Đàm thoại thứ ba mỗi tuần với Giáo sư Xã hội học Morrie Schwartz

Vietsciences-Đặng Quốc Ân         11/04/2008

 

Những bài cùng tác giả

Câu chuyện giữa một ông già, một người trẻ và bài học rất lớn về đời sống

Đoạn I :

Đoạn II

Nguyên Tác: Tuesdays with Morrie - An old man, a young man and life’s greatest lesson.
Tác Giả: Mitch Albom, Đặng Quốc Ân phỏng dịch
Publisher: Doubleday, A division of Bantam Doubleday Dell Publishing Group, Inc., 1540 Broadway, New York, New York 10036, September, 1997.

Quyển sách “Tuesdays with Morrie” đã là sách bán chạy nhất trong các danh sách do tuần báo New York Times xếp hạng vào những năm sau 1998. Ngay cả đến tận ngày nay quyển sách này vẫn còn bán chạy xếp hàng thứ sáu trong mười cuốn đứng đầu của danh sách và đã đưa người học trò chung thủy Mitch Albom của thầy Morrie trở thành nhà văn nổi tiếng. Đây là bài phỏng dịch và rút ngắn của nguyên tác.

===============


 Ngày thứ ba lần thứ năm nói về Gia Đình.

Đây là tuần lễ đầu tiên của tháng Chín, trường tựu học trờ lại, và sau 35 năm liên tiếp đây là lần đầu tiên ông thầy cũ của tôi không có lớp trong trường. Boston đầy những sinh viên quay lại trường, xe đậu thành dãy hai bên đường để khuân đồ đạc xuống. Và đây, Morrie ngồi cô quạnh trong phòng đọc sách. Có cái gì sai ở đây, cũng như một cầu thủ về vườn ngồi nhìn trên TV rồi tự hỏi: Tôi có còn chơi được môn thể thao này nữa không?
Bây giờ thay vì dùng máy thu âm, thầy Morrie nói qua máy vi âm gắn vào cổ áo. Thỉnh thoảng tôi phải cúi người xuồng gần cổ vai ông để sửa lại cho rõ hơn, mỗi lần tôi gần gũi ông như vậy, hình như một cảm giác thích thú hiện trên mặt, như là người cần đến sự săn sóc vậy.
“À, hôm nay chúng ta nói về vấn đề gì, người bạn của tôi ơi” thầy nói.
Về gia đình được không?
“Gia đình”. Ngừng một lúc “hãy nhìn những hình ảnh trên tường chung quanh thầy” ông quay về hướng treo ảnh và tủ sách chụp hình ông và Bà Ngoại; thầy lúc còn nhỏ chụp chung với người em David; thầy và người vợ Charlotte; thầy và hai người con trai, Rob, ký giả ở Nhật, và Jon, chuyên viên điện toán ở Boston.
“ Thầy nghĩ trong tất cả những vấn đề trước đây, gia đình vẫn là quan trọng hơn cả” thầy nói.
“ Thật ra, mọi người sẽ không có một nền tảng hay một chỗ đừng vững chắc, nếu không có gia đình. Điều rõ ràng là thầy đang bị bịnh. Nếu không có sự giúp đỡ, lòng yêu thương, và sự chăm sóc đến từ gia đình, thầy sẽ không có còn cái gì cả. Yêu thương nhau rất là quan trọng. Cũng như một văn hào nổi tiếng Auden nói : “Hãy yêu lẫn nhau hay tự hủy diệt”.
“ Hãy yêu nhau hay tự hủy diệt”. Tôi viết xuống. Có phải Auden nói như vậy?
“ Và thật sự như vậy, nếu không có tình thương, chúng ta như những con chim gãy cánh”.
“Tỷ dụ như nếu thầy ly dị, độc thân, hay không có con cái, với cái bệnh mà thầy đang có, rất khó mà có thể trải qua. Không chắc là thầy có thể làm được như thế này. Lẽ dĩ nhiên là sẽ có những người bạn, bà con, đồng nghiệp và thân thiện đến thăm, nhưng sẽ không thay thế được những người mà họ sẽ không từ bỏ bạn. Cũng như là có người đến thuê đến trông nom cho bạn với người luôn luôn ỡ bên cạnh khi cần.
“Đó là ý nghĩa của gia đình là cái gì, không phải chỉ là yêu, mà là sẵn sàng hy sinh, săn sóc cho họ. Do đó tại sao tôi rất tiếc nhớ đến bà mẹ tôi khi bà mất đi – cái mà tôi gọi là bảo đảm tinh thần - biết rằng họ luôn luôn ở bên cạnh bạn săn sóc cho bạn. Không cái gì sẽ làm được chuyện đó, kể cả tiền tài, danh vọng”.
Thầy nhìn về hướng tôi.
“Làm không đươc” thầy nói thêm.
Tôi nói với thầy về sự khó khăn, lưỡng nan khi phải nuôi con cái của thế hệ trẻ. Chúng tôi thế hệ trẻ nghĩ rằng trẻ con làm cột cẳng cha mẹ lại mà ai cũng sợ. Chính tôi cũng phải thú nhận là thấy như vậy.
Khi nhìn lại thầy Morrie bệnh tật hiểm nghèo như thế này, không hiểu nếu tôi đặt mình vào hai đôi giầy của thầy mà sắp đi vào cửa tử như vậy, gia đình và con cái thì lại không có, chắc chắn là khoảng trống sẽ quá lớn tới chỗ không biết tôi có chịu nổi không. thầy đã nuôi được hai người con trai lớn khôn, và cũng giống thầy, hai người này cũng rất nhiều tình cảm. Nếu thầy muốn, con thầy sẽ bỏ tất cả để ở bên cạnh ông trong những giờ phút cuối cùng này. Tuy nhiên đó không phải là điều thầy muốn.
“Đừng thay bỏ cuộc sống hiện tại” thầy nói với con “ Nếu không, bệnh tật này sẽ tàn phá cả ba người thay vì chỉ có một”.
Nói như vậy, mặc dầu đang thập tử nhất sinh, thầy cũng đã tỏ ra mến trọng cái thế giới riêng rẽ của con cái mình.
“Nếu có ai hỏi thầy là có lên đẻ con hay không, thầy sẽ không nói họ sẽ nên chọn đường nào” Nhìn vào bức hình của đứa con lớn, thầy tiếp tục nói “thầy chỉ nói giản dị rằng : Không có cái kinh nghiệm nào giống như có con. Thế thôi, không thể có cái gì có thể thay thế vào được. Không thể thay vào bằng bạn bè được, Không thể thay vào bằng người yêu được. Nếu bạn muốn sống một cách trọn vẹn và quyến rũ sâu đậm nhất, thì bạn nên có con”.
Như vậy tức là nếu thầy được lựa chọn, thì sẽ làm lại? Tôi hỏi.
Nhìn vào bức hình Rob hôn ông trên trán, thầy cười và nhắm mắt lại.
“Thầy sẽ làm lại hay không?” Thấy nói với vẻ ngạc nhiên “Mitch, thầy sẽ không thay đổi, dầu có các cả vàng”.
Thầy nuốt nước bọt, để bức tranh vào lòng
“ Mặc dầu vậy vẫn có một giá rất đau thương phải trả” thầy nói.
Bởi vì phải xa cách nhau?
“Bởi vì thầy sẽ phải xa cách họ một ngày rất gần đây”.
Thầy mím môi, nhắm mắt lại, và tôi nhìn thấy hai hàng nước mắt chảy xuống má.
“Thôi bây giờ” thầy nói thầm “tới lượt em nói”
Em nói?
“Gia đình của em, thầy biết cha mẹ của em, thầy đã gặp cả mấy chục năm trước, lúc em ra trường. Em cũng có người chị em phải không?
Vâng, tôi nói.
“Lớn hơn phải không?
Lớn hơn.
“Và một người anh em, phải không?”
Tôi gật đầu.
“Trẻ hơn?”
Trẻ hơn.
“Giống tôi” thầy nói “Tôi cũng có một đứa em trai”.
Giống thầy? Tôi hỏi.
“ Người này cũng đã đến dự lễ ra trường, em có nhìn thấy không?”
Tôi mường tượng đến lúc ba người đúng chụp ảnh với nhau 16 năm trước đây, dưới ánh nắng mặt trời, áo lụng thụng xanh, vòng tay qua cổ lẫn nhau.
 

Thành thật mà nói, tôi cũng yêu đứa em trai của tôi lắm, tóc nó vàng, mầu mắt hạt dẻ, hai năm trẻ hơn tôi. Nhưng nó trông khác tôi nhiều, vì tóc của tôi và người chị gái tôi thì đen. Chính vì vậy tụi tôi cứ chọc nó là đứa con hoang, ai đẻ ra rồi để nó trước cửa nhà, “một hôm nào đó người ta sẽ đến đòi lại” nó nghe tụi tôi nói như vậy thì nó khóc oà, nhưng thỉnh thoảng cứ chọc nó như vậy.
Đứa em này là con út trong gia đình, cho nên ai trong nhà cũng chìu nó. Nó có mộng làm tài tử hay ca sĩ; nó thường đứng bắt chước TV mà múa trước khi ăn cơm tối. Tôi là đứa con học giỏi trong khi đó nó học rất dở; tôi là đứa con ngoan ngõan, trong khi đó nó là đứa con phá phách. Tôi tránh dùng thuốc và rượu, trong khi đó nó thử đủ mọi thứ. Sau khi tốt nghiệp trung học nó chạy qua Âu Châu vì thích lối sống phóng túng ở bên đó. Dẫu vậy, trong nhà ai cũng thích nó. Mỗi lần về thăm nhà, với lối sống xa hoa, tôi có cảm tưởng như nhà quê hơn nó. Với đời sống khác nhau như vậy, tôi đoán khi lớn lên hai đứa sẽ có những số phận khác nhau. Tôi đoán cũng khá đúng, trừ một thứ. Từ khi người Cậu tôi mất, tôi nghĩ là tôi rồi cũng sẽ chết như vậy, ung thư rồi cũng đến giết tôi mà thôi. Vì nghĩ như vậy, tôi đã làm việc rất hăng. Tôi nghĩ bệnh sẽ đến với tôi như một tử tội đợi chờ đao phủ thủ tới dẫn đi.
Điều tôi nghĩ đã đúng, nó đến thật.
Nhưng tôi thoát.
Đứa em tôi bị.
Nó cũng là lọai cancer giết ông Cậu tôi. Lá lách, một loại ung thư rất hiếm. Nó là đứa em út, tóc vàng, mắt hạt dẻ, đã phải uống thuốc và dùng phóng xạ để chữa chạy. Tóc của nó rụng, mặt nó hóp vào như còn là bộ xương. Tôi nghĩ rằng người đó chính phải là tôi, nhưng em tôi không phải là tôi, nó cũng không phải là ông cậu tôi. Nó phấn đấu rất dũng cảm, ngay từ lúc còn nhỏ nó đã là người như vậy. Chúng tôi thường vật lộn với nhau ở sàn nhà dưới hầm, nó cắn thủng qua giầy tôi luôn, đau qúa tôi phải nhả nó ra.
Nó cũng chọn Tây Ban Nha nơi đang sống để chữa bệnh, nhưng chữa bằng thuốc của địa phương, không có ở Mỹ. Nó cũng bay khắp mọi nơi ở Âu Châu để chữa bệnh. Sau năm năm chữa chạy như vậy, bệnh ung thư có vẻ biến đi.
Đó là những điều tốt mà tôi đã nghe được, có điều rất đáng tiếc là nó không muốn tôi đi thăm nó, chính tôi hay bất cứ người nào trong gia đình, Chúng tôi muốn gọi điện thoại để thăm hỏi hay ngỏ ý muốn đến thăm, nhưng nó đều từ chối, viện cớ nó có thể trông coi lấy một mình được rồi. Cả tháng nhiều khi tôi chẳng nghe nói thấy tin tức gì về nó nữa. Những lời nhắn lại thâu trên điện thoại, nó cũng chẳng thèm trả lời. Tôi cảm thấy rất tội lỗi vì không giúp đỡ nó được cái gì, đồng thời tôi cũng tràn ngập những giận dữ vì nó từ chối lòng thương của tôi.
Sự giận dữ này lại kéo tôi vào chỗ cắm đầu làm việc chăm hơn. Tôi làm việc chăm nhưng tôi vẫn có thể kiểm soát, làm chủ được. Cứ mỗi lần gọi điện thoại mà không liên lạc được như vậy thì tôi lại chui đầu vào làm việc thêm lên. Có thể cũng vì tình trạng như vậy khiến tôi lại cảm thấy gần gũi với Morrie hơn. thầy đã cảm thông với tôi và thay vào vị trí mà em tôi không làm được. Nhìn lại, hình như thầy Morrie cũng đã nhận thức được điều này từ lâu rồi.

