Ca Trù

Vietsciences-Trần Văn Khê           25/10/2004

 

Những bài cùng tác giả

Bề dầy lịch sử.

Ca trù theo một số chuyên gia , có thể sinh ra từ đời Lý ( thế kỷ thứ 11) hay muộn nhứt cũng từ đời Lê (thế kỷ thứ 15) cách nay hơn 500 năm. Có nhiều sách sử ghi lại lịch sử của Ca trù. Trong quyển  « Góp phần tìm hiểu lịch sử Ca trù « của Nguyễn xuân Diện do Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành từ năm 2000 , tác giả đã cho chúng gta biết rằng tại Viện Hán Nôm, có tàng trử 39 quyển sách viềt bằng chữ Nôm vể Ca trù , 78 văn bia về thể lệ, sinh hoạt Ca trù. Và còn có 93 sách báo viết bằng chữ quốc ngữ về Ca trù.

Chiều sâu của nghệ thuật.

Về mặt nghệ thuật thì Ca trù là một loại nhạc thính phòng vô vùng độc dáo.

Chỉ có 3 người mà nên đình nổi đám

Chỉ có 2 diễn viên một đào nương vừa ca vừa gõ phách, một người đàn đáy phụ hoạ và một người dánh trống chầu vừa tham gia vào buồi trình diễn bằng cách chấm câu , vừa phê phán khen thưởng bằng tiếng tom chát của trống để hướng dẫn người nghe biết tiếng ca lúc nào hay, tiếng phách lúc nào giòn, tiếng đàn lúc nào xuất sắc.

Nhạc và Thơ quyện nhau như bóng với hình

Người nghe một bài Ca trù thưởng thức được văn chương bóng bảy của câu thơ, thang âm, điệu thức dồi dào của nét nhạc, tiết tấu rộn ràng của tay phách, chữ đàn gân guốc hay bay bướm của nhạc công, không khí nghiêm trang hay rộn rã của buổi trình diễn nghệ thuật trong đó Thơ và Nhạc quyện vào nhau như bóng với hình.

Kỹ thuật hát tinh vi , độc đáo

Cách ém hơi, nhả chữ, đào nương không mở to miệng, gần như mím môi mà ca thì tròn vành rõ chữ,  luyến láy khi đổ hột , lúc đổ con kiến, hơi trong cổ theo kỹ thuật "ậm ự" làm cho lời ca những đoạn buồn, như có tiếng khóc chẳng khác tiếng hát đặc biệt của người Á rập nghe "khàn khàn mà nức nở" xoáy lòng người nghe, khéo biểu diễn thì người cầm chầu không thể dằn lòng, phải thưởng tiếng hát với khổ chầu   "xuyên tâm" , hay "song châu" .

Cổ phách, phách cái, phách con, cách gõ phách đặc biệt vô song

Đào nưong chẳng những hát hay mà tay phách phải vững : 5 khổ phách : sòng đầu, khổ đơn ( hay khổ giữa), khổ rải, khổ xiết, khổ lá đầu, cùng với tiếng đàn đáy đánh đoạn mở đầu. Lúc không hát, chỉ có tiếng đàn biểu diễn đoạn » lưu không «  tiếng phách lại phải róc giòn cho người đàn thêm hứng..

Phách ca trù có môt không hai trên thế giới :

Phách là môt thanh gỗ hay thanh tre để trước mặt đào nương, gọi là cổ phách. Đào nương dùng hai dùi gỗ để gõ. Trong các nước trên thế giới, khi nhạc công gõ phách hay đánh trống, đều dùng hai dùi giống nhau.Chỉ có trong truyền thống ca trù hai dùi phải khác nhau. .

Hai dùi tròn dài, một dùi chuốc hơi nhọn ở phía đầu. Một dùi chẻ làm hai theo chiều dài nhưng cập lại để gõ. Dùi tròn, và nhọn, tượng trưng cho dương vật, dùi chẻ hai, là âm vật. Như vậy hai dùi là Dương Âm trộn hai tiếng khác nhau, một tiếng tròn, một tiếng dẹp, một tiếng cao, một tiếng thấp, một tiếng trong một tiếng đục, một tiếng nặng một tiếng nhẹ, một tiếng Dương một tiếng Âm, chen nhau, xen kẽ, pha trộn, khi gõ riêng từng dùi, khi gỏ hai dùi một lượt gọi là "chát" làm cho tiết tấu có nhịp hẵn hòi mà nghe như không có nhịp, thực mà như hư, có mà như không ,hiện mà như ẩn. Có chỗ tiếng phách bao trùm tiếng hát như làn sóng lượn, lúc điểm đều đặn chấm câu, gõ cùng một lượt với tiếng đàn và tiếng trống chầu.

