu‘ bọc bên ngoài. Khi vỏ lụa bung ra thì xuất hiện một chùm hoa con, có từ một đến mười nụ, tăng trưởng rất nhanh, khoảng bảy ngày sau là nở. Trong chùm hoa này hoa to nở trước, hoa nhỏ nở sau, đến vài ba ngày mới hết nở. Mỗi hoa bên ngoài có 5 đài màu xanh, bên trong có 5 cánh màu vàng, ở giữa là một chùm nhụy mang phấn màu vàng đậm hơn. Hoa nở ba ngày thì tàn : Ngày thứ nhất , năm cánh và chùm nhụy xòe thẳng ra rất đẹp ! Ngày thứ hai, năm cánh vểnh lên và chùm nhụy dúm lại. Qua đến ngày thứ ba, năm cánh bắt đầu rơi xuống, hoa tàn. Hoa nào đậu thì bầu noãn phình to lên và kết hạt, hạt non màu xanh, hạt già màu đen, hạt chín rừng xuống đất mọc lên cây con. Cây con vài ba năm sau mới ra hoa bói lần đầu tiên và cứ thế tiếp tục, mỗi năm mỗi ra hoa đúng vào mùa Xuân. Đó là chu trình của cây Mai vàng miền Nam và cũng  từ đó người ta cũng gọi nó là Hoa Xuân nữa.

Và tại sao còn gọi là Bách Hoa Khôi, bởi do hoa chiếm địa vị độc tôn và cao quý nhưng lại hết sức gần gũi với đời thường. Hoa không dành riêng cho bậc vương giả, hoa đến với mọi nhà mỗi dịp Xuân về. Từ thành thị phồn hoa đến thôn quê hẻo lánh  dù nghèo hay giàu, sang hay hèn, đều nhất định phải có cành mai trong nhà nhân dịp mừng năm mới. Đêm giao thừa, bên cạnh bộ lư đồng sáng choang phải có bình hoa mai đầy nụ. Sáng mồng một, mai nở rộ, có nghiã là năm mới së đầy may mắn - thịnh vượng và cũng từ giai thoại về nhà yêu nước Phan Bội Châu: thời trai trẻ, cụ nổi tiếng là người hay chữ. Trong kÿ thi chọn người đỗ đầu xứ, khi  Phan Bội Châu đến trường thi thì đã trễ giờ, các sỹtử đang làm bài thi. Quan chánh chủ khảo là  Hoàng Giáp Phạm-Như-Xương tuy có hơi phiền lòng nhưng vẩn cho Phan Bội Châu vào thi. Lúc ấy, vào độ cuối Xuân, trên cành mai ngoài  sân còn lác đác vài đóa hoa nở muộn. Quan Chủ Khảo chỉ vào Hoa Mai ra đề thi ‘Hoa Khai Bất Cập Xuân‘, nghiã là hoa nở không kịp mùa Xuân, ngầm ý trách sự trễ nãi của Phan Bội Châu. Chàng trai họ Phan năm ấy 16 tuổi, điềm nhiên phóng bút :

‘Đông hoàng tằng trước nhãn Dỹ hứa
bách hoa khôi Chỉ vị khiêm khiêm ý Phiên giao tiệm tiệm hoa ‘

Tạm dịch
: ‘Nhờ chúa Xuân ghé mắt Cho đứng đầu trăm hoa
Chỉ vì lòng khiêm tốn  Nên hẳn nở tà tà ‘  

( Đan Thanh )

 

Quan chánh chủ khảo khi vừa đọc 4 câu thơ trên đã buột miệng khen rằng : ‘ Chỉ 4 câu thơ này thôi , đã xứng đáng đỗ đầu xứ rồi !! ‘. Bởi thế cho nên khi nói đến Bách Hoa Khôi, người ta thường dùng hoa mai để chỉ ngườì con gái xinh đẹp có khí chất, hoặc chàng trai ưu tú, thi cữ đỗ đạt.           

Ngay cả Thi sỹNguyễn Khuyến cũng gọi hoa mai là bách hoa khôi trong bài Vịnh Mai:

Thử tử bất tri hà xứ lai ? 
Tiểu viên cách tuế ngẩu nhiên tài. 
Diệp do vị phát , hoa tranh phát,
Hoa ký bất khai, diệp thủy khai .
Oái uất dỹ phi quần thảo ngũ ,
Thanh phân ưng thị bách hoa khôi,
Túy Ông thần tịch sắc tương úy,
Thế mạc tử tri, chân khả ai !

Dịch thơ :
Chẳng hay gốc tích nơi nào ?
Ngẩu nhiên năm trước, trồng vào vườn ta
Lá chưa mọc, đã đầy hoa,
Hoa tàn lá mới rườm rà đua tươi .
Xanh tươi hơn mọi cây rồi
Mà hương thanh lại khác vời trăm hoa
Ông say hôm sớm mặn mà,
Người đời hờ hững thực là đáng thương.

( Đỗ Ngọc Toại dịch )

