Giáo sư âm nhạc Trần Văn Khê và những nét độc đáo tiềm ẩn của bộ môn hát bội

Vietsciences- Trần Văn Khê   09/02/2007

 

Những bài cùng tác giả

Xin tải xuống để nghe

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA

Trong chương trình văn học nghệ thuật tuần này chúng tôi xin giới thiệu bài nói chuyện của giáo sư âm nhạc Trần Văn Khê về những nét độc đáo tiềm ẩn của bộ môn hát bội trong gia tài âm nhạc truyền thống của nước nhà. Bài do Mặc Lâm thực hiện mời qúy thính giả theo dõi sau đây.

Giáo sư Trần Văn Khê là một trong số rất ít những nhạc sư đã cống hiến suốt cuộc đời mình trong việc tìm tòi và nghiên cứu nền âm nhạc cổ truyền dân tộc. Là người ham mê âm nhạc và sống trong một gia đình có truỵền thống âm nhạc, Giáo Sư Trần văn Khê đã có cơ hội theo đuổi niềm đam mê của mình khi qua Pháp du học vào năm 1949.

Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ văn chương tại đại học Paris, Pháp quốc vào năm 1952 Giáo sư tiếp tục nghiên cứu âm nhạc qua sự hướng dẫn của nhiều bậc thầy nổi tiếng của Pháp thời bấy giờ. Đến năm 1954 trình luận án tốt nghiệp tiến sĩ âm nhạc và từ đó đến nay, giáo sư đã giảng dạy âm nhạc tại nhiều viện đại học trên khắp thế giới và đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ tiến sĩ âm nhạc cổ truyền Việt Nam.

Nói đến giáo sư Trần văn Khê người ta cũng thường liên tưởng đến một sử gia âm nhạc và là giám đốc chương trình viết lại lịch sử âm nhạc thế giới của UNESCO.

Trong những bài viết nói về nghệ thuật độc đáo của bộ môn hát bộ Giáo Sư đã nhiều lần tỏ ý lo ngại cho đà suy trầm của bộ môn này qua thái độ thờ ơ của người Việt trong nhiều năm gần đây. Giáo Sư Trần Văn Khê trong bài nói chuyện ngắn ngủi này sẽ mang đến cho chúng ta những bất ngờ thú vị mà trước đây có thể nhiều người trong chúng ta chưa hề biết đến.

Vì giới hạn thời gian cho phép trong chương trình Văn Học Nghệ Thuật quá ngắn ngủi, chúng tôi mạn phép mời quý vị theo dõi một phần của bài nói chuyện mà giáo sư có hảo ý dành cho chương trình của chúng ta hôm nay. Xin mời quý vị theo dõi.

 

 

           © http://vietsciences.free.fr  http://vietsciences.org  Trấn Văn Khê