Chuyện Sài gòn hai mùa mưa nắng

Vietsciences- Hồng Lê Thọ                      23/09/2015

 

Những bài cùng tác giả

Những bài cùng đề tài

Phố sân bay cấm đường, dân hì hục tát nước

TP HCM cần 100.000 tỷ đồng để chống ngập

Người Sài Gòn lại tát nước sau một giờ mưa  31

Người Sài Gòn lại tát nước sau một giờ mưa(Video)

Người Sài Gòn tung lưới bắt cá trên đường ngập nước(video)

Vì sao đầu tư gần 29.000 tỷ đồng TP HCM vẫn ngập?

Người Sài Gòn sống trong nước thối sau trận mưa lớn nhất năm (16/9)

 

Mưa ơi, rầu quá…phải “chi” bao nhiêu mới hết ngập đây?

 

Trong 10 năm qua TP HCM đã đầu tư gần 29.000 tỷ đồng cho công tác chống ngập. Ảnh: An Nhơn

 

Mỗi lần ông trời cứ mưa cho một chặp, khoảng chừng 1 giờ đồng hồ thì người dân thành phố này bắt đấu che chắn, chống ngập, chuẩn bị nước cống tràn vào vô tội vạ nhất là những khu vực ngoại thành như quận 2, 7, 9, Thủ Đức, Bình Tân... thành phố đang "đuổi" ngập từ chỗ này sang chỗ khác chứ chưa phải "xử lý" ngập mặc dù đã dốc vốn liếng gần 29,000 tỷ đồng ra để chống ngập từ năm 2008.

Mới đây nhất, cơn mưa vũ lượng 142 mm xuất hiện chiều 15/9 đã khiến thành phố xuất hiện 66 điểm ngập khác với lời hô hào của ông Đỗ Tấn Long - Trưởng phòng Quản lý hệ thống thoát nước Trung tâm điều hành chương trình chống ngập TP HCM - năm 2008, trên toàn địa bàn TP có tới 126 điểm ngập chia làm sáu vùng chính. Trong đó, vùng trung tâm (gồm các quận 1, 3, 4, 5, 6, 10, 11, Tân Phú, Bình Tân và một phần quận 5, 8 , Bình Thạnh) có tới 85 điểm ngập. Ba năm sau, khi thành phố xác định trong giai đoạn 2011-2015 tập trung tối đa giải quyết tình trạng ngập nước thì vùng trung tâm chỉ còn 31 điểm ngập(!), tức chỉ bằng ½ con số 66 trên thực tế.

Người dân thành phố này càng nhảy nhỏm khi được thông tin là cần phải đổ thêm 100,000 tỷ đồng nữa thì mới may ra…như phát biểu của một vị lãnh đạo TPHCM, rằng ”Trong kế hoạch chống ngập trên khu vực rộng 550 km2, giai đoạn 2016-2020, TP HCM tiếp tục thực hiện Quy hoạch 752 và 1547 Thủ tướng đã phê duyệt với tổng kinh phí 100.000 tỷ đồng". Dù thành phố có huy động mọi nguồn lực ngân sách và xã hội hóa thì vẫn còn thiếu hơn 43.000 tỷ đồng. Vì vậy thành phố kiến nghị Chính phủ hỗ trợ bằng nguồn vốn ODA và nguồn vay từ Ngân hàng nhà nước”

Một câu hỏi bình thường là liệu phải cẩn bao nhiêu tỷ đồng nữa thì TP mới hết ngập, có gi để chứng minh hay…tin mất nhưng “ngập” cứ mang chăng? Tiền của người dân dưới dạng vay vốn ODA hay xã hội hóa thì rút cuộc nhà nước phải lấy từ đâu để thanh toán nếu không là từ đây? Xăng dầu, điện nước, thuế má, dịch vụ công…là cơ sở để tăng thu làm nguồn chứ còn cách nào hơn. (Chuyên gia phản đối giá điện đồng giá /Giá nước sắp thành 'bản sao' của giá điện Video)

Để giải quyết ngập thành phố cần 100.000 tỷ đồng. Ảnh: An Nhơn.

 

Không biết các nhà qui hoạch đô thị ở nước ta  đã tính được con số cụ thể thiệt hại về người và của hàng năm khi mùa mưa đến chưa? Những con số tính toán tỷ tỷ nêu trên chắc chắn là có cơ sở nhưng tại sao không công bố cụ thể  cho nhân dân biết để đóng góp(xã hội hóa) hay qui hoạch là một bí mật quốc gia?! Ông Đỗ Tấn Long nói chắc cú "Nếu thành phố thực hiện xong các dự án theo quy hoạch thoát nước giai đoạn 2016-2020 sẽ hết ngập, nhưng lượng mưa phải không vượt tần suất dự báo”. Ô hay, với điều kiện này thì ông trời cũng chịu thua vì ổng có hứa được lượng mưa đâu nhỉ. Tốt cũng nhờ trời mà xấu cũng tại trời thôi. “Bo tay.com”.

Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc (Chủ tịch Hội tư vấn KHCN và Quản lý TP HCM) cảnh báo “dù huy động đủ 100.000 tỷ đồng để đầu tư cũng không đảm bảo thành phố sẽ hết ngập. Bởi nguyên nhân ngập là do quy hoạch xây dựng của thành phố đã sai khi san lấp hết những vùng đầm lầy ở Nhà Bè, quận 7” là vì "Đây là vùng tiêu thoát nước đã được người Pháp quy hoạch, giờ có xây cống, hồ cũng chỉ là cấp cứu tạm thời. Muốn giải quyết gốc rễ phải làm sao trả lại những diện tích ao hồ, kênh rạch đã bị san lấp để nước có nơi tiêu thoát”. Như vầy thì phải làm sao khi theo chuyên gia là …như vậy?

Quán cà phê bị ngập trong cơn mưa lớn. Ảnh: Duy Trần

 

Ngoài vấn đề tại trời còn là tại người dân quá đông, rằng “theo UBND TP, quy hoạch cũ của đô thị Sài Gòn với quy mô dân số chỉ khoảng 2 triệu người nên cơ sở hạ tầng, trong đó hệ thống thoát nước cũng được quy hoạch và thiết kế tương ứng. Tuy nhiên, đến nay dân số thành phố đã hơn 10 triệu người, chưa tính dân vãng lai, dẫn đến lượng nước thải cũng tăng gấp 5 lần” nghĩa là chúng ta đang rơi vào tình trạng vô chính phủ, không ai quản lý nổi trước thực tế xã hội ngày càng phỉnh to, lượng nước mưa lẫn nước thải này ngày càng tràn trề bao la? Thế thì cái gọi là cơ quan chức năng của nhà nước, thành phố trong đó bao nhiêu ban bệ để “qui hoạch” đẻ ra để…quản lý cái hiện trạng vốn có 2 triệu người mà đã tốn tại biết bao nhiêu vấn đề…nay đã gấp nhiều lần như vậy thì đúng là…bộ máy quản lý đã bó tay là phải? “Bất khả tri luận” hay chỉ có ông trời là kẻ đáng lên án? Chịu thôi.

Người ta thường nói “cái gì cũng có giá của nó” nhưng trong trường hợp này thì…hu..hu, chỉ còn nước dời Thành phố sang một  nơi khác như việc di dời sân bay TSN đi Long Thành vậy! Nên nhớ, ông Huỳnh Ngọc Sĩ hay ông Lê Quả đang ở tù vì vụ hối lộ công ty PCI(Nhật) trong dự án ODA chống ngập của Sài Gòn này thì có ai để hỏi nữa đây, mà có hỏi thì các ông cũng chẳng biết đâu.

“Có làm mới có ăn”, mở rộng đầu tư, tạo thêm công ăn việc làm và chỉ có “lấy nó rán nó” như ông đầu bếp nhà nghèo, giật áo vá vai đi xin ăn mà vẫn  xài sang thôi! Xưa nay vẫn thế cơ mà.

Người dân TP này chuẩn bị bắt cá mỗi khi mưa đổ xuống nhé! Còn cả nước Việt Nam này thì sao, không ai…tiên đoán được lượng mưa là bao nhiều như cụ Long phát biểu ở trên kia mà…khó trả lời nhỉ! Thủ đô Hà Nội có 33 điểm sẵn sàng chờ mưa đến để…chứa nước đấy  nhé*!

Cả nước có bao nhiêu điểm chứa nước như Hà Nội à, ai mà biết, chịu khó đi hỏi ông Trời đi nhé.

Sài Gòn nước nổi bắt đầu
Cá tôm lũ lượt khoe màu phố đông
Phố đông nay đã thành sông
Có người giăng lưới theo dòng nước trôi

Vui sao nhìn lại quãng đời
Hồi còn dưới ruộng bơi xuồng giăng câu
Chỗ nào đọng nước sâu sâu
Chỗ đó nhiều cá xỏ xâu đem dzìa !

Thơ của  Sông Quê - 19:38 17/09

 

Viết dưới cơn mưa tầm tã

 

Hồng Lê Thọ

9/2015

 

Xem đọc thêm

Địa bàn Hà Nội còn tồn tại 33 điểm có nguy cơ xảy ra ngập úng khi mưa to kéo dài cũng là những nguyên nhân chính dẫn đến ùn ứ giao thông  

http://cafef.vn/bat-dong-san/nhung-diem-den-thuong-xuyen-ung-ngap-va-un-tac-tai-ha-noi-20150917160108752.chn

Mưa lớn dồn dập, cây đổ, Hà Nội ngập sâu

Hà Nội: Nước mưa ngập xanh như bể bơi

 

Người Hà Nội 'lội sông', bắt cá trong nhà

 

 

 

 

 

            ©  http://vietsciences.free.fr    Hồng Lê Thọ