Ngày Thư Ba Lần Thứ Sáu nói về Xúc Động.


Tôi đến nhà thầy kỳ này thi người vợ của thầy là Charlotte ra đón ở cửa. Tôi rất ngạc nhiên khi nhìn thấy một người đàn bà đẹp, tóc bạc, ăn nói rất từ tốn. Tôi rất ít thấy bà xuất hiện trong các lần trước, bởi vì bà vẫn còn đi làm việc tại đại học MIT, theo như ý muốn của thầy.
“ Morrie không được khỏe cho lắm hôm nay” Bà nói xong rồi đi vào phía bếp.
Tôi xin lỗi.
“Không, không sao đâu. Nhà tôi rất mừng khi nhìn thấy Cậu đến chơi đó. Bà đã trả lời nhanh “Tôi chắc….” Bà nói gián đọan rồi quay đầu đi như nghe ai nói, rồi tiếp tục “Tôi chắc ông nhà tôi sẽ cảm thấy vui hơn khi gặp cậu”.

Tôi nhấc bao đố ăn đề lên bàn rồi nói đùa: đây là đồ ăn tiếp tế….
“ Cậu đem đồ ăn đến nhiều quá, mấy đồ ăn Cậu đem đến kỳ trước vẫn còn nguyên đó”.
Tôi rất ngạc nhiên. “Vậy những đồ ăn em đem đến thầy không ăn gì cả?” Tôi hỏi bà.
Bà mở cửa tủ lạnh ra tôi thấy đồ ăn đem đến vẫn còn đó. Bà mở ngăn đá ra tôi thấy còn nhiều thêm nữa.
“ Morrie không ăn được rất nhiều thứ. Nhà tôi nuốt không được những đồ cứng, vì vậy chỉ ăn đồ mềm hay đồ lỏng thôi”.
Em không thấy thầy nói đến vấn đề này bao giờ hết.
Bà Charlotte nói “Nhà tôi không muốn làm mất lòng cậu”.
Thật tình ra thì tôi không sợ mất lòng, tôi chỉ mang đồ ăn đến như món quà vậy thôi.
“Nhưng cậu cũng đã đem lại cho nhà tôi nhiều cái khác. Tuần nào nhà tôi cũng mong đợi cậu đến thăm. Ông ấy suy nghĩ và ngồi sửa soạn rất lâu trước khi mỗi lần đến. Cậu đã đem lại cho nhà tôi một cái mục đích để theo đuổi….”

Sức khỏe của thầy càng ngày càng tiều tụy, có nhiều đêm nằm trằn trọc chỉ ho khan –để đuổi đờm ra khỏi cổ- điều này cũng làm cho Charlotte thức trắng đêm theo. Các nữ trợ tá bây giờ cũng ở lại qua đêm. Các người bạn bè, giáo sư đồng nghiệp, và người dạy thiền cũng lần lượt đổ đến thăm. Có khi cả nửa tá người kéo đến cùng một lúc, thường là lúc tan sở và Charlotte cũng có nhà để tiếp đón.
“…..cái mục đích để theo đuổi” bà tiếp tục “Đúng vậy, đó là điều tốt, cậu thấy không ?”
“Em cũng hy vọng được như vậy” tôi nói.

Tôi giúp chất đồ ăn vào trong tủ lạnh. Nhà bếp chất đây những notes, messages, lời chỉ dẫn cách dùng thuốc : Selestone cho bệnh suyễn, Ativan để dễ ngủ, naproxen để diệt trùng, thuốc xổ để nhuận trường.
“ Nhà tôi chắc sửa soạn xong rồi….để tôi hỏi lại xem”.
Vừa nói Charlotte vưà đi và ghé mắt nhìn lại đồ ăn tôi vừa chất vào, tôi cảm thấy tội lỗi, bởi vì biết rằng thầy chẳng ăn được những đồ tôi đem đến.

Sự trầm trọng của bệnh đã hiện ra rõ ràng hơn, đôi lúc sợ hãi. Cuối cùng tôi đến ngồi gần Morrie, ông thường ho nhiều hơn, khô khan, sù sụ làm rung động lồng ngực, đầu nhảy ra đằng trước. Sau mỗi lần như vậy, ông nhắm mắt, hít sâu vào lồng ngực. Tôi ngồi im lặng, để ông lấy lại sức.
“Máy ghi âm mở lên rồi chưa?” thầy bắt đầu nói, mắt vẫn nhắm lại.
Dạ vâng, tôi vội bấm nút.
“Cái mà thầy sẽ làm hôm nay”, thầy tiếp tục, “là tách rời bản ngã khỏi kinh nghiệm”
Tách rời bản ngã?
“Đúng vậy, tách rời bản ngã. Điều này rất quan trọng –không phải chỉ những người gần chết như thầy, hay là những người như em, hoàn toàn mạnh khoẻ- mà ai cũng là phải học cách tách rời”.
Thầy mở mắt ra, thở dài rồi nói “ Em có biết những phật tử họ nói gì không? Đừng dính chặt vào vật thể, bởi vì tất cả vật thể đều không thể trường tồn được mãi mãi”.

Tôi nói cắt ngang. Có phải thầy luôn luôn nói về kinh nghiệm đời sống. Tất cả những cảm động tốt và xấu.
“Đúng vậy”.
Nhưng làm thế nào để rời bỏ?
“Ô, Mitch, thầy biết em đang nghĩ. Từ bỏ không có nghĩa là không cho kinh nghiêm thấm vào, ngược lại mà là phải cho thấm vào đầy đủ, chỉ có như vậy thì lúc đó em mới từ bỏ nó được.
Em không hiểu.
“ Hãy lấy một cảm xúc nào- tình yêu một đàn bà, đau khổ vì mất ngưởi yêu- hay là như thầy đang trải qua, sợ hãi và đau khổ vì mắc phải một bệnh hiểm nghèo. Nếu em giữ lại trong bụng những tình cảm này, tức là không để cho những tình cảm này trôi đi cho đến tận cùng, không còn vương vấn đến nữa- thì lúc đó em sẽ không bao giờ tách rời nó ra được, bởi vì vẫn còn bận tâm sợ hãi. Em sợ hãi vì đau khổ, sợ hãi sự đau thương, sợ hãi sự phiền toái của yêu đương ».
“ Nhưng nếu em đề cho đắm thậm, đi sâu vào những tình cảm đó cho đến tận cùng, có thể là ngập đầu, kinh nghiệm cho hết những tình cảm đó, biết thế nào là yêu, biết thế nào là đau khổ. Và chỉ khi nào em có tự nói “ OK, tôi đã kinh nghiệm hết tình cảm đó, tôi đã nhận thức được hết tình cảm đó. Bây giờ tôi muốn từ bỏ nó trong lúc này ».

Morrie dừng nói rồi nhìn về phía tôi, như để kêu gọi sự chú ý của tôi.
“Thầy biết em đang chỉ để ý về cái chết” “Nhưng thầy đã nói với em là một khi mình học được cách chết thì mình cũng sẽ học được cách sống” .

Bây giờ Morrie nói về đôi lúc mà ông cảm thấy sợ hại nhất, chẳng hạn như lúc đờm đưa lên làm ông nghẽn thở và sợ hãi vì không biết là ông sẽ còn tiếp tục thở được nữa không? Những lúc kinh hoàng đó, ông nói, cái cảm giác đầu tiên là sợ hãi, lo lắng. Nhưng sau đó khi ông nhận thức ra được những cảm giác đó, cường độ, bản chất.. thì rồi một cảm giác khác xuất hiện trong óc cho biết la không có gi để phải lo, phải sợ, đừng nghĩ tới nó, hãy từ bỏ nó”.

Tôi nghĩ đến bao nhiêu chuyện xảy ra hàng ngày cần đến đặc tính này. Có bao nhiêu lần chúng ta cảm thấy cô độc nhưng không dám khóc bởi vì khóc là hèn hạ. Hay là cảm thấy phấn khởi cho người mình yêu nhưng rồi không dám nói bởi vì sợ rằng những lời nói đó sẽ bị từ chối hay có hại cho sự giao thiệp.
Thầy Morrie hành động một cách ngược lại. Như mở một vòi nước, cho nước chảy tự do trôi xuống. Rửa sạch những cảm giác bạn có, không mất mát gì cả, đừng sợ gì cả mà giữ lại trong lòng, đừng để cái sợ nó chi phối đời sống của bạn. Cảm giác về cô độc cũng vậy, hãy để cho nước mắt tuôn ra cho đến khi hết nước mắt thì thôi, đến lúc đó bạn có thể nói “Được rồi, lúc đó tôi cô độc, nhưng tôi không sợ cô độc, tôi đã biết cô độc là gì và sẽ không nghĩ tới nó nữa. Có những cảm giác khác mà tôi sẽ phải làm hay suy nghĩ tới, tôi sẽ phải trải qua tất cả”.
“Từ bỏ”. Morrie nhắc lại một lần nữa.
Ông nhắm mắt lại, rồi ho.
Cơn ho liên tiếp xảy ra và to dần. Chợt nhiên, đờm kéo lên và ngẹn ở cổ, ông ngoắc đầu, vẫy tay, cố đàn áp cơn ho xuống. Tôi thấy mồ hôi lấm tấm trên trán. Tôi giúp ông ngối thẳng dậy và lấy tay vỗ lên vai. Cuối cùng ông kéo lấy miếng giấy che miệng và nhổ ra một bãi đờm dính trong cổ họng.
“Thầy cảm thấy dễ chịu chưa?”
“Thầy …..OK” ông nói “Hãy để ….nghỉ vài phút”.
Chúng tôi ngồi nghỉ yên lặng trong vài phút rồi thầy thì thầm.
“Thầy muốn chết trong yên lặng. Hòa bình, chứ không như trong cơn ho vừa rồi”.
“Và là lúc từ bỏ bắt đầu. Nếu như thầy phải lìa đời trong cơn ho hãi hùng như vừa rồi, thầy phải từ bỏ trong sự đau thương, thầy không muốn chết trong sự sợ hãi như vậy. thầy muốn chết khi biết là đến lúc phải ra đi, chấp nhận, và ra đi trong thanh bình, vô vi. Em có hiểu như vậy không?”
Tôi gật đầu.
Nhưng đừng đi ngay bây giờ, Tôi vội nói.
Morrie ngượng cười “Không, chưa vội, chúng ta còn những việc phải làm”.

 

Ngày Thứ Ba Lần Thứ Bẩy Nói Về Sợ Hãi Tuổi Già.

Morrie thua trận. Ông phải nhờ đến người khác lau chùi khi đi cầu.
Thầy đối diện với vấn đề này và chấp nhận nó một cách can đảm. Không thể với tay ra tận đằng sau khi đi cầu, thầy báo hiệu cho Connie trước về tình trạng này.
“ Thế Cô có phiền làm điều này khi giúp tôi không?”
Connie nói “Không sao”.
Tôi biết là Morrie thường hay hỏi trước như vậy.
Thật ra tới giờ phút này thì Morrie hoàn toàn lệ thuộc vào người khác giúp đỡ, ngoại trừ nuốt thức ăn và hô hấp.

Tôi hỏi Morrie, làm sao ông có thể sống qua những khó khăn này mà vẫn vui vẻ.
“Mitch, thật là buồn cười. Bây giờ thầy không còn độc lập được như trước, phản ứng tự nhiên là chống trả lại”.
“Thay vì cảm thấy xấu hổ, thầy lại trở nên thích thú. Bây giờ thầy thích có người chăm sóc, giúp đỡ lăn người từ bên này qua bên kia để lau chùi, đặc biệt đằng sau lưng để khỏi ghẻ lở. Hay khi rửa mặt, bóp nn bắp chân. Tôi nhắm mắt lại, tận hưởng cảm giác, và cũng trở thành một thói quen.”