Cây Mai vàng (Hoàng Mai) 5 cánh, đây là cây mai vàng truyền thống;Mai sẻ,loại hoa mai 5 cánh nhỏ,hoa chùm và rất sai hoa; Mai Châu, còn gọi nôm na là Mai Trâu, vì hoa rất to, có nơi mọc thành rừng như ở Khánh Hòa, Tây Ninh, cả như núi Mai Lïnh nhưng không sai hoa như mai sẻ; Mai Liễu như cây mai vàng 5 cánh nhưng cành mềm mại, quằn quại, rũ xuống như cây liễu, hoa nở đầy cành phất phơ theo gió trông rất nên thơ; Mai Chùm Gởi là cây mai thân cứng, ở đầu cành nổi lên những khối u to, giống như chùm gởi, ở chung quanh khối u mọc lên chi chit những tược non, đầy nụ hoa, khi nở giống như một bó hoa to lớn trông rất đẹp, có người còn gọi là ‘ Mai Vương ‘ hoặc ‘ Mai Tÿ Bà’; Mai Thơm, Mai Hương, Mai Ngự, cũng là Mai 5 cánh nhưng hoa có mùi thơm nhẹ nhàng, phảng phất lâng lâng, làm cho tâm hồn người thưởng thức càng thêm thích thú vui Xuân ! Loại này cũng có ở Huế rất quí, mắt nhặt, sai hoa, cánh hoa dày và lâu tàn, đặc biết  mai này có lá non màu xanh chớ không phải màu nâu đỏ; Mai Cánh Nhọn, có nụ hoa nhỏ và dài nên nở ra cánh nhọn như hình ngôi sao; Mai Cánh Tròn, loại mai có 5 cánh to, tròn và kín, trông rất dễ thương, rất đẹp, nhất là người Hoa thích mua loại Mai này trưng bày trong nhà để lấy may mắn; Mai Cánh Dún, loại mai 5 cánh to, đẹp và dúm lại như có ren chung quanh, xem rất lạ mắt, rất sai hoa trong giống như đàn bướm vàng tung bay; Mai rừng Cà Ná, Bình Châu, đây là loại mai rừng hoang dại, mọc ở những khu rừng như Đồng Bò, Nha Trang  chạy vào tới Cà Ná, rừng Bình Châu, cây thân nhỏ èo uột, cành rất giòn, lá hình bầu dục, có răng cưa mịn, màu xanh bóng, rờ thấy trơn chứ không nhám như lá mai thường, hoa 5 cánh màu vàng nhạt, cuống hơi dài và màu tím tím; Mai Vïnh Hảo, loại mai rừng mọc ở vùng núi Vïnh Hảo, Phan Thiết, thân cây nặng, có thể gấp rưởi mai thường, nên gọi là ‘ mai đá ‘ gỗ thật cứng, giòn dễ gãy, lá nhỏ, lúc non màu xanh mỏng trông như giấy, hoa to cánh phẳng, từ 12 đến 16 cánh màu vàng rất đẹp và lâu tàn; Mai Chủy Hốc Môn, mai rừng, loại mai đực, thân màu nâu, cuống là mập khi rừng để dấu rất to, nên dễ tháp ghép với các loại mai khác, lá to và rất dài, gần như lá xoài, màu xanh bóng, chung quanh có răng cưa mịn, hoa chùm dạng chủy như hoa điệp ta, màu vàng; Mai Lá Quắn,do lá rất to xoáy quắn lại cũng rất lạ, hoa 5-7 cánh, nở xòe to nhưng cánh cong cong trở lên như lòng thuyền, ngoài đầu hơi đỏ đỏ, nhụy cái to và rất dài, đặc điểm cây mai này vỏ rất dày, dễ tháp ghép; Mai Vàng Lá Trắng, Đài Hoa Có Sọc Xanh, là đọt non màu tím đỏ, hồng diệp mai, nhưng khi lớn già toàn bộ tàn lá chỉ có một màu trắng tinh, không có lộn màu lục diệp tố màu xanh nào, hoa chùm, cuống hoa màu xanh và 5 lá đài đều có sọc xanh nhỏ theo chiều dọc ở ngay chính giữa, hoa có 10-12 cánh vàng sậm khá to; Mai Vàng Nhiều Cánh: Mai 9 Cánh; Mai Giảo 12 Cánh Thủ Đức; Mai 12 Cánh Bến Tre; Mai 18 Cánh Bến Tranh; Mai 12-24 Cánh Tư Giỏi; Mai 24 Cánh Cử Long; Mai Cúc 24 Cánh Thủ Đức là loại cúc mai vì có 3 từng cánh, hai từng bên ngoài to lớn, còn từng cánh bên trong xoắn lại như nhụy, giống như hoa cúc nở thẳng, xòe cánh bên ngoài vàng  tươi rất đẹp; Mai 32 Cánh Ba Bi, đặc biệt loại này khi tàn, rừng hết, ít có đậu thành hạt để làm giống gieo trồng; Mai 24 Cánh Huÿnh Tỷ do ông Huÿnh Văn Tỷ nhân giống ra; Mai 24 Cánh 9 Đợi; Mai 48 Cánh Gò Đen, đây là loại hoa mai nổi tiếng, hoa màu vàng có 48 cánh, tròn đẹp; Mai 120-150 Cánh Bến Tre, giống như Cúc Mâm Xôi, nở tròn to đẹp; Mai Trắng còn gọi là Bạch Mai: Mai Mù U, có một lịch sử rất nổi tiếng, bắt đầu từ bảy cây mai Mù U chùa Gò ở Phú Lâm, trích theo bài báo của ông Bảo Định Giang năm 1995, cây mai chùa Gò đã có trên 300 năm, ở trên một ngọc đồi thoai thoải chung quanh là ruộng, dưới chân là ao hồ đầy sen hồng. Cảnh trí rất là hấp dẩn khách du ngoạn, nhất là các nhà thơ và các thi nhân đương thời lúc nào cũng hướng về quê hương xứ sở cho nên cây mai chùa Gò là một đề tài gây cảm hứng cho nhóm ‘Thi  xã Bạch Mai‘gồm có: Phan Văn Trị, Trần thiện Chánh, Hồ Huấn Nghiệp, Nguyễn Thông, Huÿnh Mẩn Đạt..,Mai Trắng Cổ Cò; Mai Trắng 10 Cánh Tân An; Mai Trắng Cánh Nhọn; Mai Trắng Miến Điện, còn gọi là mai trắng Long Xuyên, mai Đốm hay mai Cẩm Thạch là do màu lá và nơi xuất xứ, là cây mai trắng đẹp nhất trong các loài hoa trắng, hoa có 5 cánh to, màu trắng tuyền nở thẳng, lá lúc non có màu trắng, lúc già màu xanh nhưng đa số lẩn lộn có đốm trắng, đốm xanh nên gọi là mai Đốm, giống như màu Cẩm Thạch vậy; Mai Trắng Chùm; Mai Trắng Mã Lai; Mai Trắng 10 Cánh Bến Tre; Mai Chiếu Thủy : loại lá to, lá trung, lá kim, lá bạc, hoa chùm nhiều cánh, hoa chùm nhiều cánh lá đốm; Mai Chỉ Thiên  như cây mai chiếu thủy lá to nhưng lá hơi tròn, hoa 5 cánh to, màu trắng tinh, chïa thẳng lên trời; Mai Đỏ : loại 5 cánh, Hồng Mai, loại Trung Quốc; Mai Tứ Quý; Nhất Chi Mai, cây mai này có tên là mai, nhưng không phải họ mai, vì vóc dáng, tàn lá, nhựa, hoa, đều không giống cây mai vàng, cây có thân to, lá rộng và nhọn, hoa cọ cánh màu đỏ đẹp, nở  hai ngày thì tàn, kết trái bằng đầu ngón tay, trong có 3, 4 hạt rất dễ trồng, giâm cành cũng sống được; Mai Xanh: Mai Phước Lộc Thọ, Mai Xanh Phớt; Mai Thau; Mai Kem; Mai Kem Mới; Mai Cam Mới; Mai Hồng Sứ; Mai Đen Bình Giả:ở Bình Giả có cây mai đen 5 cánh màu đen móc móc. Mai Thúy Vũ : đây là cây  mai rất đặc biệt khi con chim Thúy Vũ đến đậu thì năm đó mới có nụ và nở hoa, nó có một câu chuyện thật dài dòng về loại hoa này, hoa màu vàng nhạt. Nói chung các loài hoa mai đều đẹp, mỗi cây có một sở trường riêng, như hoa nhỏ thì sai hoa, hoa xấu thì lâu tàn, hoa hương thì thơm nhưng tất cả đều nở rộ vào đầu Xuân.

