Đàm thoại thứ ba mỗi tuần với Giáo sư Xã hội học Morrie Schwartz

Vietsciences-Đặng Quốc Ân         13/03/2008

 

Những bài cùng tác giả

 Câu chuyện giữa một ông già, một người trẻ và bài học rất lớn về đời sống

Đoạn I :

Đoạn II

Nguyên Tác: Tuesdays with Morrie - An old man, a young man and life’s greatest lesson.
Tác Giả: Mitch Albom, Đặng Quốc Ân phỏng dịch
Publisher: Doubleday, A division of Bantam Doubleday Dell Publishing Group, Inc., 1540 Broadway, New York, New York 10036, September, 1997.

Quyển sách “Tuesdays with Morrie” đã là sách bán chạy nhất trong các danh sách do tuần báo New York Times xếp hạng vào những năm sau 1998. Ngay cả đến tận ngày nay quyển sách này vẫn còn bán chạy xếp hàng thứ sáu trong mười cuốn đứng đầu của danh sách và đã đưa người học trò chung thủy Mitch Albom của thầy Morrie trở thành nhà văn nổi tiếng. Đây là bài phỏng dịch và rút ngắn của nguyên tác.

 

Dẫn Nhập:


Ông Morrie Schwartz sinh trưởng trong một gia đình di dân từ Nga đến Mỹ khi ông còn nhỏ. Mẹ qua đời khi ông chưa đầy tám tuổi đầu. Cha ông sống bằng nghề lao động, ít học, cũng như nói tiếng Anh không thạo. Cha thường là thất nghiệp, nghiên ngập rượu và sinh sống bằng tiền trợ cấp an ninh xã hội dành cho người nghèo rất thiếu thốn. Gia đình ông sống trong một căn phòng thuê rất tối tăm ở đằng sau một tiệm bán bánh kẹo mà mẹ của ông làm chủ. Nhà ở vùng Bronx, vùng ngoại ô của New York. Gia đình không bao giờ có xe hơi. Đôi khi để kiếm thêm tiền, anh em phải làm việc rửa cầu thang thuê được 5 xu mỗi lần. Cũng chẳng bao lâu sau khi mẹ mất thì đến người em trai David bị tê liệt. Bầu trời ảm đạm đã bắt đầu bao phủ lên đầu một cậu bé mới chín tuổi đầu.
Sau khi mẹ mất được một năm thi cha ông bắt đầu tái giá với bà Eva, ngươì di dân từ Romania. Rất may cho ông, ngươì mẹ ghẻ này lại rất thương và chăm săn sóc anh em ông chu đáo. Tuy vậy vì là trong thời gian kinh tế khủng hoảng, cha ông phải lặn lội sinh sống bằng nghề kỹ nghệ làm áo ấm bằng lông cừu. Có những hôm trên bàn ăn tối của gia đình chỉ có vỏn vẹn một ổ bánh mì. Người cha đôi lúc cũng đem ông vào hãng sản xuất áo lông để ông tập việc và giới thiệu với chủ nhân với hy vọng có thể xin được việc làm; tuy nhiên trong thời điểm khó khăn công việc không đủ đến cho cả người lớn huống chi trẻ con. Dẫu sao qua những kinh nghiệm cho thấy sự bóc lột của nghề lao động, ông thầm nghĩ là đến khi lớn lên sẽ không bao giờ làm những công việc này. Được sự khuyến khích của ngươì mẹ ghẻ, ông bắt đầu nhận thức ra được là chỉ có đường duy nhất để tránh ra khỏi cảnh nghéo đói lúc bấy giờ là học vấn, bởi vậy ông rất là hiếu học ngay từ tuổi thiếu thời.