“Và cũng như trở lại làm trẻ con một lần nữa. Có người tắm cho, lau chùi. Chúng ta đều trải qua những kinh nghiệm đó, nó nằm trong ký ức”.
“Thật ra thì khi những bà mẹ chúng ta ôm con, bế bồng, ru ngủ - tất cả chúng ta cảm thấy vẫn còn thiếu thốn - và mong có dịp để được săn sóc trở lại - những lòng thương vô điều kiện, không đòi hỏi. Hầu như ai cũng thấy không đủ”.
“Tôi biết tôi cảm thấy vẫn còn thiếu thốn”.
Tôi quay lại nhìn Morrie, rồi nhận thấy ông cũng cảm thấy thích thú mỗi lần tôi ghé người lại gần đề sửa lại cái gối, máy vi âm, hay lau mắt.

Buồi chiều hôm đó chúng tôi bắt đầu nói về già cả. Hay nói một cách đúng hơn, nói về sự sợ hãi của tuổi già.
Trên đường lái xe từ phi trường Boston về nhà thầy, tôi hay nhìn lên những hình ảnh quảng cáo bên lề đường, những cô gái trẻ măng, ăn mặc hấp dẫn, hay những cao bồi lực lưỡng đội mũ, hút thuốc lá. Không người nào trên ba mươi năm tuổi. Điều này làm cho tôi cảm tưởng đã về chiều, mặc dù tập thể dục, ăn uống điều độ. Tôi bắt đầu lưỡng lự những câu hỏi tuổi tác, sợ rằng tuổi gần kề bẩy mươi là có thể không còn ăn khách nữa.
Morrie nghĩ về già nua theo một cách nhìn khác.
“ Xã hội yêu chuộng người trẻ, nhưng tôi không chấp nhận nó” thầy nói. “ Hãy nghe tôi nói, thầy biết có rất nhiều người trẻ rất khổ sở, bon chen với cuộc sống, do đó, tôi không nghĩ là họ sung sướng như là đã nghĩ. Họ phải tranh đấu, không lúc nào thỏa mãn, cảm nghĩ về đời sống do đó khổ sở, có khi dẫn đến tự tử”.
“ Ngòai vần đề bất mãn, họ lại là những người thiếu khôn ngoan hay kinh nghiệm, rồi bị lợi dụng, cám dỗ bởi những hình ảnh quảng cáo đó với mục đích bán nước hoa, thuốc lá, quần jean…và cho những người trẻ ngây thơ đó có cảm giác hấp dẫn..chẳng có nghĩa lý gi cả”.
Thầy có bao giờ sợ già không?
“Thầy đón nhận nó”.
Đón nhận nó?
“Rất giản dị. Càng lớn tuổi thì càng học nhiều. Nếu em ở tuổi hai mươi hai, em sẽ ngây thơ ở tuổi hai mươi hai. Già là phát triển chứ không phải thoái hóa, nó không phải tiêu cực như là chỉ nghĩ đến chết, trái lại phải nghĩ một cách tích cực là chúng ta sẽ hiểu nhiều hơn về cái chết, do đó sẽ sống một cách ích lợi hơn”.
Thưa thầy, nếu già là có giá trị thì tại sao người ta thường nói “Ố, nếu tôi được trẻ trở lại..” mà người ta không nói “Tôi mong bay giờ tôi là 65.”
Thầy cười và nói : “đó là những người bất mãn, bất mãn vì không tìm thấy được nghĩa sống. Khi tìm được nghĩa sống, người ta sẽ không muốn quay trẻ lại, mà là tiếp tục đi. Người ta sẽ làm hăng hơn, nhiều hơn”.
“ Hãy nghe thầy nói, em nên biết điều này. Nếu em luôn luôn chống đối lại với sự già cả, em sẽ luôn luôn càm thấy không vui, bởi vì già là lẽ tự nhiên, nó sẽ đến’
“Và điều này nữa, Mitch”
“Thật ra trước sau thì ai rồi cũng phải chết”
Tôi gật đầu.
“Và sẽ xảy ra dẫu em muốn hay không”
“Nhưng hy vọng rằng” thầy nói “sẽ còn rất lâu”
Thầy nhắm mắt lại trông vẻ thản nhiên, rồi hỏi tôi giúp ông điều chỉnh lại cái gối đội đầu. Hình như thầy nằm không yên, cứ cần phải thay đổi vị trí luôn luôn, gối nệm chêm đầy chung quanh . Tôi có cảm tưởng như ông đang bị đóng hộp và sẵn sàng gửi đi.
“Cám ơn” thầy nói trong khi tôi đang di chuyển cái gối đầu.
“ Mitch, Em đang nghĩ gì đó?”
Tôi ngừng giây lát trước khi trả lời “OK”. Tôi nói “Em không hiểu có bao giờ thầy ghen với những người trẻ và mạnh khỏe không?
“Oh, thầy đoán cũng có” thầy nhắm mắt lại “thầy ghen với những người có thể đi đến câu lạc bộ thể thao, hay đến hồ bơi, hay đi nhảy. Nhất là những người đi nhảy. Tuy nhiên khi nghĩ đến những điều này, tôi nhận thấy, rồi từ bỏ. Em có nhớ thầy đã nói về sự từ bỏ, hãy buông tha”.
“Mitch, rất khó cho người già không ghen ghét với người trẻ và mạnh khoẻ. Vấn để là phải học đễ tự biết mình. Bây giờ em đang ở tuổi trên ba mươi, thầy đã trải qua cái tuổi ba mươi, bây giờ thời đại của thầy là tuổi bầy mươi tám, thầy đã trải qua mọi tuổi tác, từ trẻ tới già. Làm sao mà có thể ghen ghét nếu mình cũng đã một lần trải qua rồi?”.

Ngày Thứ Ba Lần Thứ Tám Nói Về Tiền Bạc.


Tôi nâng tờ báo lên để Morrie có thể đọc được những hàng chữ:

« TÔI KHÔNG MUỐN MỘ BIA TÔI KHẮC NHỮNG HÀNG CHỮ »
“TED TURNER CHƯA BAO GIỜ ĐƯỢC LÀM CHỦ MỘT ĐÀI TRUYỀN HÌNH”
Morrie cười rộ lên, rồi lắc đầu. Nắng chiếu qua khung cửa sổ. Ở ngoài sân hoa bắt đầu nở. Lời tuyên bố trên đây là của Ted Turner, tỷ phú gia, người đã thiết lập ra hãng truyền tin CNN. ông tuyên cbố câu nói trên đây khi không mua được dài truyền hình CBS. Tôi muốn đem tờ báo đến để cho thầy đọc buổi sáng nay vì tôi muốn biết cảm nghĩ thế nào nếu Turner đặt vào vị trí của Morrie.
“Mitch, tất cả đều là do một điều” thầy nói “Chúng ta đặt giá trị sai chỗ. Và điều này dẫn ta đến ảo ảnh của đời sống. Thầy sẽ giải thích cho em biết”.

Thầy bắt đầu tập trung tư tưởng. Có những ngày xấu ngày tốt, và hôm nay là ngày tốt. Tối qua thầy được thưởng thức nhạc do ban nhạc Ink Spots thầy rất hâm mộ. thầy rất thích thưởng thức nhạc như opera, hay nhảy theo diệu nhạc.
“Mitch, ban nhạc chơi rất hay tối qua”
Morrie luôn luôn hâm mộ những giải trí lành mạnh như thế. Nhất là trong lúc này, vật chất không còn nghiã lý gì nữa. Người ta thường nói “Bạn không thể đem vật chất theo khi chết” thầy đã biết điều này từ lâu rồi.
“Em có biết có những chiến dịch tẩy não áp dụng trong nước” thầy thở dài nói “ Khi người áp dụng chiến thuật này, người ta lập đi lập lại cùng một luận điệu. Sở hữu vật chất, tiền nong càng nhiều càng tốt. Càng nhiều càng tốt, càng nhiều càng tốt. Họ cứ lâp đi lập lại như vậy hoài cho đến khi không ai nghĩ khác nữa. Người bình thường sẽ không còn ý niệm được cái gì là quan trọng, cái nào không.
“ Trong đời thầy, bất cừ đi nơi nào, gặp người nào họ cũng phô trương của cải mới, xe hơi mới, nhà cửa mới, đồ chơi mới. Và họ muốn nói cho thầy biết “ Thử đoán xem tôi mới mua dược cái này, mua được cái kia”
“ Thầy sẽ giải thích như thế này: Những người như vậy họ rất cần lòng thương và dùng vật chất đề thay thế. Tiếc rằng những thứ này không bao giờ có thể thay thế được cho tình yêu, cho tình người cảm thông lẫn nhau”
“Tiền không thể thay thế cho tình thương, bạo lực không thể thay thế cho tình thương được. thầy có thể nói điều này, như tình trạng của thầy bây giờ, cả tiền bạc lẫn bạo lực danh vọng cũng chẳng giúp gì được, bất cừ là bao nhiêu”.
Nhìn qua trong phòng chung quanh Morrie, tôi thấy những đồ đạc trưng bầy đều giống như ngày đầu tôi đến thăm. Có lẽ chỉ thêm những dụng cụ y khoa. Từ ngày thầy nghe được tin là bị bệnh tử vong, thầy mất cả mọi ý thích đi mua đồ.
Cũng cái TV cũ, xe hơi cũ do Charlotte lái, đồ đạc bầy biện cũ. Có một điều thay đổi lạ thường, đó là số người đến thăm hỏi, tình bạn bè, lòng thương yêu phủ đầy trong phòng. Bạn đồng nghiệp, bạn thiền, những y tá, người nắn bóp cơ chân tay, và cả ban nhạc hâm mộ. Phòng tràn ngập với sinh khí, giầu tình cảm, trong khi tiền để trong bank cạn dần.
“ Có nhiều lầm lẫn trong xã hội hiện tại, đó là vật cần thiết và vật ta muốn” thầy nói “ Chúng ta cần đồ ăn, cần áo mặc, nhưng ta muốn ăn kem, kẹo bánh. Phải thành thật nhận ra rằng. Chúng ta không cần những xe thể thao mắc tiền, không cần nhà to”.

“Thật ra những điều mong muốn này không đem lại sự thỏa mãn. Em có biết những gì đem lại sự thỏa mãn không?”
Cái gì?
“ Giúp đỡ người khác cái bạn có thể giúp được”
Thầy nói như một hướng đạo sinh.
“Thầy không muốn nói là tiền bạc, Mitch, mà đó là thời giờ và khả năng. Sự thông cảm, lời nói chia vui hay buồn. Không có gì khó lắm. Có một trung tâm dành cho những người già gần đây, nếu bạn còn trẻ, có những khả năng mà có thể giúp họ được, thí dụ như sử dụng máy điện toán, họ sẽ rất cần và hân hạnh đến những sự giúp đỡ này. Có những bệnh nhân nằm cô độc trong nhà thương hay trong nhà tạm trú và cần có người đến thăm hỏi hay chơi bài để giải trí. Người đến giúp đỡ như vậy cũng được phần thưởng tinh thần rất qúy giá vì đã làm việc có ích lợi”.
“ Thầy đã đề cập đến ý nghĩa của đời sống trước đây. Theo thầy nghĩ thì khi mình hy sinh, chia sẻ tình thương của mình cho cộng đồng chung quanh mình, những hành động đó sẽ đem lại ý nghĩa và mục đích của đời sống”.
“Em nhận thấy” thầy nghiêm nghị “không có lương bổng gì khi đi làm những việc này ». Tôi giật bắn người và không muốn cho thầy nhìn thẳng vào mắt tôi để biết tôi đang suy nghĩ những gì. Từ khi ra trường đến nay, những gì tôi làm hay theo đuổi đều đi ngược lại những điều ông đang nói -đồ chơi bự hơn, mắc tiền hơn, nhà cửa to hơn. Tôi làm như vậy bởi vì tôi sống chung quanh những thể tháo gia triệu phú, nổi tiếng. Tôi bị ảnh hưởng sâu đậm về lối sống của nhũng người này. Tôi có những cần thiết và ý nghĩ là hậu quả của sự so sánh với họ.
“Mitch, nếu em muốn phô trương với những người ở trên đỉnh của vật chất này, hãy quên đi. Họ cũng sẽ coi thường em với bất cứ giá nào. Và em muốn phô trương với những người phía đưới, hãy quên đi. Họ chỉ ghen ghét với những gì em có. Địa vị không đem em đi đến đâu hết. Chỉ có tinh thần cởi mở, rộng lượng sẽ làm cho em hòa hợp với những người chung quanh.
Thầy ngừng lại, nhìn về phía tôi. “Tôi gần chết rồi phải không?”
Vâng.
“Thế tại sao thầy lại đi nghe và nghĩ về những cái khổ của người khác, thế thầy không đủ có những đau thương cho chính mình hay sao?
“Lẽ dĩ nhiên là có rồi, nhưng khi giúp được cho những người đó sẽ làm cho thầy đáng sống hơn. Không phải chỉ là cái nhà hay cái xe. Không phải chỉ là cái hình qua cái gương. Khi thầy bỏ thì giờ, làm được việc gì giúp đỡ người khác cười khi qua cơn buồn hay sự khổ nhọc, thầy cảm thấy khỏe khoắn hơn bao giờ hết”.
“Làm những cái gì đến từ con tim. Khi em làm như vậy, em sẽ không bất mãn, em sẽ không bị ghen ghét, em sẽ không bị lệ thuộc vào tài sản của người khác. Ngược lại, em sẽ cảm thấy thoải mái, sung sướng trở lại”.
Cơn ho lại bắt đầu đến, thầy với tay ra lấy cái chuông để gọi Connie.
“Còn cái ông Ted Turner đó” thầy nói tiếp tục “ông ấy sẽ không tìm thấy cái gì để viết lên bia mộ cả”.