    Đúng như cái tính đặc thù của ông cha ta là khi đi đến đâu thì phong tục tập quán theo đến đó nên sau ngày 30 tháng tư năm 1975, người Việt chúng ta đã có mặt khắp nơi trên thế giới, đông nhất là Hoa Kÿ mà có hai tiểu bang  người Việt  đông nhất là Cali và  Texas mà Texas chỉ có thành phố Houston có nhiều người Việt hơn cả nên những giống cây trồng tại vùng nhiệt đới Việt Nam đã được mang lén sang đây rất nhiều từ rau om, rau rút,sâm nam.. trong đó có các giống hoa Mai, họ đem hột ngay cả đến cây con bỏ bọc nylon dấu trong áo khoác để tránh Hải Quan nhưng khi trồng  lên cây lớn thì hoa nở ra nhỏ quá hoặc không đúng vào dịp Xuân  nên trông không đẹp, có năm trời quá lạnh nụ rừng hết . Do  có một loài hoa màu vàng nở vào dịp Xuân giống như hoa mai đó là  Liên Kiều còn có tên là Trúc  Căn, Hoàng Thọ Đan, Hạ Liên Tử  (Lian Quao)-tên khoa học là Forsythia suspense, họ Nhài (Oleacea) và người Mỹgọi là Forsythia, Golden Bells, thay thế cho Hoa Mai để cắm vào bình khi mùa Xuân đến.

Ÿ VN, cây mọc nhiều ở các vùng Sơn Tây, Hà Nam, Hà Bắc; ở Trung Hoa có Hồ Bắc, Cam Túc. Hoa Liên Kiều khác với Hoa Mai là hoa màu vàng tươi, đài và trang hình ống xẻ thành 4 thuÿ như quả chuông, từ đó có tên Golden Bells là quả chuông vàng. Hoa Liên Kiều dùng làm thuốc: có tính kháng khuẩn, siêu vi trùng; chống nôn mửa; dùng trong niệu khoa và nhãn khoa.

 

Nói đến cái đẹp của Mai không những ở hoa mà còn ở cành cây mà người chơi thường gọi là ‘cái thế‘. Theo  nhận xét của Thuÿ Vân trong bài ‘Tết nói chuyện Hoa Mai’ như sau:

            ‘ Cành Mai có những nét ngoạc rất bất ngờ: đã kÿ cổ lại cương nghị, xương kính; những đường uốn cong dịu dàng; những nét đâm ngang những cành sổ dọc rất mạnh, đang thế  đi ra cành mai bỗng ngoạc trở lại một cách đột ngột, bất ngờ làm cho con mắt người thưởng thức phải đổi hướng một cách thích thú; rồi bỗng cành mai lại chỉa vút lên không và giữa một cái ngoạc rất  ‘chướng ‘ đó lại bỗng nở ra một cành hoa vàng rất đột ngột, lại có cành tưởng là chỉa về bên trái thì thình lình ngoạc xuống không báo trước, rồi lại chïa về bên phải như lằn chớp xẹt và trên đó mang cả một chùm hoa mãn khai chen lẩn hàm tiếu và búp hoa chưa trổ .’

Hoa mai rất thơm, nhưng rất khó thưởng thức hương mai bởi vì nó là một thứ ‘ ám hương‘. Tiết trời càng lạnh, mai càng tỏa hương thơm ngát; nhưng nếu tâm người vọng động vì danh lợi quá thì khó lòng cảm được hương mai.