Vào mùa hè năm 1994, một “án tử hình” đã đến với Morrie. Nhìn lại, ông cũng đã cảm thấy là có một điều gì bất an sẽ xảy ra. Đó cũng là ngày ông không còn ham nhảy múa trong các ngày hội nữa. Ông rất thích nhảy, với đủ mọi loại nhạc, Rock and Roll, Blues..., ông thường nhắm mắt lại để tập trung tư tưởng rồi nhảy theo điệu nhạc. Ông không nhảy giỏi, không cần có cặp, chỉ nhảy một mình. Ông thường ra nhảy nơi khu vực Harvard Square trong những buổi tối thứ tư khi sinh viên tụ tập, chơi đàn, ăn mặc áo thun, quần thể dục, chẳng ai để ý đến ai. Họ cứ tưởng ông là một người già tầm thường, đâu có ai biết ông là một giáo sư Đại Học lỗi lạc về Xã Hội Học. Ông đã xuất bản rất nhiều sách giáo khoa được yêu chuộng. Rồi một hôm khi đi bộ dọc theo Đại lộ Charles River (đối diện ngay Đại Học nổi tiếng MIT), một làn gió thổi qua mặt, ông cảm thấy khó thở, choáng váng, và được chở gấp vào nhà thương đề cấp cứu. Lúc này ông đã ở vào tuổi lục tuần. Một vài năm sau đó, ông bắt đầu đi lại khó khăn, hay vấp ngã ở bực cầu thang hay vỉa hè, những lúc này đôi khi phải chích thuốc Adrenalin để giúp ông thở. Có một đêm đi xem hát ông bi ngã ở bực thềm một lần nữa.
Bây giờ thì ông đã vào thất tuần, thật sự bước vào tuổi già. Hơn thế nữa, ông cảm thấy nội tạng không ổn định, luôn luôn mệt mỏi, không hoàn toàn là do già nua. Ông bắt đầu đi khám bác sĩ, rất nhiều chuyên khoa. Họ soi ruột, hậu môn, bao tử… nhưng cũng không khám phá ra gì là bất thường hết. Cuối cùng bác sĩ dùng kim trích ra một ít thịt (muscle biopsy) từ bắp chân để thử. Kết qủa thí nghiệm cho thấy ông bị đau dây thần kinh, từ đó dẫn đến một số thử nghiệm khác, trong đó ông bị cột vào trong một ghế điện - một dòng điện được truyền qua người ông- để xem thử phản ứng của giây thần kinh trong người ông.
“Chúng tôi phải tiếp tục thử nữa” bác sĩ nói sau khi nhìn kết quả này.
“Tại sao?” Morrie hỏi “Có cái gì vậy?”
“Chúng tôi cũng chưa chắc lắm, thời gian phản ứng của ông hơi chậm”
“Hơi chậm? Như vậy có nghĩa là làm sao?”
Cuối cùng vào một ngày nóng bức của tháng Tám của năm 1994, Morrie và người vợ, Charlotte, đến văn phòng bác sĩ chuyên môn về thần kinh, ông được mời ngồi xuống đàng hoàng, rồi bác sĩ mới từ từ thông báo: ông Morrie bị bệnh tê liệt (Amyotic Lateral Sclerosis , ALS) hay còn gọi bệnh Lou Gehrig’s, một căn bệnh hiểm nghèo liên quan đến dây thần kinh, không có cách chữa.
“Tại sao tôi bị bệnh này” Morrie hỏi.
Không ai biết hết.
“Căn bệnh tử vong?”
Đúng.
“Như vậy tôi sẽ chết?”
“Chắc vậy, bác sĩ nói, tôi xin lỗi phải nói ra như vậy”.
Bác sĩ ngồi nói chuyện với Morrie và Charlotte gần hai tiếng đồng hồ, rất kiên nhẫn trả lời những câu hỏi. Khi hai ông Bà rời khỏi văn phòng, bác sĩ bèn đưa tất cả những tài liệu về ALS, những tờ giấy viết sẵn, trông giống như khi đi mở một chương mục ở một ngân hàng.
Bên ngoài trời chói sáng, mọi người tấp nập chạy ngược xuôi lo công việc, Charlotte nghĩ ngợi đến những triệu chứng của bệnh tê liệt trong đầu. Ông còn sống được bao lâu nữa? Làm sao để sống? Làm sao để trang trải ngân phiếu?