Lời dịch giả: Lời nói này của thầy Morrie ám chỉ đến lời nói tức giận của Ted Turner khi không mua và làm chủ được hãng CBS, đến trước hai năm khi biết Ted Turner đã cho một Tỷ Dollars vào qũy Liên Hiệp Quốc (năm 1997). Có thể ông Turner đã học được bài học này của thầy Morrie và cũng đã kêu gọi các tỷ phú khác đóng góp tiền vào công việc từ thiện như vậy?.

Ngày Thứ Ba Lần Thứ Chín Nói Về Tình Yêu.


Lá bắt đầu chuyển mầu, nhìn hai hàng cây bên đường trong chuyến lái xe từ phi trường đến West Newton như một bức tranh mầu vàng rỉ xét. Ở Detroit, cuộc đình công báo chí đã đi vào bế tắc, mỗi bên tố cáo đối phương không chịu nhượng bộ. Trên TV chiếu những hình ảnh rất thất vọng, ba người đứng trên cầu bắc qua đường thảy đá xuống xe chạy ngang qua làm bể kiếng xe và làm chết một đứa bé gái trong xe. Ở California, phiên tòa xử OJ Simple đã đi vào phần kết, cả nước theo dõi một cách hăng say.

Tôi cố gắng liên lạc bằng điện thoại với người em trai đang ở Tây Ban Nha. Tôi để máy ghi âm lại là tôi muốn gặp nói chuyện với nó, tôi đã nghĩ nhiều đến nó trong những ngày gần đây. Vài tuần sau người em tôi gọi lại nói là nó không muốn nói chuyện với tôi về vấn đề bệnh tật của nó.
Trở lại ông thầy cũ của tôi, bệnh mỗi lúc một trầm trọng, để có thể tiểu tiện được, một ống cao su phải dùng để xuyên qua hạ bộ, từ đó nước tiểu đuợc dẫn vào một cái túi treo ở đưới chân xe. Đôi chân vẫn phải nắn bóp nhiễu hơn (mặc dù chân không cử động được, nhưng cảm giác đau thì vẫn tiếp tục, đó là cái oái oăm của bệnh ALS). Nhiều lúc trong khi đang nói chuyện, thầy phải nhờ người đến thăm nhấc đôi chân hay điều chỉnh cái đầu để đỡ đau. Thật là khó mà tưởng tượng khi mà chính mình không di đông được mình hay nhấc đầu lên. Tuy nhiên mỗi lần tôi dến thăm, thầy cũng ráng ngồi trong xe lăn trông như một đống thịt nhũn nằm gọn trong lòng ghế, chìm trong đống sách báo chung quanh trong phòng đọc sách.

Khi thấy tôi bước vào phòng, thầy khoe tôi là ông đã nhận được nhiều thư của khán giả cũng như của chính Ted Koppel mời trở lại chương trình “Nightline” lần thứ ba. Tuy nhiên họ nói thầy phải đợi.
Đến khi nào? Cho đến hơi thở cuối cùng?
“Chắc vậy, dẫu sao cũng không lâu đâu”
Thầy đừng nói vậy.
“Thầy xin lỗi”
Điều này làm em bực mình, bởi vì họ muốn đợi cho đến giờ chót.
Thầy mỉm cười “ Mitch, chắc họ muốn gây thêm phần bi kịch. Cũng được. Thầy cũng dùng cơ hội này đề nói chuyện của thầy cho cả hàng triệu người biết. Thầy không thể làm được chuyện này nếu không có họ, phải không? Như vậy là tốt cho cả hai bên”
Thầy lại ho rũ rượi, rồi ráng khạc đờm trong cổ họng ra khăn giấy.
“Tuy nhiên” thầy nói tiếp tục “thầy có nói họ đừng bắt thầy đợi lâu, bởi vì thầy chẳng còn có thể nói được bao lâu nữa. Khi mà bệnh chạy tới phổi, vô phương mà thầy còn nói được. Ngay từ bây giờ, thầy cũng thỉnh thoảng phải vừa nói vừa thở. Thầy đã phải bãi bỏ nhiều cơ hội mà rất nhiều người muốn đến gặp. Mitch, có rất nhiều người muốn, nhưng thầy rất mệt, không còn nói nhiều được nữa”.
Nhìn vào máy thu âm, tôi cảm thấy tội lỗi vì như lấy đi những thì giờ qúy báu còn lại của thầy.
“Thầy muốn ngừng không?” Tôi hỏi “Nếu thầy cảm thấy mệt”
Thầy nhắm mắt lại rồi lắc đầu. Hình như thầy muốn cho cơn đau trôi qua “Không” thầy nói “Chúng ta phải tiếp tục”
“Đây là luận án cuối cùng mà chúng ta làm được với nhau”
Luận án cuối cùng?
“ Chúng ta phải làm cho đúng”
Tôi nhớ lại luận án đầu tiên làm với ông khi tôi còn là học trò. Lẽ dĩ nhiên đó là ý kiến của Morrie. ông nói tôi khá có thể viết một luận án danh dự cho năm cuối cùng, điều mà tôi không nghĩ đến trước.
“Hôm qua có người hỏi tôi một câu hỏi” thầy nói
Câu hỏi như thế nào, thưa thầy.
“Họ muốn biết thầy có sợ người ta quên lãng mình đi khi chết?”
Thế thầy có sợ không? Tôi hỏi.
“Thầy không sợ, bởi vì thầy có rất nhiều người thân. Và tình thương yêu là mối dây liên kết sẽ tốn tại mãi mãi, mặc dầu sau khi chết đi”
“Mitch, em có nhớ tiếng nói của thầy khi em ra khỏi đây không? Khi ở nhà một mình? hay khi ngồi trên máy bay? Hay khi lái xe?
Tôi công nhận là có.
“Như vậy em sẽ không quên thầy khi đã chết. Chỉ cần nghĩ đến tiếng thầy nói thì thầy sẽ hiện ra”.
“Thầy muốn người ta khắc lên bia mộ của thầy” ông nói.
“Em không muốn thầy nói đến mộ phần” Tôi nói.
“Tại sao? Điều này làm em sợ hãi?” thầy hỏi.
Tôi nhún vai.
“ Vậy chúng ta có thể bỏ qua điều này” thầy nói.
“Thầy muốn viết như thế nào?” Tôi hỏi.
Thầy nháy môi nói “ thầy nghĩ như câu như sau :
« Là một người thầy cho đến hơi thở cuối cùng”.
Nói xong thầy đợi một lúc để cho tôi suy nghĩ.
Một người thầy cho đến hơi thở cuối cùng.
“Tốt lắm” thầy nói.
Vâng, tôi nói. Rất tốt.

Tôi cảm thấy rất thich thầy Morrie khi thấy ông phấn khởi lúc tôi bước vào phòng. Ông cũng làm như vậy cho tất cả mọi người, đó là cái tài đặc biệt của ông làm cho người đến thăm có cảm tình.
Khi thầy nói chuyện với ai, ông thật sự chăm chú đến người nói. Thầy sẽ nhìn thẳng vào mặt và lắng tai nghe như là chỉ có người đó thôi hiện diện trên thế giới này.
“Mitch, khi thầy tiếp chuyện với em thầy sẽ phải tập trung tư tuởng đến câu chuyện giữa hai người. Thầy sẽ không nghĩ đến những gì nói từ tuần trước hay những gì sẽ nói vào thứ Sáu này. thầy sẽ không nghĩ đến những gì sẽ nói trong “Nightline” với Ted Koppel”
“Thầy nói chuyện với em, thầy chỉ nghĩ đến em mà thôi”.
Tôi chợt nhớ đến những lời giảng mà ông đã dạy ở Brandeis như làm sao để tập trung tư tưởng, gây sự chú ý? Tôi không thấy sự quan trọng trong lúc đó, nhưng bây giờ tôi mới hiểu sự thật và cảm thấy nó quan trong hơn cả những môn học khác dạy trong Đại Học.
“Một phần lớn là giữa chúng ta” thầy nói “ có những người rất vội vã, họ không tìm thấy nghĩa lý của đời sống, rồi cứ đi tìm quanh quẩn hết thì giờ. Họ nghĩ đến mua cái xe mới, nhà mới, việc mới. Khi họ tìm thấy những thứ trống rỗng này, họ sẽ tiếp tục đi tìm cái khác”.
Khi bắt đầu chạy đi tìm rồi, tôi nói, là rất khó cho họ đi chậm lại.
“Cũng không khó lắm” thầy nói, lắc đầu “ Em có biết thầy sẽ làm sao không? Tỷ dụ như có người lái xe mà muốn vượt qua đầu xe tôi - lẽ dĩ nhiên là hồi tôi còn lái xe được – tôi sẽ giơ tay lên….”
Thầy muốn giơ tay lên, nhưng chỉ được tới nửa chừng.
“….tôi sẽ giơ tay lên ra một dấu hiệu tiêu cực, rồi sau đó vẫy tay và cười để cho họ vượt qua.
“Em có biết gì không? Có nhiều người cũng sẽ vẫy tay chào lại. Thật sự ra thì thầy cũng chẳng cần vội vã gì cả khi lái xe. Thầy dùng sức lực này vào con người nhiều hơn”
Tôi thấy thầy làm chuyện này hay hơn tất cả mọi người tôi biết. Thầy rất hay cởi mở rộng lòng cảm xúc mà những người thuộc thế hệ sau này thiếu. Chúng ta thường rất giỏi đến những câu nói giả dối “ Mạnh khỏe chứ? Bạn ở đâu tới vậy? đi đâu vậy?.. để mua vui hay có một ý định lợi dụng như thế nào. Thành thật mà nói, tôi nhận thấy những người đến thăm thầy là vì họ muốn nhận được sự chú ý của thầy nhiều hơn là họ đã để ý đến thầy.
Điều này cũng có lý do của nó.
Lần cuồi cùng mà thầy nhìn thấy người cha của thầy là lúc trong nhà xác. Charlie Schwartz là người rất im lặng, thích đọc báo một mình dưới ánh đèn đường Tremont Avenue ở Bronx. Mỗi tối, khi Morrie còn nhỏ, Charlie thường đi ra ngoài đường sau bữa ăn chiều. Ông gốc người Nga với dáng vóc nhỏ, tóc muối tiêu. Morrie và người em David thường nhìn ra ngoài cửa sổ, thấy cha dựa vào cột đèn, và Morrie ước mong cha ông ngồi ở trong nhà để nói chuyện với ông, tiếc rằng những chuyện này rất ít xảy ra. Cũng như cha ông chẳng bao giờ dỗ hay hôn ông trước khi đi ngủ.
Morrie thề rằng ông sẽ không bao giờ làm như vậy đối với con cái của ông.
Cho đến khi Morrie có gia đình và con cái thi Charlie vẫn sống ở Bronx, với cũng những thói quen như vậy. Rồi một đêm, khi bước ra ngoài sau bữa ăn tối, ông bị tấn công bởi hai đứa ăn cướp.
“Đưa tiền cho tao” một người nói trong khi dấn khẩu súng vào lưng ông.
Sợ hãi, ông vứt cái bóp lại đằng sau cho nó rồi bỏ chạy. ông tiếp tục chạy cho đến bậc thềm của một người họ hàng rồi bị xỉu.
Tim ngừng đập,
Ông chết vào tối hôm đó.
Morrie được báo đến để nhận xác. Ông bay đến New York ngay lập tức và đến nhà lạnh giữ xác để nhận diện.
“Đây có phải là xác của cha ông không?” người chỉ dẫn nói.
Ông nhìn thấy xác người cha trong lồng kính, người đã mắng chửi, dạy ông làm việc từ lúc còn nhỏ, không trò chuyện với ông trong những lúc cần nhất, người đã dạy ông hãy quên người mẹ đã mất mà ông hằng yêu qúy.
Ông gật đầu rồi lặng lẽ bước đi. Căn phòng lạnh lẽo, sau này ông nói, đã thu hút mọi tư tưởng của ông trong lúc đó. Ông cũng chẳng khóc được cho đến mãi sau này.
Cái chết của người cha đã dẫn đến lối sống của Morrie sau này. Ông cũng nhận thức ra rằng có những vui buồn tủi nhục khác trong gia đình mà ông chưa đề cập tới, cái vẫn làm ông nhớ lại đến hình ảnh của cha và mẹ khi họ còn sống. Chính cũng vì vậy trong những giờ phút cuối cùng cùa đời sống, ông muốn tất cả mọi người thân biết đến. Không ai phải nhận điện thọai, điện tín, hay đến nhận xác trong lồng kính như ông đã trải qua.