Trong thơ văn, Mai được ca ngợi vô cùng tận. Bởi vì Mai là loại hoa rất cao khiết, cương nghị. Mai trổ sớm nhất trong các loại hoa mùa xuân. Khi những lá mai già của năm cũ vừa rừng hết thì tiết trời càng lạnh ngắt. Hoa Mai  đã chọn cái thời tiết lạnh nhất; không một sắc hoa tươi thắm, không một lá non trợ màu để làm xuất hiện của mình. Chính vì chỗ này người quân tử Phương Đông đã chọn hoa Mai để biểu hiện cho chí khí của họ. Hoa Mai cũng đã sớm đi vào những vần thơ có ý nghïa đaọ lý Đức Phật về Thiền mà ngài Mãn Giác Thiền Sư (1052-1096) thời Lý -Trần với bài thơ ‘Cáo tật thị  chúng‘ được xem như đóa hoa tuyệt tác trong vườn thơ ca thiền học:

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhởn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai

( Trích Thiền Uyển Tập Ánh )

Nghïa
Xuân đi trăm hoa rừng,
Xuân đến trăm hoa cười.
Trước mắt việc đi mãi,
Trên đầu già đến rồi.
Chớ bảo Xuân tàn hoa rừng hết,
Đêm qua, sân trước,một cành mai.

Bài thơ của Ngài đã không ngăn cách thời gian và không gian, nó toát lên  cái nhiệm mầu của đạo lý là  quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ là một- nhành mai xuất hiện đã đánh thức cho mọi người cái cảnh giới mùa Xuân Giải Thoát - An Lạc, nếu ai  đó đã thực tâm tu hành thì tự mình giải thoát vậy, một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Cho đến ngay cả Thiền Sư Quyền Quang (1254- 1334), vị tổ thứ ba của phái thiền Trúc Lâm đời Trần cũng đã  có những vần thơ:

Vằng vặc trăng Mai ánh nước
Hiu hiu gió trúc ngậm sênh
Người hòa tươi tốt cành hoa lạ,
Mầu Thích Ca nào thử hữu tình ?

Hay :
Rắp xin trời hỏi lối lên,
Núi băng bóng lẻ, ngang nhiên chẳng đời.
Bẻ về, đâu để nắm chơi,
Màu Xuân muốn mượn cho nguôi bệnh già.
 ( Ngô Linh Ngọc dịch )

 

Vị danh tướng đời Trần từng đánh tan quân Nguyên ở bến Chương Dương, Trần Quang Khải (1284-1294) là thi khách thường nói ‘Giải đảo đông phong phú bất thi ‘nghiã là‘Đè ngược ngọn gió đông mà ngâm một bài thơ‘ hãy nói hoa mai trong bài thơ của ông là : ‘Bến đò lưu gia‘

Đò lưu cây cối ngất lưng trời
Thuở nọ xuôi Đông đã ghé chơi
Tháp cổ đình sông làn nước chảy,
Đền hoang mộ cổ sấu sành ngồi
Dư đồ phủ ấy bao nhiêu dặm ?
Non nước triều xưa trải mấy đời ?
Qua viếng, làng thơ đầu đã bạc
, Hoa mai như tuyết chiếu lòng vời
 
;

( Ngô Tất Tố dịch )

(Bến đò Lưu Gia , làng Lưu Xá , tỉnh Hưng Yên , nơi Lý huệ Tôn chạy lánh nạn, khi Quách Bốc làm phản )

Một thi nhân đời Trần, 16 tuổi đỗ Hoàng Giáp cùng khoa với trạng nguyên Mạc Đïnh Chi, đó là Nguyễn Trung Ngạn(1289 - 1370), người có thơ hay không kém gì đời Thịnh Đường, đã lấy cốt cách của Mai ví với cốt cách của chính mình:

Dã mai cốt cách nguyên phi tục,
Hải hạc phong tư tự bất quần .
Cốt cách mai rừng nguyên chẳng tục,
Phong tư hạc bể vốn không đàn.
( Tiểu luận văn học Mai Quốc Liên )

Nhưng đối với Mai, thi hào Nguyễn Trãi (1380 - 1442) hết sức ưu ái. Qua bài thơ chữ Hán ‘Đế Hoàng Ngự Sử Mai Tuyết Liên‘, thi hào đã giải thích:

Ái mai, ái tuyết, ái duyên hà ?
Ái duyên tuyết bạch, mai phương khuyết .
( Yêu mai, yêu tuyết vì đâu ?
Vì màu tuyết trắng, mai thanh cao . )
Và bài thơ Mai :
Giữa mùa Đông, lỗi thức Xuân Nam
Chi nở cực thanh tân  
Trên cây khác ngở hồn Cô Dịch
Đáy nước ngờ là mặt Thái Chân
Càng thuở già, Càng cốt cách
Một phen giá, một tinh thần
Người cười rằng kén tài lương đống
Thử việc điều canh bội mấy phần.
( Nguyễn Trãi toàn tập )

Trong tập thơ nôm ‘Hồng Ân Thi Tập‘ đời Hồng Đức nhà Lê dưới thời vua Lê Thánh Tông (1442- 1497) đã diễn tả và ca tụng hoa mai như sau:

Dòng dõi giang lăng tiếng đã đồn,
Già còn hơn nữa thuở còn non
Xuân thêm cốt cách hương càng bột
Tuyết giúp tinh thần ngọc hãy còn
Kể mặt hay thông đều bạc tác
Theo canh chiếm bảng những em con (*)
Tiết là đá sắt thêm khe muộn
Sực nức danh thơm khiếp chẳng mòn.
( Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập )

(*) Em con : bài thơ vịnh Mai của Vương Tăng nhà Tống có câu: ‘Tiển hướng bách hoa đầu thượng khai‘ (Hoa Mai nở trước các thứ hoa khác). Câu này có ý nói: Mai đã chiếm được hoa khôi rồi thì các hoa khác dự vào Hoa bảng đều là đàn em theo nối gót mà đi .