Cách gõ phách làm người nghe hứng thú, không phải nghe tiếng gõ đều đều làm chán tai, mà có tiếng mạnh tiếng nhẹ như cách đánh castagnettes của người Tây ban Nha trong diệu hát flamenco, tiếng trống tabla va bahya của Ấn độ hay cách đàn Rubato đặc biệt của Chopin, khi tay trái đánh đều theo nhịp một cách rõ ràng, tay mặt tha hồ lả lướt trên phím ngà như mây bay, nước chảy không cần theo nhịp, và mang tên là "Rubato chopinesqueé. Trên thế giới chỉ có bốn thí dụ tôi vừa kể trên trong trăm ngàn cách đánh nhịp. Người Ấn độ hãnh diện với cách đánh nhịp như thế, và đã nghĩ rằng trên thế gian chỉ có bên Ấn độ là có đuợc Tala là tiết tấu nhịp điệu rõ ràng và Laya là nhịp mà như không có nhịp. Có người nhạc sĩ nói với tôi : Tala như bước đi của một người phụ nữ, đều đặn . Còn Laya là chiếc váy phất phơ theo bưóc đi. Ngưới ta nghe rõ và đếm đươc bước đi  mà không đếm được cái phất phơ của chiếc váy.

Trong truyền thống Ca trù không có bài bản như trong Ca Huế hay đòn ca tài tử, mà có những "Lối", hay "Thể"   theo danh từ dùng trong Ca trù biên khảo gần giống như Làn điệu trong Hát chéo và Hát bội.Lời thơ có trước Rồi nét nhạc tùy theo thanh giọng của câu thơ mà thể hiện. Nhưng cấu trúc âm thanh thì không thể sai.Thí dụ như có Ba thể điêu Bắc Phản , Mưỡu Hát nói mà có rất nhiều bài.  Hát nói do nhiều nhà văn nổi tiếng đạt ra. Sách Ca trù biên khảo của hai tác giã Đỗ bằng Đoàn và Đỗ trọng Huể co ghi lại  Dương Khuê,( 13 bài)  Nguyễn công Trứ(52 bài), Cao Bá Quát,(16 bài )  Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (12 bài) Vô Danh ( 38 bài)Trần Tế Xương (7 bài) Nguyễn Khuyến ( 6 bài)Nguyễn Quí Tân (5 bài)Nguyễn đức Nhu ( 6 bài)  , Nguyễn văn Bình (9 bài) Cụ Ưng Bình ( 2 bài : nhưng thật ra Ông Cụ đã sáng tác mấy chục bài mà Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khuơng ái nữ của Cụ đã sưu tập ) Gân đây các Cụ Nguyễn Linh Ngọc, Chu Hà ngoài Bắc có rất nhiều bài. Cũng như trong Nam Nuyễn Quảng Tuân trong tập Ca trù Thú Xưa Tao nhã đã sáng tác hơn 70 bài hát nói với nhiều đề tài hiện đại như Ba lê cảm tác, những bài Hát cảm tác khi sang Nhựt, lúc sang Trung quốc .

Các thể rất nhiều.

Sách Ca trù biên khảo có ghi lại :

Khi Hát chơi tại nhà ả đào hay nhà quan viên  15 thể

Hát cửa đình 12 thể

Hát thi có 4 giai đoạn :

    Vãn chỉ cần vài câu Gửi thư, ngâm vịnh để tỏ ra đào nương biết hát Giám khảo chứng nhận và cho phép vào hát Chầu thi.

    Chầu thi có 28 khúc hát Giám khảo bảo hát khúc nào phải hát và sau khi trúng tuyển vào Chầu cầm ;

    Chầu cầm có 17 khúc hát.  Trúng tuyển Chầu Cầm mới đưọc vào giai đoạn chó là Hát lại hay Phúc hạch

Lúc thi giám khảo chấm hát, đàn ; Kỹ thuật xong mới đến nhan sac.

Và cuối cùng xét đến hạnh kiểm.

Giải nhứt là Thủ khoa ; Giải nhì Á nguyên

Đến đêm hát Giã đám, các đào nương trúng giải xếp hàng đôi :

Đứng đầu bên trái là Thủ khoa rội đền các cô giải ba, bớn, năm, sáu

Đầu hàng bên mặt là Á nguyên và tiếp theo giải bảy tám, chín mười

Sáng hôm sau đến lãnh thưởng :

 Thủ khoa lãnh 30 quan tiền 10 vuông nhiểu điều, 1 cân trà Tàu và 1 cái quạt Tàu

      Á nguyên lãnh 26 quan tiền 6 vuông nhiểu điều, nửa cân trà Tàu và một cái quạt Tàu

      Từ giải ba 24 quan tiền  trở xuống thì mỗi giải ít hơn giải trước 2 quan tiền 22, 20, 18 đến giải thứ 10 thì còn 10 quan tiền, không có nhiểu điều và trà Tàu mà chỉ có 1 quạt Tàu.

Xong rồi dự tiệc : ngoài các cổ cho chức sắc trong làng , Thủ khoa và Á nguyên ngồi một cổ, 8 cô từ giải 3 đén giải 10 chia ra ngồi 2 cổ. Thức ăn có giò, nem, ninh mộc,có sơn hào là hai con chim bồ câu hầm,và hải sãn là 1 con cua biển, 1 con cá trắm.

Mỗi cỗ có 2 bánh chưng, 2 bánh dầy, một mâm bánh đồ đường

Lúc ăn có nhạc bát âm giúp vui.

© http://vietsciences.free.fr và http://vietsciences.org   Trần Văn Khê