Ngày Thứ Ba Lần Thư Mười Nói Về Hôn Nhân.


Tôi đem một người đồng hành đến thăm Morrie hôm nay. Đó là vợ tôi.
Thầy đã hỏi tôi từ ngày đầu tiên đến thăm “Em gặp Janine khi nào?” “Bao giờ định đem đến đây thăm?” Tôi luôn luôn tìm cách lờ lững cho đến vài hôm cách đây khi tôi gọi điện thoại nói chuyện với thầy.
Phải đợi một lúc khá lâu trước khi tôi nghe được tiếng trả lời. Tôi có cảm tưởng như thầy phải nhờ ai giúp cầm ống nghe giúp.

"Thầy mạnh khỏe không?
Tôi nghe thấy hơi thở hổn hển “Mitch…thầy đây..tốt hơn bao giờ hết”
Giờ giấc ngủ về đêm của thầy trở nên kém đi. Thầy phải thở hầu như mỗi tối và những cơn ho càng lúc càng dài thêm, có khi lên đến cả tiếng, thầy cũng không biết là lúc nào mới thôi. Khi nghĩ tới câu nói trước đây của thầy nói là khi bệnh kéo lên tới phổi thì là lúc lìa đời. Tôi rùng mình khi nghĩ tới giờ phút đó, chắc cũng không xa.
Em sẽ đến thăm thầy thứ ba này. Tôi nói.
“Mitch” thầy hỏi.
Dạ
“Vợ em có ở đó không?”
Nhà em đang ngồi bên cạnh.
“Cho thầy nói chuyện, thầy muốn nghe tiếng nói”.
Bây giờ tôi đang ở với người vợ hiền. Mặc dầu Janine chưa bao giờ gặp thầy nhưng cũng không ngần ngại nhấc ống nghe và nói chuyện như đã biết nhau từ lâu rồi. Tôi thỉnh thoảng chỉ nghe lõm bõm “Uh-huh…Mitch có nói đến…Ồ, cám ơn….”
Khi Janine bỏ ống nghe xuống rồi nói “Em sẽ đi với anh đến nhà thầy kỳ này”.
Và đúng như vậy, chùng tôi cùng đến ngồi trong phòng đọc sách với thầy. Janine có đem theo hình đám cưới và đưa cho thầy xem. Ông nhìn qua những hình ảnh này rồi hỏi :
“Em cũng sống ở Detroit?”
Vâng, Janine trả lời.
“Thầy có dạy học ở Detroit một năm vào thập niên 40’s” thầy có nhớ đến đến một câu chuyện rất buồn cười”.
Thầy ghé qua lấy giấy chùi mũi, nhưng thấy thầy run tay, tôi bèn cầm giấy đưa lên mũi giúp thầy, như người mẹ giúp con ngồi trong ghế buộc vào xe.
“Cám ơn em, Mitch”.
“ Câu chuyện như thế này, Có một nhóm xã hội học trong đại học và những người làm chung, chúng tôi thường chơi bài tây với nhau . Trong đó một bác sĩ giài phẫu. Một hôm, sau khi chơi bài xong, người bác sĩ nói với tôi “Morrie, tôi muốn đến lớp nghe bạn giảng bài” Và người bác sĩ này theo tôi vào ngồi trong một lớp học.
“Sau khi nghe tôi giảng xong, thầy nói, vị bác sĩ cũng muốn mời tôi đến xem ông ấy làm việc. Tôi cũng tử tế nhận lời."
“ Bác sĩ giải phẫu dẫn tôi vào bệnh viện, rồi nói ‘Thay quần áo, đeo mặt nạ để che miệng và mũi, mặc áo choàng khử trùng vào’. Tiếp theo là thầy được dẫn vào bàn mổ. Có một người đàn bà là bệnh nhân nằm sẵn trên bàn mổ, trần truồng từ bụng xuống. Bác sĩ giải phẫu cầm dao mổ rạch- thật gọn gàng! Xong…”
Thầy đưa ngón tay lên trời rồi ngoáy vòng tròn.
“….thầy ngước mắt nhìn, cảm thấy choáng váng muốn xỉu. Máu chảy đầm đìa. Yệch. Cô y tá đứng cạnh tôi nói ‘Cái gì vậy thầy’ thầy trả lời : « Cho tôi ra khỏi phòng mổ này ngay ».
Chúng tôi cười làm Morrie cũng cười theo. Lần đầu tiên trong cả mấy tuần nay tôi thấy thầy kể chuyện cười như thế.
Connie gõ cửa và báo động là cơm trưa đã sẵn sàng. Không phải là những đồ ăn tôi mua thường lệ của tiệm Bread và Circus đem đến. Mặc dù tôi ráng mua những đồ ăn mềm nhưng cũng vẫn trên khả năng của Morrie có thể nhai được. Hầu như những đồ ăn lúc này là đồ ăn lỏng. Charlotte xay đồ ăn trước khi nấu và dùng ống hút để ăn.
“ Vậy…Janine” thầy nói.
“Em rất dễ thương. Đưa cho thầy xem bàn tay nào”.
Janine làm theo lời
« Mitch nói với thầy là em là ca sĩ”.
Vâng.
“Chồng em nói em ca rất hay”.
Ồ, anh ấy chỉ nói vậy thôi.
Morrie nhăn lông mày nói “Thế em có thể hát cho thầy nghe vài bản được không?”
Bình thường Janine sẽ không hát nếu không có nhạc đệm, nhưng nể nang, cô cũng hát cho thầy nghe vài bản. Thầy tỏ ra rất thích thú, nhắm mắt thưởng thức. Nước mắt chảy trên gò má sau khi Janine chấm dứt.

Hôn nhân. Ai cũng biết có những vấn đề khó khăn trong vấn đề này. Có những người khó khăn để tìm người tâm đầu ý hợp, có người gặp khó khăn phải bỏ nhau. Thời đại ngày nay, có những người ngại đi đến hôn nhân vì sợ không giữ được lời hứa. Tôi đẵ tham dự những đám cưới chỉ vài năm sau đã tan rã.
Tôi hỏi thầy : “ Tại sao chúng tôi có những vấn đề hôn nhân như vậy”. Chúng tôi đợi đến bảy năm trước khi đề nghị lấy nhau.Tôi nghi ngờ thời đại chúng tôi suy nghĩ chín chắn hơn thời đại trước hay chỉ vì chúng tôi ích kỷ hơn.
“Thầy cảm thấy thương hại cho trai gái thời đại mới này” Morrie nói.
“Trong xã hội hiện tại, các trai gái vội vàng đi đến hôn nhân mà không suy nghĩ chín chắn, để rồi khi lấy nhau độ sáu tháng sau thì bỏ nhau. Nguyên nhân của những sự thất bại hôn nhân này là bởi vì họ cũng không hiểu rõ chính bản thân họ huống chi là những gì về đối tượng sẽ mang lại cho họ.”
Charlotte và Morrie, gặp nhau khi còn đi học, đã lấy nhau được trên năm chục năm. Họ hiều lẫn nhau. Charlotte là người sống về nội tâm, khác với Morrie, nhưng hai người rất kính trọng lẫn nhau. Đôi khi tôi nói chuyện với Morrie, ông dừng lại nói “Charlotte có lẽ không muốn tôi tiết lộ điều này” để chấm dứt câu chuyện.
Tôi hỏi thầy là có những luật lệ nào mà mình phải tuân theo để cho hôn nhân được bền vững.
Thầy trả lời “Vấn đề cũng không giản dị đâu, Mitch”
“Tuy nhiên” thầy nói “có những luật lệ sau mà thầy thấy đúng về tình yêu và hôn nhân. Nếu bạn không kính trọng đối tượng, bạn sẽ gặp khó khăn. Nếu bạn không biết làm hòa, bạn sẽ gặp khó khăn. Nếu bạn không thành thật và cởi mở, bạn sẽ gặp khó khăn. Và nếu bạn không cùng chung tư tưởng và chia sẻ giá trị của sự sống, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Ý nghĩ về giá trị của sự sống phải giống nhau”.
“Và em biết cái nào đứng đầu trong những điều nói trên là gì không? Mitch”
Vâng.
“Đó là sự tin tưởng vào hôn nhân là quan trọng”.
“Riêng cá nhân thầy thì hôn nhân không những quan trọng hơn mà nếu không giữ được nó thì sẽ mất tất cả”.
Thầy chấm dứt bằng châm ngôn “ Yêu nhau hay tự hủy diệt”.

Ngày Thứ Ba Lần Thứ Mười Một Nói về Văn Hoá – Xã Hội.