Thi hào Nguyễn Du lại tả  cái phong thái tự do, siêu vượt khỏi những ràng buộc, khó khăn của cuộc sống và nói rõ được tính cao khiết, nhàn tản của các ẩn sỹ với hai câu:

Nghêu ngao vui thú yên hà
Mai là bạn cũ, Hạc là người quen.

Laị tả những dáng yêu kiều tao nhã, vë tươi mát và thần thái trinh khiết của chị em Thuý Kiều, Thuý Vân:

Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
.

Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, một thi hào nổi tiếng đã dùng cây mai để diễn đạt tâm sự cô đơn của mình trong lúc giao thời, khi hai nền văn minh Đông-Tây mới khởi đầu gặp gở. Những vần thơ trong bài vịnh cây Mai đã hình dung được loại cây quý nói trên:

Chẳng hay gốc tích nơi nào ?
Ngẩu nhiên năm trước, trồng vào vườn ta
Lá chưa mọc, đã đầy hoa,
Hoa tàn lá mới rườm rà đua tươi
Xanh tươi hơn mọi cây rồi
Mà hương thanh lại khác vời trăm hoa
Ong say hôm sớm mặn mà
Người; đời hờ hững thực là đáng thương.
( Đỗ Ngọc Toại dịch )

Nhà thơ Chu Mạnh Trinh, nổi tiếng với những bài thơ lãng mạn, vần điệu trau chuốt, nhẹ nhàng, cũng đã tụng mơ lạc bước giữa rừng mai :

..Lác đác rừng mai chim cúng trái
Lững lờ khe yến cá nghe kinh
Thoảng đâu đây một tiếng chày kình
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng ..

 

Trong văn học, các nhà thơ tiền chiến cũng đã bộc lộ tình cảm mình qua dáng người con gái núp mình dưới  gốc cây mai già như thi sỹ Thế Lữ trong bài thơ ‘Giây phút chạnh lòng‘ :

..Em đứng nương mình dưới gốc mai
Vịn cành sương đọng, lệ hoa rơi
Cười nâng tà áo đưa lên gió
Em bảo : hoa kia khóc hộ người .

Hay thi sỹVũ Hoàng Chương với Tïnh Liêu Trai :

.. Rượu ngấm say nằm dưới gốc Mai 
Khói sương tha thướt áo bay dài 
Đam mê trở gối - ồ trăng lặn  
Rêu biếc còn ghi nhẹ dấu hài.

Và trong thế kỷ thứ hai mươi, ở miền Nam chúng ta  ra đời ‘Bạch Mai thi xã‘, qui tụ những cây bút tên tuổi thời bấy giờ như Phan Văn Trị, Trần Thiện Chánh,Nguyễn Thông.. có người cho rằng biểu tượng của Bạch Mai Thi Xã là cây mai trắng ở chùa Gò, Phú Lâm thời ấy- cùng thời gian sau tại Nha Trang, Thi sỹQuách Tấn cùng một số nhà nho đã thành lập ‘Hoàng Mai Thi Xã‘ với các cụ Phan Bá VÏ, nhà nho Trần Khắc Thuần, cụ đề Ngô Văn Nhượng tại rừng Mai Phước Hải (1954- 1975).Bài thơ ‘Sau Trước’ của cụ Quách Tấn nói về Mai:

Trước tết mai là hoa Sau tết mai là củi.
Trước bao nhiêu nâng niu Sau bấy nhiêu hất hủi
Nâng niu mai chẳng mừng! Hất hủi mai chẳng tủi!
Ngàn trước gẩm nghìn sau, Khe trong lòng bóng núi.
(Tràng hạt ngũ ngôn).

  Ngay cả cụ Đào Tấn, một nhà thơ nổi tiếng, một nhà viết tuồng xuất sắc, rất yêu thích cây mai vàng. Cụ đã sống vì cây mai và chết vì cây mai ! Chính tay cụ đã trồng một vườn mai ở trước sân nhà, tại xã Vïnh Thạnh với câu liễn:

Dỹ vi danh tự, vi viên phố
Diệc hữu nhân duyên, hữu tính tình  
Vườn Mai
( Đã nên tên hiệu tên vườn Phong nhã văn chương, mai cốt cách Âu cũng mối duyên, mối nợ Thanh cao chí khí, tuyết tinh thần .)

 Cụ suốt đời chăm sóc cây mai vàng, lấy hiệu là Mộng Mai, Mai Tăng và cụ đã chọn núi Huÿnh Mai để gởi nắm xương tàn như vậy ít có ai gắn bó, yêu thích cây mai vàng suốt đời như cụ.

Ai mà không biết đến cố thi sỹ Bùi Giáng, ông điên hay khùng  ai nào có biết, với vần thơ mộc mạc và bình dị, thi sỹđã dùng những danh từ của ‘nhà quê‘ chúng ta trong thơ của ông quá thần kÿ và độc đáo làm sao. Trong tập thơ Chớp Biển, thi sỹđã viết bài thơ ‘Những Nhành Mai‘:

Những nhành mai sớm sương bên lá Những nhành liễu chiều gió bên cây Cũng lay lắt bởi đời xuân em ạ Thế nên chi anh cũng viết giòng này.

Hồng vàng tụ bữa kia em có thấy
Nước xuôi giòng là cổ độ nhìn theo
Tuổi mười sáu bây giờ lên gấp gảy
Mộng miên man là mây phủ lưng đèo
Buồn phố thị cũng xa bay như gió
Cộ xe nhiều cũng nhảy bổng như hươu
Bờ cõi dựng xuân xanh em còn đó
Bến đào nguyên anh khoác áo khinh cừu

Tìm theo dấu chân người xưa tư lự Ở bên đường ngóng dõi khánh vân bay Mờ con mắt một lần lên tiếng thử Em ồ em, anh nói một lời này.