Ông thầy cũ của tôi trong khi đó thì lặng người trước những quang cảnh chung quanh. Quả đất, thế giới ngừng quay? Có ai hiểu biết cái gì đã xảy ra cho ông không? Nhưng quả đất không ngừng, chẳng ai thèm để ý tới ông. Morrie mở cửa xe bước vào, ông có cảm tưởng như đã bị rơi vào một cái hố sâu thăm thẳm.
Thế bây giờ tôi phải làm sao? Ông nghĩ.
Ông thầy cũ của tôi đi tìm câu trả lời. Bệnh thì càng nặng thêm từng ngày, từng tuần, từng tháng. Vào một buổi sáng hôm đó, ông lùi chiếc xe ra khỏi garage thì thấy chân hầu như không đạp xuống thắng được nữa. Đó là ngày cuối cùng ông lái xe. Ông đi bơi như thường lệ ở hồ bơi tập thể YMCA, nhưng ông không thể thay quần áo một mình được nữa, do đó phải thuê một người học trò tên Tony giúp đỡ để đi lên và xuống hồ bơi cũng như thay đồ trong phòng thay quần áo. Mọi người thấy vậy bèn dòm ngó. Đó là lúc ông mất hết riêng tư.
Vào mùa thu năm 1994, Morrie bước vào lớp học về Xã Hội Tâm Lý rồi mở dầu:
“Các người bạn trẻ của tôi ơi, thầy chắc các bạn khi bước vào lớp này cũng đã biết là thầy đã dạy môn học này trên 20 năm. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên mà thầy phải thú thực trước lớp học là nếu các bạn muốn tiếp tục theo học môn này, các bạn sẽ phải đương đầu với một sự rất nguy hiểm, đó là vì thầy mắc phải một bệnh tử vong, do đó có thể thầy sẽ không kết thúc được lớp này.
“Nếu có em nào cảm thấy không thích theo đuổi, cứ việc tự động bỏ lớp này, thầy sẽ thông cảm hoàn toàn”.
Ông cười, đây cũng là ngày mà tất cả bí mật của thầy đã lộ ra.
Bệnh ALS có thể so sánh với cây đèn cầy đang đốt cháy, nó đốt chảy những giây thần kinh kiểm soát bắp thịt một cách từ từ rồi để lại một xác không cử động được nữa. Bình thường nó bắt đầu từ chân rồi phát triển dần dần lên trên thân thể. Bệnh nhân mất sự điều khiển các bắp thịt ở chân trước, không đứng được; khi lên tới lưng, không ngồi thẳng được. Cuối cùng, mặc dù vẫn còn sống, bệnh nhân phải hô hấp qua một ống thở thông xuyên qua khí quản. Tuy tinh thần và suy nghĩ vẫn còn sáng suốt cho đến lúc chết, nhưng những suy nghĩ đó đã bị kìm hãm trong một bộ xác cứng nhắc. Thường từ lúc chẩn bệnh cho lúc đến khi chết là năm năm. Bác sĩ tiên đoán Morrie chắc còn sống được 2 năm nữa. Morrie lại cảm thấy ngắn hơn.
Từ ngày bước ra khỏi phòng bác sĩ và biết là mình bị ALS, Morrie suy nghĩ là ông có hai con đường để chọn lựa. Một là buồn bã, ảm đạm, rồi tự biến mất; hai là tích cực sống trong những giờ phút cuối cùng này. Morrie sẽ không bao giờ hỗ thẹn hay cảm thấy tội lỗi về cái chết. Thay vào đó, ông sẽ coi nó như một công trình để thực hiện trọng điểm của cuộc sống còn lại. Bởi vì ai rồi cũng phải chết, ông sẽ dùng cái chết này làm bài học cho những người khác còn đang sống.
Khóa học mùa thu trôi qua nhanh chóng. Thuốc uống tăng lên, y tá trợ tá đến giúp ông thường xuyên hơn và thời gian để thoa bóp đôi chân càng ngày càng đau hơn. Sau đó, ông bắt đầu dùng xe lăn để di chuyển.
 

