Thật giả trong bức tranh sơn mài Thành Lễ

Vietsciences- Hồng Lê Thọ                     21/01/2017

 

Những bài cùng tác giả

Những bài cùng đề tài

Kho cổ vật quý 500 tuổi và vụ trộm kỳ lạ 

 

Trong loạt bài tìm hiểu những sự thật và giả trong thú chơi đồ cổ(1) chúng ta đã thấy rõ những thủ đoạn tinh vi của giới mua bán đồ cổ trên thị trường(trong nước).

Bài này ghi lại một giai thoại khá lý thú khi tìm hiều  hiện tượng “thật”, “giả” trong tranh sơn mài Thành Lễ, một loại sản phẩm được nhiều người ưa chuộng từ những năm 1970 đến nay.

Sản phẩm sơn mài mang nhãn hiệu “Thành Lễ” không xa lạ gì với người dân nam bộ, và đã từng được nhiều giải thưởng quốc tế với những đường nét tinh xảo công phu của những nghệ nhân Thủ Dầu Một, Biên Hòa..thuộc trường dạy nghề gốm đầu tiên của Đông Dương, đó là Trường dạy nghề Biên Hòa (École Professionnelle de Bien Hoa) được thành lập vào năm 1903. Đến khoảng năm 1913, Trường đổi tên thành Trường Mỹ nghệ Bản xứ Biên Hòa (École d’Art indigène de Bien Hòa) nôi sản sinh ra nhiều nhà sơn mài, điêu khắc lừng lẫy.

Phải nói rằng ông Thành Lễ đã dày công nghiên cứu và thành công vang dội trong việc sản xuất và phổ biến một dòng sản phẩm độc đáo của Việt Nam qua tranh sơn mài từ năm 1958 đến ngày nay. Tuy không phải là loại hàng “cổ vật” như sành sứ nhưng sản phẩm Thành Lễ càng mang nét độc đáo khi “thoát trung” bằng những sản phẩm sơn mài, gốm sứ đậm màu sắc lịch sử dân tộc hay tính dân gian(folklore) qua cảnh chợ búa, sinh hoạt hàng ngày của người dân nam bộ trong dòng sản phẩm Biên Hòa. Rất đáng được ngưỡng mộ!

Với sự tò mò, chúng tôi đã cố gắng sưu tầm những sản phẩm TL trong nhiều năm qua và tình cờ phát hiện được việc mua bán sản phẩm TL mang  tính “thật”, “giá” khôn lường. Theo thời giá hiện nay, sản phẩm mang nhãn hiệu này có giá không dưới “triệu” đồng(loại thường cở 10 x 20 cm) và có thể “hét” vài trăm triệu thuộc loại hàng “hiếm” mang từ nước ngoài về(Pháp, Mỹ…)…trong khi không ai có thể đảm báo đây là hàng “thật”(!)

Một ngày cuối năm 2016, qua giới thiệu của một người trong giới buôn đố cổ, chúng tôi đến nhà của ông Đ. ở quận 8 TPHCM, một nhà “cái” của giới này để tham quan bức tranh “trận Đống Đa’ của đại quân Nguyễn Huệ đánh quân Thanh vào năm Đinh Dậu(1789)*, một đề tài hấp dẫn đối với người hiểu lịch sử Việt, và lại càng cuốn hút khi được nghe giải thích rằng bức tranh này thật đồ sộ (1.2 x 2.5 mét) chưa từng được triến lãm. Choáng váng khi bước vào căn phòng toàn đó cổ Trung Hoa toàn một màu xanh như mới  bóng loáng(như hàng Quảng Đông) và nước men dày cộm(!), không như những sản phẩm đời nhà Thanh thường thấy với màu men xanh dịu và thịt mỏng thanh, có tiếng chuông trong trẻo vang lên. Bức tranh “Đống Đa” nằm gọn trên một chiếc phản được bịt kín vỏ  bọc ni-lông mờ ảo. Đây là sản phẩm TL thật hay giả , là câu hỏi vấn vương trong đầu suốt cả ngày hôm sau mặc dầu không thể phủ nhận bức tranh cũng sắc sảo dù chỉ được thấy và nghe nói liên miên về “cuộc đấu giá tại Mỹ”,”giá cước chở từ Cali về mất 3000 USD”…rồi “nào cuộc tranh lắm em mới bán ..vì đã lỡ cầm cho chú Đ rồi..mỗi tháng chịu  5 triệu đồng liền lãi..vì vậy phải để bức tranh này ở nhà chú đấy ạ”. Nghe đâu anh này cầm 250 triệu ở ông nhà cái nói trên vì vậy ra giá 300 triệu đồng là vì thế. Thật hư thế nào thì không ai có thể kiểm chứng, nhưng trộm nghĩ giá 300 triệu với bức tranh TL này cũng chẳng phải hời nếu đây là hàng thật…nhưng có lẽ khó tiêu thụ vì người nước ngoài làm sao có thể lí giải được nội dung bức tranh lịch sử Việt Nam còn ở trong nước thì 300 triệu đồng là một gia tài không nhỏ, mấy ai có thể mua trừ….người có thu nhập bất chính hay đại giá ngu dốt muốn khoe của(!).

Riêng cá nhân tôi thì 300 triệu(15,000 USD) là xứng đáng để bỏ ra mua nhưng phải  giải đáp được những nghi vấn sau:

 

1/tranh Thành Lễ không bao giờ viết chữ Hán(trong tranh được xem có ghi chữ Hán như tướng quân Liễu Thăng ngã ngựa…)

2/chữ kí của Thành Lễ không sắc sảo, khoảng cách giữa chữ T và H quá xa!(một chữ ký mô phỏng hay sao chụp và in lại?)

3/bức tranh không dày, chỉ khoảng 1.5-2 mm trong khi tranh TL thật phải có ít nhất là 3mm

 

Với 3 lí do này, tôi chưa thể kết luận “Thật, giả” nhưng đành lòng từ chối vì quá “risky”(mạo hiểm).

 

----

(*) xem ảnh ở đây

    https://groups.google.com/forum/#!topic/clbcsvvn/TKjBUjYrCHc

 

Đọc thêm

 

Tranh Thành Lễ

https://groups.google.com/forum/#!topic/clbcsvvn/TKjBUjYrCHc

 

Đi vào thế giới giữa “Thật” và “Giả”của con Gà trên đồ cổ Trung Hoa

Tham thì thâm với cổ vật

Bài học “Tham thì thâm” với cổ vật

 

 

            ©  http://vietsciences.free.fr   Hồng Lê Thọ