Hay:

Niềm đau quá khứ dụm dành
Của tin để lại ngọn ngành tương lai
Làm ghi gọi chút một vài
Một lời vâng tạc thiên thai đá vàng
Mai sau trùng ngộ hàng hang
Những tờ vần điệu thênh thang đoạn trường.

Đã nói đến những nhà thơ Việt nam thì không làm sao không nhắc đến những nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc như Vương Duy (699-759) với bài thơ Tạp Thi:

Quân tư cố hương lai ,       Bạn từ quê xưa đến ,
Ứng tri cố hương sự .         Tất rõ chuyện quê xưa .
Lại nhật ỷ song tiền ,          Khi đến , bên song đẹp,
Hàn mai trước hoa vị ?      Mai lạnh nở hoa chưa ?

( Trần trọng San dịch )

Thi sỹLô Đồng (790- 835) với bốn câu thơ cuối bài thơ Hữu sở tư :

.. Mỹ nhân hề !
Mỹ nhân ! Bất tri vi Mộ vũ hề !
Vi triều vân ? Tương tư nhất dạ Mai hoa phát,
Hốt đáo song tiền nghị thị quân !

Dịch thơ :

Mỹnhân này hởi mỹ nhân !
Biết rằng mộ vũ, triều vân đâu giờ ?
Đêm nằm trắn trọc tương tư,
Thấy hoa mai nở vội ngờ bóng ai ! ( Á Nam Trần Tuấn Khải dịch )

Hai thi sỹ La …n (833- 909) và  Lâm Bô (967- 1028) mỗi vị cũng đều có bài Hoa Mai như sau :Chúng phương dạo lạc dọc tiên nghiên,
Chiến tận phong tình hướng tiểu viên.
Sơ ảnh hoành tà thuỷ thanh thiển,
Ám hương phù động nguyệt hoàng hôn.
Sương cầm dục há tiên thâu nhãn,  
Phấn đìệp như tri hợp đoạn hồn.
Hạnh hữu vi ngâm khả tương hiệp,
Bất tu đàn bản cộng kim tôn.
( Lâm Bô  ẩn sỹđời Tống )

Dịch thơ :

Giữa đám hoa tàn giữ vẻ tươi,
Vườn còn một mảnh đẹp mười mươi.
Cành thưa ngả bóng ngang lòng nước,
Hương thoảng vườn trăng lóe góc trời.
Muốn đậu, mắt chim còn lắm lét,  
;Nghe hơi, hồn bướm cũng mê tơi.
Thơ ngâm sẵn đó may gần gụi,
Lọ phải sênh khua với chén mời.
( Nguyễn Văn Tú dịch )

Với hai câu thơ ba và bốn ở trên được đúc lại thành câu thơ sau :

‘Ám hương phù động ảnh hoành tà ‘ Cụ Giản Chi dịch là :
‘ Chập chờn hương thoảng,
bóng cành xiên ngang ‘.

Các thi nhân khen rằng chỉ có bảy chữ mà tả hết được cái đẹp của mai, không thêm bớt được một chữ. Thật thế, loài Mai khả ái ở cái vẻ lãng mạn và ở cái hương thơm của nó. Hoa mai thật cao khiết, không để nửa hạt bụi làm ô nhiễm, tự bằng lòng sống nơi rừng hoang, vườn nhỏ với cảnh nhà đơn sơ  tranh, tre  mà thôi. Thi sỹVương Kÿ với bài Mai, Thiền sư Hy Vân ( ? - 850), Lư Mai Pha với bài Tuyết Mai, Đà Tuyết Cần với bài phú ‘ Được Hoa Mai Đỏ ‘ hay Lục Du (1125 - 1210) với bài ‘ Mai hoa tuyệt cú ‘:

Văn đạo mai hoa sách hiểu phong,
Tuyết đôi biến mãn tứ sơn trung.
Hà phương khả hóa thân thiên vạn,
Nhất thụ mai hoa nhất Phóng ông.

Dịch nghiã:

Nghe nói gió sớm về thì hoa mai nở, như đống tuyết phủ khắp những quả núi bốn xung quanh. Ví có chước gì cho thân này hoá thành nghìn thành vạn; để dưới mỗi gốc Mai có một ông Phóng. (Ông Phóng chính lá Lục Du) 

Dịch thơ :

Gió sớm tin về mai nở bông ,
Tựa làn tuyết trắng khắp non trùng .


Ðớc gì thân hóa thành muôn ức ,
Mỗi gốc Mai là một Phóng ông .

Còn thi hào Tô Đông Pha (1037 - 1101) với những bài thơ nổi tiếng  như Vịnh Mai Hoa hay Hồng Mai như sau :

 

Tuyết lý khai hoa khước thị tân,
Hà như độc chiếm thượng Xuân thời.

Dã tri tạo vật hàm thâm ý,
Cố dữ thi chư phát diệu tư.


Tế vũ ấp tàn thiên khỏa lệ,
Khinh hàn sấu hủy nhất phần cơ.
Bất ưng liệu lạp yêu đào hạnh,


Bán điểm vi toan dỹtrước chi .
Dịch thơ :
Dưới tuyết hoa khai ngờ đã dứt,
Sao như ngự chiếm trước đài Xuân.
Cũng hay tạo vật dường thâm ý,
Cố phớt màu son tô dáng xuân.

***

Mưa nhỏ ấp thừa ngàn hạt lệ,
Lạnh se gấy mất một phần da,
Chẳng cùng chung chạ hoa đào hạnh,
Chịu chút buốt tê điểm đã cành.
( Lý Trân trích dịch )

 

Trong bộ tranh tứ quý ‘ Mai, Lan, Cúc, Trúc ‘, thi sỹ Tuệ Sơn đã thư họa như sau :

Mai


Bắc phong suy đảo nhân
Cổ mộc hóa vi thiết
Nhất hoa thiên hạ Xuân
Vạn lý Giang Nam tuyết .