“Đánh mạnh hơn”
Tôi đập vào lưng của Morrie.
“Mạnh hơn”
Tôi đập mạnh hơn
“Gần bả vai…xuống thấp hơn”
Morrie mặc quần áo ngủ rộng thùng thình, nằm sấp đưa lưng lên trời, đầu gối lên một chiếc gối rất mềm, miệng há mở. Người phụ tá dạy tôi cách tẩm quất để cho thầy được dễ thở hơn, một hành động giúp cho đờm trong phổi không đặc lại làm cho khó thở.
“ Thầy biết….em luôn luôn ….muốn đập thầy” Morrie nói đứt đoạn.
Dạ vâng. Đây là lúc em trả thù cho điểm B thầy đã cho em, tôi nói đùa.
Chúng tôi đều bật lên cười. Bệnh tê liệt của Morrie đã kéo lên tới phổi. Thầy tiên đoán ông sẽ chết vì tắt nghẹn, tôi không dám tưởng tượng đến hình ảnh hãi hùng đó.
Bên ngoài, mùa thu cũng đã bắt đầu, đó là giữa tháng mười, lá vàng thỉnh thoảng rụng trên những sân cỏ vùng West Newton.
Morrie tin tưởng là bản chất con người là chân thiện, nhưng ông cũng nhìn thấy đến những hành đông xấu xa mà con người cũng có thể làm.
“Con người sẽ trở lên độc ác khi bị đe dọa” thầy bắt đầu nói “và đó là điều mà ta nhìn thấy trong xã hội hiện đại. Kinh tế đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề này. Mặc dầu những người đang có việc cũng vẫn bị đe dọa, bởi vỉ họ cũng sợ bị mất việc. Một khi bạn cảm thấy bị đe dọa, bạn trở lên ích kỷ, canh chừng. Cũng trong chiều hướng đó, bạn ráng làm thêm tiền tích lũy, coi tiền như vàng. Đó là văn hóa của xã hội chúng ta đang sống”.
Thầy thở dài “Đó là loại văn hóa thầy không chấp nhận”.
Tôi gật đầu và nắm chặt lấy tay thầy. Bây giờ tôi đã bắt đầu nắm lấy tay ông thường xuyên hơn.
“Thầy thiết lập một hình thức tiểu xã hội khác” thầy tiếp tục nói “Không phải là thầy đòi bãi bỏ mọi giáo điều căn bản của xã hội. Chẳng hạn như thầy không thể ở truồng mà ra đi ngoài công cộng, thầy không lái xe vượt đèn đỏ. Những luật lệ căn bản như vậy thì ai ai cũng phải tuân theo. Tuy nhiên có những điều mỗi cá nhân có quyền nghĩ, hay coi là quan trong thì có quyền theo đuổi. Không một ai -hay là xã hội- quyết định đường đi đó cho bạn».
“Lấy thí dụ như trường hợp của thầy hiện tại. Có những điều mà thầy đáng lẽ phải xấu hổ - như không đi được, nằm bẹp giường, không lau chùi tắm rửa được một mình, thức dậy mỗi buổi sáng muốn khóc – nhưng thực sự những điều này cũng là lẽ tự nhiên chẳng có gí phải xấu hổ hay sợ hãi».
“Cũng như những cô gái trẻ nhưng mập, hay những người đàn ông không đủ giàu tiền. Xã hội sẽ đặt áp lực phải làm những người này thay đổi, nhưng thực ra không bắt buộc phải theo».
Tôi hỏi thầy lúc còn trẻ sao không dời nhà đi ở nơi khác.
“Đi đâu?”
Em không biết. Nam Mỹ, hay Âu châu. Nơi mà thầy thấy là không ích kỷ như nơi này.
“Mỗi một xã hội có mỗi nhược điểm khác nhau” thầy nói, nhấc lông mày lên.”Cái mà chúng ta phải làm, không phải là trốn chạy, nhưng là tạo ra một tiểu xã hội cho chính mình”.
“Hãy nhớ rằng, dù ở bất cứ một nơi nào, cái dở nhất của con người là thiển cận. Chúng ta không nhìn thấy trước những gì chúng ta có thể làm đuợc, cái khả năng trời phú cho mỗi người, mà chúng ta phải tự phát triển. Tuy nhiên, khi chúng ta bao bọc bởi những người chung quanh lúc nào cũng chỉ muốn nói, “thế phần của tôi đâu?” thì chúng ta sẽ bị dẫn đến một xã hội gồm một quân đội ngăn cản những người nghèo khác dương lên để rồi còn ăn cắp của họ”.
Thầy nhìn ra ngoài cửa sổ và sang nhà hàng xóm rồi chậm chạp nói:
“ Vấn đề là, Mitch, chúng ta ai cũng nghĩ là không giống nhau. Đạo Thiên Chúa, Đạo Tin Lảnh, da trắng da đen, đàn ông đàn bà. Nếu chúng ta nghĩ rằng ai cũng như nhau, chúng ta sẽ cộng tác thành một đại gia đình trong một thế giới đại đồng, và mỗi người kính trọng lẫn nhau như chính bản thân ta”.
“Cứ tin thầy đi, khi chúng ta gần kề cái chết rồi, sẽ nhìn nhận thấy điều nói trên là đúng. Chúng ta đều giống nhau lúc ban đầu –khi mới sinh ra- và chúng ta cũng sẽ giống nhau đến giờ chót –lúc chết. Như vậy chúng ta khác nhau ở chỗ nào? ».
“Hãy đầu tư vào đại gia đình con người. Thiết lập một cộng đồng của những người mà mình yêu họ cũng như họ yêu mình”.
Thầy bóp mạnh vào tay tôi, tôi cũng bóp mạnh hơn nữa. Thầy mỉm cười.
“ Trong thuở thiếu thời, khi chúng ta còn trẻ thơ, chúng ta cần dựa vào người lớn để sống, phải không? Và đến lúc cuối cuộc đời, khi mà như tôi đây, chúng ta cũng cần nhờ vào người trẻ để sống, phải không?”
Giọng thầy trở lên trầm xuống gần như thì thầm. “Đây là điều bí mật: giữa hai thời điểm đó, chúng ta cũng vẫn cần đến nhau”.
Buổi chiều hôm đó, Connie và tôi vào phòng xem TV để xem kết quả của vụ án OJ Simpson. Phong cảnh trong phòng xử thật là căng thẳng, tất cả mọi người đều hướng về phía bồi thẩm đoàn. Simpson trong bộ đồ mầu xanh, đứng chung quanh một đoàn luật sư, Công tố viện, người muốn cho Simpson vào tù đứng vài thước xa nhau. Khi bản án đọc to lên “Vô tội”- Connie sửng sốt la lên “Ồ, trời ơi”.
Chúng tôi nhìn Simpson vỗ vai luật sư biện hộ. Những ký giả bàn luận, những người da đen đứng chung quanh ngoài đường ôm nhau ăn mừng, trong khi những dân da trắng ngồi trong cửa hiệu ăn sững sờ ngạc nhiên. Connie sau đó chạy ra khỏi phòng, Cô đã nhìn thấy cả.
Tôi vẫn dán mắt vào TV và nói “Tất cả mọi người đều nhìn vào cuộc xử án này, đây là Tòa Án nổi tiếng cả Thế Kỷ”.

Xuất Hiện Trên “Nightline” với Ted Koppel Lần Thứ Ba.


Lần xuất hiện thứ ba này của thầy trên TV trông giống như là lần giã biệt vĩnh viễn hơn là một cuộc phỏng vấn. Ted Koppel đã gọi điện thoại nhiều lần trước để sửa soạn cho cuộc nói chuyện kỳ này và đã hỏi Morrie “ông có thể nói chuyện nổi kỳ này được nữa không?”
Morrie cũng không chắc chắn có thể tiếp tục được “ Bây giờ tôi rất mệt mỏi suốt cả ngày, Ted. Tôi cũng nghẹn ở cổ hoài. Nếu tôi nói không được, ông có thể nói cho tôi được không?
Koppel trả lời là được. Cũng như các lần trước Ted nói “ Nếu ông không muốn xuất hiện nữa trên TV cũng không sao, Morrie. Tôi chỉ muốn đến gặp để tạm biệt mà thôi”.
Kỳ phỏng vấn lẩn này xảy ra vào chiều ngày thứ Sáu, trong phòng học của Morrie. Ông ngồi gọn trong xe lăn. Koppel đến hôn vào trán của thầy rồi kéo ghế ngối dựa lưng vào tủ sách để cả hai người có thể lọt vào ống kính.
Trước khi phỏng vấn bắt đầu, Koppel hỏi thăm sơ qua về tình trạng bệnh tật “Sao, ông thấy bệnh tật nặng lắm không?”
Morrie ráng nhấc nhẹ cánh tay lên, cố gắng lắm cũng chỉ lên tới gần bụng.
Koppel biết câu trả lời là như thế nào rồi.
Trong khí máy quay phim chạy, Koppel hỏi Morrie nếu ông có sợ hãi khi cái chết đã quá kề cận. Morrie trả lời “không” rồi tiếp tục nói là ông, ngược lại, ít sợ hơn trước. Ông cũng không còn để ý nhiều đến thế giới bên ngoài nữa, không đọc báo, cũng không mong đợi thư từ nữa; thay vào đó thì chỉ nghe nhạc và nhìn lá cây thay đổi mầu qua khung cửa sổ.
Có những người khác mà Morrie biết đến, một vài người nổi tiếng như nhà Thiên Văn học Stephen Hawking, rất thông minh và là tác gỉa của quyển sách bán chạy nhất : A Brief History of Time (Sử Lược về Thời Gian). Ông Hawking sống với một ống thở xuyên qua cổ họng, ngồi trên xe lăn, nói qua máy vi tính, và viết củng bằng nháy mắt qua máy vi tính.
Điều này thật đáng phục, tuy nhiên đó là điều mà Morrie cũng không muốn sống như vậy. Ông nói với Koppel rằng ông hy vọng sẽ biết lúc nào là lúc ông sẽ lặng lẽ ra đi.
“Đối với tôi, Ted, sống nghĩa là phải có nhiệm vụ đối với người khác. Tức là tôi có thể diễn tả những cảm xúc hay cảm tình với họ. Tôi có thể nói với họ, tôi có thể vui buồn với họ…”
Ông thở ra “Khi những thứ đó đã mất rồi, thì Morrie cũng mất theo”.
Hai người tiếp tục nói chuyện với nhau như bạn bè. Morrie nói rằng ông muốn mất đi trong sự lặng lẽ, nhưng sự ra đi đó sẽ phải là “ Không đi quá sớm, mà cũng không kéo dài quá lâu”.
Koppel gật đầu một cách đau thương. Ông chợt nhớ đến kỳ phỏng vấn đầu tiên cũng chỉ cách đây sáu tháng, hiện nay Morrie đã tiều tụy trông thấy rõ ràng trước mắt ông.
Cuộc phỏng vấn đến đây chấm dứt, mặc dầu vậy máy quay phim cũng vẫn tiếp tục mở và do đó cuộc đối thoại sau đây cũng được ghi trong băng.
“Morrie, ông nói rất hay hôm nay” Koppel nói.
Morrie cười ngượng ngạo, nhưng nói
“Tôi đã ráng làm tất cả cái gì mà tôi có thể làm được”.
“Tôi biết” Koppel trả lời.
“Ted, cơn bệnh này đã giết phần cơ thể của tôi, nhưng tinh thần tôi vẫn còn. Tinh thần tôi sẽ chưa mất đi cho đến khi tôi chết đi hoàn toàn”.
Koppel gần như muốn khóc. “ông rất giỏi”
“Ông nghĩ như vậy sao?” Morrie nhìn thẳng lên trần nhà. “Tôi đang cầu nguyện Thượng Đế một điều : Cầu cho tôi sẽ là một trong những Tiên ông trên Thiên Đàng”
Đây là lần đầu tiên tôi thấy Morrie công nhận đã cầu nguyện Thượng Đế.

Ngày Thứ Ba Lần Thứ Mười Hai Nói Về Lòng Vị Tha.


“Hãy tha thứ cho chính bạn trước khi chết. Sau đó tha thứ cho người khác”.
Thầy nói như vậy vài ngày sau cuộc phỏng vấn cuối cùng của “Nightline”.
Ngoài trời mưa và tối, còn Morrie thì đắp chăn ngồi trên ghế lăn. Tôi chọn ngồi ở đầu đối diện nắn bàn chân cho thầy. Tôi đổ dầu xoa bóp vào tay và bắt đầu xoa nắn bàn chân cho tới đầu gối.
Tôi đã cố tình để ý xem những trợ tá làm chuyện này từ lâu, bây giờ tôi muốn làm lấy để tỏ lòng tri ân với thầy. Tôi biết trong thâm tâm thầy cũng muốn tôi làm chuyện này. Tới giờ phút này nếu tôi có thể làm gi để thầy vui lòng, tôi sẽ làm.
“Mitch” thầy quay trở lại vấn đề tha thứ và nói “ thầy không hiểu tai sao con người lại hay trả thủ hoặc cứng đầu với nhau. Hai thứ này cũng là điều mà thầy rất tiếc cho đến ngày nay”.
Thầy ngước mắt lên nhìn vào chiếc tủ kính và nói : “Em có nhìn thấy bức tượng khắc kia không?” Nếu thầy không nói thì tôi cũng không biết là có bức tượng ở đó. Đây là bức tượng bằng đồng đen, khắc mặt một người độ trên bốn mươi tuổi, đeo cà vạt, tóc để rũ xuống trán.
“Đó là hình của tôi” thầy nói. “Tôi có một người bạn đúc tượng đó cho tôi, có lẽ cũng đã hơn ba chục năm trước đây. Tên người bạn này là Norman. Chúng tôi là hai người bạn đồng hành rất thân đi đâu cũng có nhau. Chúng tôi cùng đi bơi, hay đi lên New York chơi với nhau. Một hôm Norman mời tôi lên nhà ở vùng Cambridge chơi rồi đòi đúc tượng của tôi ngồi dưới hầm nhà. Norman làm như vậy tốn khá nhiều tuần lễ trước khi thành hình cái pho tượng đó.
Tôi nhìn đến bức tượng không gian ba chiều thấy cũng khá sống động, lúc đó thầy còn khá trẻ và tráng kiện.
“Nhưng cái tượng này đã gây ra một kỷ niệm rất buồn” thầy nói. “Norman và gia đình di chuyển đi Chicago. Một khoảng thời gian sau, vợ thầy, Charlotte phải vào nhà thương mổ khá trầm trọng. Norman và vợ tng lờ đi mặc dầu chúng tôi biết là họ nghe được tin này. Charlotte và thầy rất đau lòng bởi vì cặp vợ chồng bạn thân này không thèm đếm xỉa gì mình hết, bởi vậy chúng tôi cũng lờ đi gia đình này từ đó”.
“Những năm sau đó, thầy có gặp lại Norman vài lần và hắn cũng muốn làm lành, nhưng thầy không chấp nhận. Thầy không hài lòng với những lời giải thích sau đó. Thầy có tự aí cao, phủi vai quên vợ chồng hắn đi”.
Giọng thầy trở nên nghẹn ngào.
“Mitch, ….vài năm sau đó…thầy nghe tin anh ta chết vì ung thư. Thầy rất chán nản. Thầy sẽ không bao giờ có dịp đề nhìn lại người bạn thân đó nữa. Thầy đã không tha thứ được cái chuyện nhỏ nhặt đó để bây giờ cảm thấu đau thương vô cùng….”

