Kim tự tháp - Pharaon

 
 
 
  Hai bức tượng tuyệt đẹp của hoàng tử Râhotep và  Nofret, vợ ông gần bên  kim tự tháp của cha ông là vua Snéfrou.  Hai bức tượng có vẻ  rất "sống" làm ta không ngờ rằng  chúng đã 4500 năm. Mắt của tượng làm bằng pha lê và  tròng đen bằng  améthyste
       

     

Từ lâu, các kim tự tháp Gizeh đã được coi là một trong những kì quan của thế giới. Nhưng điều kỳ diệu hơn cả là con người đã có thể xây dựng một công trình như thế vào thời k chỉ có những công cụ thô sơ. Quần thể Gizeh, ở gần Cairo, gồm ba kim tự tháp chính, là mộ của ba vị pharaon đã cai trị một vương quốc vĩ đại. Đầu tiên và cao nhất là Đại kim tự tháp được xây dựng cho hoàng đế Kheops, ông trị vì vào khoảng 2650 năm trước Công nguyên. Kim tự tháp này cao 147 mét (nay còn 138 m), có đáy vuông mỗi cạnh là 230 mét, trên một diện tích 5,3 héc ta. Tháp được xây bằng 2.300.000 khối đá, trung bình mỗi khối từ 2-3 tấn, có khối nặng đến 15 tấn; còn những khối đá hoa cương trên phòng mộ nặng đến 50 tấn!

Trước đây, du khách có thể được phép bước lên bậc thang của công trình này nhưng nay việc này bị cấm vì có thể xảy ra tai nạn. Dù sao cũng nhờ đó mà nhiều người đã có thể nhìn thấy những khối đá vĩ đại được dùng để xây dựng công trình. Đó là những bậc cầu thang có chiều cao bằng một cái bàn ăn! Lúc đầu, kim tự tháp được ốp một lớp đá vôi bóng loáng, mà qua nhiều thế kỉ đã bị gỡ đi để dùng vào việc khác.

Các kim tự tháp cũng như bức tượng khổng lồ hình nhân sư nổi tiếng gần đó, đứng sừng sững trên một nền đá. Ngày nay, khu ngoại ô của thành phố Cairo đã lấn chiến đến gần hết; nhưng vào thời kỳ nó được xây dựng, quần thể này nằm ở giữa sa mạc. Tất cả những gì cần thiết để xây dựng công trường và lương thực cho thợ xây đều phải mang đến bằng sức người, trên những con lừa và những dàn kéo. Lúc đó ở Ai Cập không có lạc đà cũng như ngựa.

Ba kim tự tháp này không phải là những công trình đầu tiên được xây dựng ở Ai Cập, nhất là kim tự tháp Saqqarah xây vào năm 2750 trước Công nguyên và kim tự tháp vách láng đầu tiên được xây dựng ở Dahchour là do cha của Kheops. Nhưng kim tự tháp Gizeh là hùng vĩ nhất, đến nỗi sử gia Hy Lạp Diodore ở Sicile vào thế kỉ thứ nhất sau Công nguyên đã viết: "người ta không thể nhìn ngắm mà không cảm thấy bị ngây ngất và thán phục trước một công trình vĩ đại và khéo léo đến như thế".

 

 

Saqqarah cách 15 mile về phía Nam Cairo.  Pyramid Zozer. It is the là pyramid trẻ nhất, xây các đây 4600 năm.

Nơi yên nghỉ cho Pharaon

Người Ai Cập cổ tin vào sự tồn tại sau khi chết và lo lắng nhiều đến việc chuẩn bị các nhu cầu cho người chết. Người chết khi sống càng quan trọng, thì càng được chăm sóc nhiều đến nơi an nghỉ cuối cùng.

Một trong những bận tâm đầu tiên của một pharaon mới lên ngôi là do xây dựng cho mình một ngôi mộ, và công trình không nhất thiết phải xong trước khi vị hoàng đế này chết nếu công việc xây dựng kéo dài. Nhiều ngôi mộ hoàng gia đã bị dỡ dang như thế. Khi vị hoàng đế chết, người ta tạm ngưng công trình và tập trung chăm sóc hầm mộ.

Đây là nơi ở của người chết. Người ấy sẽ sống ở đó mãi mãi với những nhu cầu y như lúc trước khi chết. Đối với người Ai Cập, sự tồn tại tùy thuộc vào cách giữ xác, bằng cách được tẩm dầu thơm ngay sau khi chết. Ngoài ra ở bên kia thế giới người ta quan niệm người chết cũng cần có một môi trường thân quen như lúc còn sống. Trong đó thực phẩm đóng một vai trò quan trọng đặc biệt.

Ngôi mộ cũng được thiết kế để bảo vệ người chết và tài sản của họ khỏi bị bọn trộm đạo cướp phá. Nhưng nó cũng phải thích hợp với thế lực và sự giàu có của chủ nhân nó. Vì thế các pharaon chôn theo mình các kho tàng to lớn, người khá giả thì thường chôn theo những đồ vật giá trị còn người nghèo nhất cũng có vài món thực phẩm dự trữ.

Phòng mộ

Khi công việc xây dựng Đại kim tự tháp đã thực hiện được kha khá, người ta chuẩn bị một phòng mộ thứ nhì nằm ở chỗ hơi cao trên mặt đất được đậy bằng một cái vòm giả làm bằng hai tấm đá lớn tạo thành một cái trần nhọn. Hầm mộ thật của pharaon được xây cuối cùng ở giữa kim tự tháp, cách mặt đất 42m.

Cửa vào kim tự tháp mà các nhà thám hiểm và khảo cổ đã mất thời gian mới tìm ra được, nằm ở vách phía Bắc, cách mặt đất 25m. Nó dẫn vào một hành lang đâm sâu vào lòng đất theo một con đường dốc 26° cho tới phòng mộ đầu tiên, bỏ trống. Trở nên gần ngang với mặt đất người ta lại tìm thấy 1 lối đi hẹp dốc đứng được che kín bằng một tảng đá. Lối này dẫn đến một hành lang, đi vào phòng mộ thứ hai, có tên gọi là "phòng của hoàng hậu" nhưng không có bà hoàng hậu nào được chôn ở đó. ở hành lang ngang, lối đi dốc ngược mở rộng hơn. Đây là hành lang lớn, cao 8,5m, dài 46m có những băng đá dài đặt ở hai bên. Chúng được dùng để làm giàn giá đưa các tảng đá hoa cương lên niêm phong vĩnh viễn lối vào.

Bằng con đường này người ta đến được ngôi mộ thực, một căan phòng rộng 5m dài 10m, trần ngang xây bằng 9 tấm đan lớn bằng đá hoa cương, có hai lỗ thông hơi để cho phòng mộ tiếp xúc với không khí bên ngoài, một ở hướng Bắc, một ở hướng Nam. ở đây không khí tôn nghiêm, có lẽ là nơi đến và đi của vị vua đã chết.

Trong phòng này có một quan tài bằng đá, mà có lẽ đã được đặt trước tiên, kể cả các tảng đá hoa cương dùng để lấp các lối đi, bởi vì kích thước của nó không thể di chuyển trong các lối đi quá chật hẹp được.

 

Chân trời kiến thức