Dịch thơ :
Gió bấc thổi xô người
Cây già thành ra sắt
Hoa nở khắp trời Xuân
Muôn dặm Giang Nam tuyết ‘
( Hoàng Văn Phước sưu tầm và dịch )

Hoa mai không những được khen tặng trong những vần thơ mà còn được trang trí trên những bộ đồ trà có cây mai làm đề tài, nổi tiếng nhất là bộ chén dïa trà ‘Mai Hạc‘ có câu thơ Nôm trích trong truyện Kiều  của Nguyễn Du: ‘Nghêu ngao vui thú yên hà, Mai là bạn, hạc là người quen‘, cây Mai ở bộ chén dïa này vë theo kiểu chữ ‘ Nữ ‘. Cây mai uốn cong rất nhiều hoa , một tảng đá và một con chim hạc đứng trên tảng đá . Câu thơ viết theo hai cách : 6/ 2/ 6 hoặc 6/ 8 theo dòng dọc kiểu chữ nho. Chén dïa màu men xanh ngọc và ký hiệu hãng ‘Ngoạn Ngọc‘ chế tạo. Cũng hình vë này nhưng có loại chén dïa có đề cầu thơ chữ Hán  ‘Hàn mai xuân tín tảo, Tiên hạc táo chi đầu‘ tức là cành mai báo tin xuân về sớm, Tiên hạc đầu cành ríu rít kêu; hiệu ‘Nhã ngọc‘. Một bộ chén diã khác vë một cành mai rất đẹp, không có hoa nở chỉ có cành và búp, không có lá. Dưới gốc mai có mấy tảng đá lớn nhỏ khác nhau, có cỏ non và đầy rêu. Một cây cầu nhỏ vắt ngang con suối, một cao sỹcưởi lừa qua cầu đi trước, một tiểu đồng vác một cành mai đi theo sau. Bên kia chén đối diện với tranh vë có câu thơ ‘Lộc thán mai hoa sấu‘ viết thành hai dòng: ‘Lộc thán mai‘ ở dòng thứ nhất, ‘Hoa sấu‘ ở dòng thứ hai, dưới hai chữ này có khuôn dấu thành sáu vị trí đối nhau. Câu thơ này vốn là của Khổng Minh trong Tam Quốc ‘Kÿ lộ quá Tiểu Kiều, độc thán mai hoa sấu‘, có nghiã là: ‘cưởi lừa qua  cầu nhỏ, để  kiếm cành mai gầy‘. Ngoài ra còn có những bộ chén dïa như Mai điểu - Mai trúc; Tô canh Ngọ (1810) vë cành mai, đïa Nguyệt mai với bài thơ Nguyệt mai trên chiếc đïa chè sứ men lam đường kính 17 cm, cao 2, 5 cm, ký hiệu Ngoạn Ngọc.

Ngoài ra người ta còn vë hoa mai trên tranh và viết lên những bài vịnh Hoa mai như Ngô Trọng Khuê, hiệu Nguyên Mai đạo nhân, từng được ngắm  xem một cuộn tranh vë mặc mai (vë bằng mực Tàu). Cuộn tranh có trăm bài vịnh hoa mai do Chỉ Chỉ sanh thư đề phiá sau; Nguyên mai đạo nhân xưng tán là Song Tuyệt.

Còn về cuộn tranh ‘ Thiết cán hàn hương ‘ của Văn Hoành Sơn đời Minh vë, dài trên ba xích cũng có thơ đề ‘ Mai hoa bách vịnh ‘ phiá sau ( thật chỉ đuợc 96 bài ). Cuộn tranh gần hai trượng, tranh vë thơ văn, chữ viết đều, hay, đẹp, bề thế nhã quan.

Nói về ‘ Họa pháp cây Mai’, xưa xay đã có biết bao nhiêu danh họa của ta, của Trung Hoa, của Nhật, và Đại Hàn- đã vë, nhưng thử hỏi đã có mấy ai được thành công?

Ngay như Vương Duy (701-761) được coi là vị tổ sư Nam Tông hội họa, có nhiều bức họa nổi tiếng để đời, nhưng vẩn chưa được liệt vào giới họa sỹcó biệt tài vë Mai.

Họa sỹcó tài vë Mai có lë đứng đầu chỉ có Đằng Sương Cát, tự là Thắng Hoa sinh vào thế kỷ thứ IX, khi vë mai nét bút của ông tuy rắn rỏi và đều nhưng lại có thần. Người đương thời cho rằng do ông có tư tưởng cao siêu, tâm tư khác thường nên mới vë được như vậy.

Đời Nam Tống có Mã Viễn với Mai thạch khê phù đồ ( Mai,đá, khe, viẹt trời.)

Đời Nguyên (1277-1368) có Ngô Trấn, Vưong Miện với Mặc mai đồ.

Kế đó, phải kể đến những danh họa Từ Hi sinh vào thế kỷ thứ X, Vũ Tích sinh vào đời Đường; Trâu Phục Lôi và Vương Miện sinh vào thế kỷ XIV.. hai ông sau này có biệt tài vë Mai theo lối thuỷ mạc.