Thầy lại khóc lên một cách nhẹ nhàng và trầm lặng, bởi vì đầu hơi ngược ra đằng sau, nước mắt chảy ròng theo gò má và xuống tới môi.
"Em xin lỗi, thưa thầy."
“Không có gì cả” thầy thầm “Khóc cũng không sao”.
Tôi tiếp tục bóp chân và xoa dầu vào những ngón chân đã chết này. Tôi để thầy khóc một mình với những kỷ niệm này.
“Không phải chỉ tha thứ cho những người khác, Mitch” thầy nói “Chúng ta cũng phải tha thứ cho chính bản thân chúng ta nữa”.
"Chính chúng ta?"
“Đúng vậy. Cho những thứ chúng ta không làm được. Cho cả những thứ đáng lẽ phải làm. Chúng ta cũng không thể cứ ngồi đó tiếc cho những thứ đáng lẽ phải làm. Điều này sẽ không có ích lợi gì hết như trường hợp của thầy bây giờ”.
“Thầy thường mong mỏi mình có thể làm được nhiều hơn được. Mong viết được thêm nhiều sách hơn nữa. Chính vì vậy mà đầu tắt mặt tối làm việc. Bây giờ thầy thấy những điều làm như vậy chẳng còn giá trị gì nữa. Hãy làm hòa bình với chính bạn cũng như với những người chung quanh bạn”.
Tôi ghé người xuống cạnh thầy rồi lấy tấm giấy lau nhẹ giòng nước mắt chảy trên má. Thầy kh mở mắt ra nhìn rồi tiếp tục nhắm lại. Hơi thở trở lên lớn hơn, nghe như tiếng ngáy nhỏ.
“Hãy tha thứ cho mình, cho người. Đừng đợi nữa. Mitch. Không có ai nhiều thì giờ như thầy bây giờ. Cũng như không ai may mắn như vậy”.
Tôi vứt tờ giấy lau mắt vào sọt rác và quay trở lại bóp chân. May mắn? Tôi bóp ngón tay cái mạnh hơn vào bắp thịt nhưng thầy cũng chẳng biết gì cả.
“Em có nhớ thầy đã dạy về sự căng thẳng của đối chọi. Mitch. Có nhớ không? Mọi vật đều kéo dãn ra theo mọi chiều hướng”.
Em nhớ.
“Thầy tang thương cho những nghich cảnh cũng như ca tụng cho những điều làm đúng”.
“Mitch?” thầy gọi tôi.
Dạ, thưa thầy?
Tôi chăm chú mải bóp những ngón chân với những ngón tay của tôi, quên những ngoại cảnh.
“ Nhìn vào thầy”.
Tôi ngẩng mặt lên và trông thầy có vẻ nghiêm nghị hơn qua đôi mắt.
“Thầy không hiểu sao em lại quay trở lại giúp thầy. Nhưng hãy nghe thầy nói điều này…”
Thầy ngừng lại, giọng nói nghẹn ngào.
“Nếu thầy có một đứa con nữa, thầy mong người đó là em”
Tôi cúi đầu xuống, chăm chú dùng những ngón tay thoa nắn những ngón chân cứng ngắc của thầy. Trong khoảng khắc, tôi cảm thấy tội lỗi, bởi vì chấp nhận những lời nói này như là phản bội lại chính cha tôi. Nhưng khi ngẩng lên nhìn vào mặt thầy, tôi thấy ông cười qua nước mắt vẫn còn đọng lại trên mí mắt, tôi biết là tôi không phản bội ai hết trong hoàn cảnh như thế này.
Tôi chỉ sợ tôi sẽ phải vĩnh viễn xa thầy ngay bây giờ.
 

Ngày Thứ Ba Lần Thứ Mười Ba Nói Về Một Ngày Hoàn Hảo.


Morrie muốn xác sẽ được hỏa táng. Ông đã bàn luận với vợ và cả hai đều đồng ý đó là cách tốt nhất. Nhà Giáo Sĩ (rabbi) Do Thái của trường Đại Học Brandeis tên Al Axelrod -người bạn lâu đời mà Morrie đã chọn để đứng đầu buổi lễ đám tang – đã đến thăm và bàn bạc với nhau về chương trình hỏa táng.
“Al”
“Da.”
“Đừng để họ đốt tôi quá cháy”.
Giáo sĩ Al giật người, ông không biết là Morrie tuy đã gần chết nhưng mà vẫn còn hài hước.
“Chúng ta ai cũng sợ những dấu hiệu của cái chết” thầy nói với tôi khi vừa mới kéo ghế xuống ngồi rồi nói tiếp “ thầy mới đọc một quyển sách mới đây nó nói khi có một ngưới bị chết ở trong bệnh viện, lập tức người ta kéo mền che xác ngay rồi chở ngay xuống nhà quàn. Họ không muốn phí một giờ phút nào làm như cái xác này có thể truyền nhiễm cái chết sang họ”. Thầy đợi cho tôi sửa cái máy vi âm gắn trên cổ áo rồi nói “ Em biết là cái chết không thể truyền nhiễm được . Cái chết là lẽ tự nhiên. Đó là luật của Tạo Hóa”.
“Thật ra trong con người ta có những người tự coi là trên luật của Tạo Hoá”.
Thầy mỉm cười “Không, không ai có thể làm được chuyện đó. Tất cả mọi thứ có sinh thì có tử”
“Em có chấp nhận điều này là đúng không?”
Dạ vâng.
“Được rồi, nhưng có một điều này làm chúng ta nên suy nghĩ. Mặc dầu mọi vạn vật đều chết, tuy nhiên khi con người chết đi thì tiếng tăm còn truyền lại, chứ còn cây cỏ hay súc vật thì là mất tất cả”.
“ Nếu giữa con người chúng ta, ai cũng biết yêu nhau, nhớ rằng tình yêu đó không bao giờ phai phôi. Nó sẽ tồn tại trong tim gan của những người sống còn lại mà bạn từng gieo rắc”.
Cuối cùng thầy nói trước khi tôi ngừng máy ghi âm.
“Cái chết chấm dứt sự sống, nhưng không dứt được lòng yêu và kỷ niệm”.

Nói tới đây, tôi cố nghĩ đến những ngày thầy Morrie còn khoẻ mạnh. Những ngày thầy bước xuống bục giảng, tuột áo khoác ngoài ra rồi cùng tôi đi bách bộ những phố chung quanh trường, có lẽ cũng đã cách đây đến hơn mưi sáu năm rồi.
Tôi hỏi thầy lúc bấy giờ “Nếu có một ngày đẹp trời như thế này thì thầy sẽ muốn làm những cái gí?”
“Hai mươi bốn giờ”
Vâng, 24 giờ.
“Để xem nào…thầy sẽ dậy sớm vào buổi sáng, tập thể dục, ăn sáng bánh ngọt và uống nước trà, xong đi bơi. Sau đó gặp bạn bè đi ăn cơm trưa. Tôi cũng chỉ gặp một hay hai người từng lúc một để hỏi họ về đời sống gia đình, tin tức xã hội, chính trị…nói qua về tình bạn bè quan hệ lẫn nhau ».
“Rồi chúng tôi đi bộ với nhau vào khu vườn bách thảo, nhìn muôn sắc hoa thắm, tiếng chim hót, cũng như thưởng thức thiên nhiên ma tôi không có dịp xem cho đến nay ».
“Chiều đến, chúng tôi sẽ đi ăn cơm chiều tại quán ăn ưa chuông, bánh mì vịt quay, rối sau đó ra sàn nhảy để nhảy với bạn bè cho đến khi mệt mỏi không thể nhảy được nữa thì về nhà để ngủ một tối thật say.”
Có vậy thôi sao? Tôi hỏi.
“Chỉ vậy thôi. »
Thật là giản dị. Thật là bình thường. Tôi hơi bất mãn. Tôi nghĩ thầy phải bay đi sang Ý hay ăn cơm trưa với Tổng Thống, hoặc là ra bờ biển rồi ăn đồ ăn rất đặc biệt mà tiền có thể mua được. Bây giờ trở lại thực tế, sau những ngày tháng liệt giường, không di chuyển được chân tay một cách tự do, tôi tự hỏi làm sao mà thầy có thể tìm đuợc một ngày hoàn hảo trong cuộc sống giản dị bình thường đó.
Rồi thì tôi nhận thức ra rằng đó mới là điểm chính.

Trước khi tôi rời ra đi ngày hôm nay, thầy hỏi tôi có thể nói thêm một điểm khác.
“Em ruột của em” thầy nói.
Tôi cảm thấy một luồng điện chạy qua người, tôi không ngờ thầy đọc được ý tưởng của tôi. Tôi đã cố gắng liên lạc bằng điện thoại cho em tôi ở Tây Ban Nha cả mấy tuần nay, và được biết tin tức từ bạn cuả đi ra vào bệnh viện mấy lần ở Amsterdam.
“Mitch, thầy biết em rất đau đớn khi phải xa người mình yêu. Nhưng em phải học cách làm hoà với ý muốn của người đó. Có thể người đó không muốn làm đứt đoạn đời sống của em. Có thể họ không thể đối diện được với sự kiện đó. Thầy cũng nói với tất cả những người thầy biết đừng có buồn vì thầy bịnh”.
Thưa thầy, nhưng người này là người em ruột của em.
“Thầy biết” Morrie nói “Chính vì vậy mà em đau đớn”.
Tôi mường tượng lại hình ảnh người em trai tôi Peter khi nó còn tám tuổi đầu, với mái tóc vàng xoăn đầy trên đầu. Đến những lúc vật lộn ngoài sân cỏ, làm sờn cả vải quần cao bồi. Hay hình ảnh tập dượt ca hát trước gương.
Và rồi đến hình ảnh của bây giờ, gầy guộc, má hóp, tóc rụng, hậu quả của thuốc hóa học chữa chạy chống ung thư.
Thưa thầy, tôi hỏi. Tại sao thằng em nó không muốn tiếp xúc với em?
Ông thầy cũ của tôi trả lời “Không có một công thức nào nhất định diễn tả cho sự giao thiệp này. Mà chúng ta phải tự giải quyết trong tinh thần thương yêu giữa hai người, với sự nhân nhượng của cả hai đối tượng, những gì họ muốn hay cần, những cái tương đồng cũng như cái có thể làm được”
“ Trên thương trường, chúng ta thảo luận để lấy phần thắng, phần ta muốn được. Chúng ta ai cũng biết và quen cái tình đó. Nhưng yêu thương thì khác hẳn; yêu thương là khi chúng ta thông cảm với người khác như chính với bạn.
“Em đã có thời gian trong quá khứ yêu thương người em, và bây giờ tình thương đó không còn nữa, em muốn có nó trở lại, em không bao giờ muốn tình thương đó chấm dứt. Đó cũng là nhân bản thôi, tình thương yêu ruột thịt. Ngừng, tái lập, ngừng, tái lập.”
“Rồi em sẽ tìm đường quay trở lại với người em” thầy nói.
Sao thầy biết được?
Thầy cười rồi nói “Em quay trở lại với thầy phải không?”
 

Ngày Thứ Ba Lần Thứ Mười Bốn Nói Về Giã Biệt .


Đó là ngày lạnh lẽo và ảm đạm, tôi bước từ từ vào ngõ dẫn vào cửa nhà Morrie. Charlottle đã gọi tôi từ hôm trước và nói : “nhà tôi không được khoẻ”. Đó là cách nói của Charlotte báo hiệu ngày của thầy đã sắp đến. Thầy bãi bỏ mọi hẹn gặp và ngủ hầu như suốt ngày, khác hẳn với những ngày xưa khi mà thầy luôn luôn hăm hở tiếp đón những người quen thuộc.
“Thầy muốn em đến thăm” Charlotte nói trên điện thoại “nhưng Mitch…”
Dạ
“Ông ấy mệt mỏi lắm rồi!”
Khi tôi bước tới cửa thì Connie đúng ra mở cửa cho tôi vào. Tôi hỏi vội “ Thầy thấy thế nào ?”
“Không được tốt”, Connie trả lời trong khi cắn răng vào môi trên. “Tôi không muốn nghĩ đến đó nữa. Ông quá tử tế”.
Tôi biết.
“Thật là buồn bã”
Charlotte bước ra hành lang chào tôi. Bà nói Morrie còn đang ngủ, mặc dầu bây giờ đã 10 giờ sáng. Chúng tôi bước vào phòng bếp. Tôi giúp bà sắp xếp lại bao nhiêu lọ thuốc để đầy ngổn ngang trong tủ thuốc, tôi nhận ra rằng thầy bây giờ đã bắt đầu dùng thuốc Morphine để chống đau và cho dễ thở.

Tôi ngồi đợi trong phòng khách, căn phòng gợi cho tôi nhớ lại cuộc phỏng vấn đầu tiên giữa thầy và Ted Koppel. Tôi nhìn thấy trên bàn có để một tờ báo mới nói về hai đứa bé ở Minnesota chơi súng của cha đã lỡ tay bắn chết nhau. Một trẻ sơ sinh bỏ chết trong bao giấy và vứt vào thùng rác. Rồi đột nhiên Charlotte bước ra đi về phía tôi nói :
“ Xong rồi, thầy dã bắt đầu có thể nói chuyện với cậu”.
Tôi đứng dậy và bước vào phòng đọc sách như mọi lần và để ý thấy có một người đàn bà ngồi trên một cái ghế xếp đặt ở cuối phòng. Đôi chân xếp chéo và chăm chú đọc sách. Đó là nữ trợ tá ngồi túc trực suốt ngày đêm. Khi tiến vào phòng tôi ngạc nhiên thấy phòng trống không, khi liếc qua phòng ngủ thì tôi mới thấy thầy đang nằm trên giường đắp chăn. Thân hình quá nhỏ nhắn như chìm lỉm hẳn trên mặt phẳng mà không thấy người đâu nữa. Mồm mở rộng, mặt tái xanh, da teo làm như gò má nhô lên cao. Khi mắt thầy quay nhìn về hướng tôi, thầy như muốn nói với tôi điều gì nhưng tôi chỉ nghe như tiếng thở dài, cuối cùng vận dụng hết sức lực, thầy nói lại.
“ Người…bạn cũ cuả tôi…ơi”
Vâng thưa thầy.
“Thầy không cảm thấy…khỏe hôm nay”.
Hy vọng ngày mai thầy sẽ khá hơn, tôi nói.
Thầy ráng hít thêm hơi thở rồi gật đầu.
Nằm nghỉ một lúc xong thầy nói
“Em là…một linh hồn tốt”
Một linh hồn tốt.
“Hãy sờ vào thầy…” ông hướng dẫn bàn tay vào ngực và nói “Chỗ này”
Tôi không biết nói sao lời vĩnh biệt.
Thầy vỗ nhẹ lên bàn tay tôi để trên tim rồi nói.
“Đây…là lời nói..vĩnh biệt”.
Tôi cảm thấy lồng ngực của thầy nhịp nhàng nhô lên nhô xuống.
“Thầy… thương em lắm”.
Em cũng vậy, tôi nói.
“Em…có biết…gì nữa không?”
Thưa thầy cái gì”
“Em …luôn luôn…mang….”
Mắt của thầy khép nhỏ lại dần dần và nước mắt lại tuôn ra trên mí mắt.
Tôi đợi cho hơi thở của thầy trở lại bình thường, tôi với tay vào cái bị sách tay mang theo và móc ra cái máy thu âm. Tôi không hiểu tại sao tôi lại làm như vậy, cái máy này còn cần nữa không?
Tôi ghé mặt lại gần má của thầy và hôn nhẹ lên gò má, dừng lại lâu hơn để chắc chắn rằng cảm xúc của tôi được truyền qua thầy.
Được rồi, thưa thầy…và tôi từ từ rút mặt lên.
Tôi cố cầm lại nước mắt, tôi thấy thầy cử đông đôi môi và nhấc đôi lông mày như muốn mở mắt thật to ra.
“Được rồi…”.
Vĩnh Biệt

Morrie từ trần vào buổi sáng ngày thứ Bẩy.

Tất cả họ hàng gần với gia đình thầy đều có mặt trong nhà. Người con trai đầu Rob bay về từ Tokyo -kịp thời để hôn vĩnh việt- và con trai thứ Jon cũng hiện diện. Lẽ dĩ nhiên có Charlotte kề bên cạnh trong suốt thời gian, thêm vào đó còn có người em họ Marsha, cả hai người này thay phiên nhau túc trực bên cạnh giường. Thầy đã bị hôn mê hai ngày sau khi tôi đến thăm thầy lần chót. Bác sĩ nói thầy có thể lià đời vào bất cứ lúc nào từ đây.

Cuối cùng vào ngày mùng bốn tháng mười một, khi tất cả mọi người vừa rời phòng để vào bếp uống cà phê trong chốc lát thì thầy tắt thở.

Thế là vĩnh viễn ra đi.

Tôi nghĩ thầy muốn lìa đời trong lúc không có ai phải chứng kiến cái cảnh đau thương mà chính thầy phải đối diện khi nhận được điện tín báo tin mẹ mất hay khi vào nhà lạnh thành phố để nhận xác người bố.

Tôi nghĩ rằng thầy đã chọn khung cảnh gia đình, bao bọc bởi sách vở, cây cối chung quanh nhà để ra đi.

Đám ma đã được tổ chức sáng ngày hôm sau, một buổi sáng gió lạnh đìu hiu, bầu trời ảm đạm. Mặc dầu hàng trăm người ngỏ ý muốn đến tham dự nhưng Charlotte muốn giữ trong vòng giới hạn chỉ gồm những người quen thật gần và họ hàng mà thôi. Giáo Sĩ Axelrod đọc phúng điếu trong khi người em ruột David cuốc đất đổ trên mặt ngôi mộ đựng tro theo đúng truyền thống lễ nghi. Trước đó, khi tro được đổ xuống hầm tôi có liếc nhìn quang cảnh chung quanh nghĩa địa, tôi phải công nhận phong cảnh rất trữ tình, cây cỏ bao bọc chung quanh và nằm trên một sườn đồi.
 

Kết Luận
 

Nhìn lại quá khứ, cũng đã có lúc tôi gặp một người bạn thân mà tôi đã trao đổi tư tưởng hay tâm sự riêng tư, trước khi mà tôi có dịp gặp lại thầy cũ Morrie. Tôi đã nói với người này về những lỗi lầm nên tránh. Tôi nói về sự cởi mở và đừng để ý đến những quyến rũ của quảng cáo mà nên thăm hỏi đến những người thân thuộc.

Tôi cũng đã muốn nhờ người này đi lấy vé máy bay đi thăm người thầy cũ mà tôi biết đang sống ở vùng West Newton, Massachusetts, càng sớm càng tốt, trước khi thầy bệnh tật và mất khả năng nhảy đầm.

Tôi rất tiếc đã không thực hiện được ý nghĩ đó. Không một ai trong chúng ta có thể thay đổi được quá khứ, hay sống lại được những thời gian đã trôi qua. Tuy nhiên nếu có một điều mà tôi học được của Giáo Sư Morrie Schwartz là không có điều gì có thể gọi là “quá trễ” trong đời sống. Morrie đã thay đổi từng ngày cho đến khi nói lời vĩnh biệt.

Không lâu sau cái chết của thầy Morrie, tôi liên lạc với người em trai của tôi ở Tây Ban Nha. Chúng tôi nói trên điện thoại rất lâu, tôi nói với là tôi rất thông cảm với ý muốn xa cách tôi, nhưng tôi chỉ muốn làm một điều là hãy liên lạc thường xuyên trong những ngày sắp tới, không phải chỉ là qúa khứ, để tôi có thể theo dõi được những gí xẩy ra cho bệnh ung thư của em.

“ Mày là thằng em trai duy nhất mà tao có” Tôi nói : “Tao không muốn mất mày. Tao rất yêu mày”.

Tôi chưa bao giờ nói với em tôi trước đây như vậy.

Môt vài ngày sau, tôi nhận được một thư ngắn trên máy fax. Chữ viết ngoằn ngèo, viết toàn chữ hoa, chấm phẩy không đúng chỗ, và đó là những đặc tính mà tôi cũng đã biết đến từ em tôi.

“CHÀO ANH ĐÃ GIA NHẬP HỘI NHỮNG NGƯỜI GIÀ”, thư bắt đầu như vậy. Sau đó, kể một vài chuyện đùa, những gì làm trong tuần. Cuối cùng chấm dứt bằng câu.

TÔI ĐANG BỊ ĐAU TIM VÀ ỈA CHẢY - ĐỜI CHÓ ĐẺ. NÓI CHUYỆN SAU”.

Tôi bật lên cười đến chảy nước mắt.

Quyển sách này viết ra một phần lớn là do ý kiến của Morrie. Thầy gọi đó là “luận án cuối cùng”. Phần thưởng lớn nhất của sự cộng tác này có lẽ là nó đã đem chúng tôi lại gần hơn bao giờ hết, và thầy cũng đã rất mừng khi biết có nhiều nhà xuất bản đã tỏ ý muốn in thành sách, mặc dù thầy đã vĩnh biệt trước khi biết ai là nhà xuất bản. Tiền nhuận bút ứng ra trước để xuất bản quyển sách này đã giúp để trả tiền chi phí tiền cho thuốc men, bác sĩ, nữ trợ tá… và cũng ví lý do đó chúng tôi cả hai đều rất mãn nguyện.

Tựa đề cho quyển sách này, cũng vậy, chúng tôi lựa chọn sau một buổi họp trong văn phòng của thầy. Thầy rất thích đặt tên, ông có rất nhiều ý kiến, nhưng sau một hồi lựa chọn, tôi đề nghị “Thứ Ba hàng tuần với Morrie”, thầy cười cảm khoái và bằng lòng ngay.

Sau khi thầy mất đi, tôi đi lục lại các tài liệu cũ và tìm thấy một bài luận tôi viết trong lớp học với ông. Tài liệu đã lâu hai chục năm trước. Trang đầu của bài viết những hàng chữ:

Tôi viết “ Kính Thưa Huấn Luyện Viên…”
Thầy đáp lại “Thân gửi Thể Tháo Gia…”

Những hàng chữ này đánh dấu sự giao thiệp giữa chúng tôi và mỗi lần đọc lại làm cho tôi nhớ đến thầy nhiều hơn nữa.

Có khi nào bạn tìm được một người thầy nhìn thấy khả năng thô sơ lúc ban đầu của bạn, rồi tận tụy giúp đỡ bạn phát triển, đánh bóng cho đến khi thành công. Nếu có những trường hp như vậy xy ra, bạn luôn luôn sẽ tìm cách quay lại những bực thầy đó. Đôi khi chỉ là những tưởng tượng trong đầu óc, đôi khi ngay cạnh giường nằm khi đau yếu.

Những bài học cuối cùng của tôi với thầy đã xy ra tại tư thất của thầy, mỗi tuần một lần bên song cửa sổ để ông có thể nhìn thấy trăm hoa đua nở và muộn mầu sắc. Lớp họp váo mỗi thứ ba, học không cần mang sách vở. Đề tài là ý nghĩa của cuộc sống. Dy lại do kinh nghiệm bản thân.

Và lớp dy tiếp tục.



       http://vietsciences.free.fr   và http://vietsciences.org  Đặng Quốc Ân