Đã nói tranh thì cũng phải nói những nghệ nhân điêu khắc trên những tấm gỗ quý như Trắc, Căm Xe, Nu, Cẩm lai, Bờ Mu hay Mun v ..v.. thành những khay trà đẹp với hình dáng một chiếc lá lớn hơn bàn tay có thể đựng một chiếc bình trà Mãnh Thần với bốn chén sứ Giang Tây có khắc hình một cành mai nằm phiá mặt đáy khay ôm trọn, có hai con thằn lằn ngóc đầu lên liếm mặt trên khay (đây là vật gia bảo của gia đình tôi trên ba đời) hoặc họ khắc một cành hoa mai trổ hoa xum xê trên một tấm bình phong nhỏ để thờ trên bàn thờ ông bà có  cẩn xa cừ. Hay thư pháp của những nhà danh nho mà trong quyển Câu Đối, Nguyễn Văn Ngọc có nhắc đến Nguyễn tư Giản, ông nghè Dụ, ông nghè Tuyển đã đỗ về khoa bút thiếp như câu đối:

‘Hỷ kiến hồng mai sơ kết tử
Hàn khan lục trúc hựu sinh tôn‘.

Chơi hoa mai cũng có phần cầu kÿ, đó là thú chơi cây kiểng - cây đẹp phải có chậu đẹp, mới làm tăng thêm giá trị cây kiểng. Đối với những cây mai cổ thường trồng trong những chậu to lớn, chạm trổ đẹp, cẩn đá màu, cẩn miểng chén kiểu, theo hình Long, Lân, Quy, Phụng rất là sắc sảo, thì trở  nên quý giá vô cùng. Có nhiều chậu có mang những nhiều câu chữ nho đầy ý nghiã như :  Lan quế đằng phương, Vinh hoa phú quý, Phước Lộc Thọ, Tùng hạc diên niên, Đáo mã thành công, Tam dương khai thái, Bạng duật tương trì - Ngư ông đắc lợi,Thần đồng vấn Khổng Tử.. Bây giờ  còn nhiều chậu mới như  chậu Bát Tràng, chậu sứ đất Giang Tây -Trung Quốc với các hình dáng  trẹt như khay, như mâm, như dïa, để trồng cây dạng Bonsai, nhẹ nhàng, tiện gọn, mang đi chơi trang trí nội thất, để trong phòng khách rất xinh xắn, vui tươi trang nhã, rất lịch sự.. đôi khi còn thể hiện nét phong thủy trong căn nhà mình hay nơi kinh doanh..

Nhưng khi đã có cây mai cổ và cái chậu đẹp thì người chơi phải biết đến cái thế của cây mai và uốn nó theo cách ‘âm dương‘; cây uốn theo ‘dương’ là cây ‘trung bình’, thân thẳng đứng, tượng trưng cho nam giới, cho người chồng, người cha trong gia đình. Chữ ‘Trung‘ theo chữ nho có nghïa là đứng giữa chữ ‘bình‘ theo chữ nho có nghïa là dáng trung bình hay đứng chính giữa và thường theo các thế: Trực quân tử, Trực liên chi, Trung bình ngay, Trung bình công. Còn cây uốn theo ‘âm‘ thường là cây mẩu tử sửa theo các thế: Tam cang ngũ thường, Tam tùng tứ đức. Tuy nhiên , khi cây mẩu tử đã được đúng thế, có khi cây tử chết, thiếu cây tử thì có thể trồng cây tử thêm sát bên cây mẩu, trường hợp này gọi là ‘minh linh dưởng tử‘ vì coi cây tử là con nuôi..Ngoài ra còn những thế khác là Tiều phu quải tử, Nghinh phong, Xuy phong, Long thăng, Long giáng, Vũ trụ, Nhất trụ kình thiên, Thất hiền thiết chi, Hồi đầu, Lão cán trường chỉ. Còn trường phái uốn kiểng tự do  ngày nay có sáng kiến ra thế  ‘Sơn thủy - Tứ Diện‘, đôi khi người ta còn uốn thành những con thú rất công phu như cây mai hóa long, gốc mai hóa hổ, cây mai thành chùa, thành miễu, thành lư hương, thành tháp..v..v..  Ngày nay chúng ta còn chơi cây mai bonsai, cây mai ghép nhiều màu, hoàn toàn tự do, dáng vóc bé nhỏ và thanh tao.

Vậy nhân dịp này, tôi cũng muốn giới thiệu với quý bạn những  vườn trồng hoa mai ở  quê nhà  Nhatrang - Khánh Hòa của tôi mà tôi đã có dịp thăm viếng và thưỏng ngoạn trong những năm  tháng còn ở quê nhà: trước nhất là phải nói đến vườn mai nhà Thầy Giáo Huÿnh Kÿ Ngộ ờ ngay đầu cầu  gỗ Thành, gần trường Tiểu Học Phú Lộc có khoảng gần hai chục cây loại lớn trên hai, ba bốn chục năm; tiếp đến vườn mai của vợ chồng anh chị Phoa gần nhà thầy giáo Ngộ,vườn mai cùa chú Ba Dọng ở Phú Ân Bắc, vườn cây kiểng của anh Trịnh Thiên Tứ ở ngã ba Thành, vườn mai của chị Hùng ở Vïnh Lương..v..v.. nhưng các bạn đi du Xuân vào dịp Tết  đều thấy nhà nào cũng có trồng một hai cây Mai, ở thành phố Nha Trang- nhất là vùng Phước Hải, ngay cả trong ngõ hẻm cũng có, còn trên Thành  trước nhà ai cũng có một cây mai già  đang trổ bông vàng rực, chào đón mùa Xuân.

Mai là người và người là mai. Cây Mai ở đây là cây mai đẹp cương nghị, cao khiết và trang nhã: cây đẹp của văn chương và triết lý Đông Phương hay cây hoa văn hóa.

 

                                           Ghi chép và viết xong vào tháng 5-2003

                                                                                                            ĐỨC & QUANG

Phần tham khảo :

-Sách Xứ Trầm Hương của Cụ Quách Tấn , xb 2002

- Bài Bách Hoa Khôi của Đan Thanh trong báo Con Ong số 95

- Bài Hoa Mai và Mùa Xuân của Phùng Ngọc Sa

- Bài Tết nói về chuyện Hoa Mai  trang Web của Thư viên Hoa Sen