Nhập Chuyện

Vào một buổi trưa thứ bảy oi bức của năm 1979, lễ ra trường của Đại hoc Brandeis University thuộc thành phố Waltham, tiểu bang Massachusetts được tổ chức trọng thể trong sân trường vơí sự tham dụ của giáo sư Xã Hội Học Morrie Schwartzz. Lồng trong bộ áo lụng thụng, giáo sư Morrie đến chào mừng cha mẹ tôi (tác giả Albom). Giáo sư nói: con của Ông Bà tham dự tất cả những lớp học tôi đang giảng dậy ở đây. Ông Bà đã có được một đứa con rất giỏi và đặc biệt”. Trước khi giáo sư rời bước, tôi trao tới tay ông một món quà nhỏ đó là chiếc cặp da. Với món quà nhỏ đó, tôi hy vọng giáo sư sẽ không quên tôi và tôi cũng không quên những điều ông đã giảng dậy. Sau cùng, ông cầm lấy tay tôi và nói: “Mitch, em là một trong những học trò giỏi của tôi” rồi ông ôm chầm lấy tôi, tay vòng qua lưng. Trong một chốc lát, tôi có cảm tưởng ngược lại, hình như chính tôi mới là người thầy ôm choàng lấy ngươì học trò là ông trong vòng tay, bởi vì dáng vóc nhò bé của ông nằm gọn trong người tôi.
Sau ngày lễ ra trường vui vẻ và đáng nhớ này, tôi có hứa với giáo sư Morrie đáng kính này là tôi sẽ tiếp tục liên lạc với ông. Trên thực tế, trong những thời gian tiếp theo sau đó, thực sự tôi đã không thực hiện được lời hứa này, ngay cả đối với những người bạn rất thân của tôi nữa. Thế giới mà tôi đã mộng tưởng sau những ngày tháng miệt mài học hỏi trong trường thực ra không được sáng lạng như vậy. Tiếp theo những ngày tháng đi tìm việc làm hay đi tìm một nghề nghiệp hợp với sở thích sau khi ra trường, tôi đã trở thành một nhạc sĩ chơi đàn piano. Từ năm này qua năm khác tôi chạy từ hộp đêm này qua hộp đêm khác, dưới ánh đèn quyến rũ của các quán rượu. Tiếc thay là những công việc này không được bền vững, các ban nhạc tiếp tục tan rã, các chủ quán luôn tìm cách thay đổi người và thất hứa. Đây là một thất bại đấu tiên trong cuộc sống của đời tôi.
Cũng trong cùng thời gian này, lần đầu tiên tôi phải chứng kiến và đương đầu với cái chết của người thân, đó chính là ông cậu ruột, em của mẹ tôi. Người cậu này đã dậy tôi lái xe, dậy cách đùa nghịch chọc giỡn với những bạn gái, hay chơi ném banh túc cầu trong sân cỏ… Có những lúc tôi thầm nghĩ rằng ông cậu tôi chính là một hình ảnh gương mẫu mà tôi muốn trở thành sau này. Cậu tôi đã chết lúc ông chưa đầy 44 tuổi vì bệnh ung thư lá lách. Ông là người với vóc dáng nhỏ, đẹp trai với đôi hàng râu mép dầy cộm. Trong những ngày tháng cuối cùng của đời ông, tôi đã sống trong căn phòng ngay dưới lầu chỗ ông ở. Tôi đã chứng kiến thân hình gầy guộc của ông tiêu dần với thời gian, những hôm gục đầu trên bàn ăn, bóp bụng vì đau đớn, nhắm mắt để chịu đựng, hay miệng hét thầm lên những tiếng đau thương. Bà thím, hai đúa con trai, và tôi đứng xem, im lặng, hay rửa bát chén trong nỗi lòng cô đơn. Đó là nỗi tuyệt vọng lần đầu tiên trong cuộc sống của tôi.
Sau đám ma của ông cậu, lối suy nghĩ và cách sống của tôi thay đổi hoàn toàn. Tôi cảm thấy thời gian trôi đi quá nhanh, nước vẫn tiếp tục chảy, còn tôi thì phí quá nhiều thì giờ. Tôi quyết định xin nghỉ chơi đàn cho các quán hộp đêm, vô vị, vắng khách; tôi cũng ngừng sáng tác nhạc trong căn phòng nhỏ, nhạc mà không có người nghe. Tôi ghi danh đi học hậu Đại Học trở lại để làm báo chí và trở thành ký gỉa chuyên viết về thể thao.
Tôi vất vả làm việc liên tục sau đó, sáng dậy là ngồi vào bàn viết với chiếc máy đánh chữ trong bộ đồ ngủ mà tôi đã mặc qua đêm. Kinh nghiệm của ông cậu tôi làm việc tại công sở, sáng vác ô đi tối vác ô về, cho tôi biết ông đã chán ngấy với cái công việc này khiến cho tôi tự nhủ là sẽ không bao giờ chọn các công việc làm này. Tôi chạy ngược chạy xuôi từ New York xuống tới Florida để tìm việc, cuối cùng được nhận vào làm việc cho tờ báo Detroit Free Press. Độc giả hâm mộ thể thao thì có khắp nơi và rất nhiệt tình, nào là túc cầu, bóng rổ, bóng lưới, bóng chuyền…rất hợp với tham vọng của chính con người tôi. Trong vài năm làm việc trong môi trường này tôi bỗng trở thành nổi tiếng và ăn khách. Tôi viết bài cho báo chí về thể thao, bình luận trên đài phát thanh, truyền hình…về những các thể tháo gia làm cả triệu bạc hàng năm, hay các chương trình thể thao nóng bỏng tranh đua giữa các sinh viên Đại Học. Những câu chuyện đầu môi này được bàn tán hàng ngày với nhau và ý kiến hay bài viết của tôi trở thành đắt giá. Tôi không ở nhà thuê nữa mà bắt đầu mua nhà mới, mua xe mới, đầu tư thị trường chứng khoán. Tôi làm việc không nghỉ, tập thể dục lấy sức, chạy xe đến tốc lực tối đa, trong lúc tiền kiếm được chưa bao giờ đến nhiều như vậy. Tôi bắt đầu làm quen với một cô bạn gái tóc đen tên Janice mặc dù tôi rất bận bịu và luôn luôn vắng nhà. Cuối cùng sau bảy năm quen biết, tôi và cô đã kết hôn. Sau một tuần trăng mật, tôi quay trở lại làm việc và dự định sè có con với nhau để vui thú gia đình. Tiếc rằng mộng ước có con này đã không bao giờ thực hiện được. Để trám vào chỗ trống, tôi tăng gia làm việc và vui chơi thụ hưởng, với hy vọng không còn gì để tiếc nuối trước khi nhắm mắt như ông cậu tôi đã phải trải qua.


Thế còn thầy Morrie thì ra sao? Tôi thỉnh thoảng cũng nghĩ đến ông, nhưng thú thực tôi cũng chẳng có thì giờ đâu mà liên lạc như đã hứa sau khi mới ra trường. Những thư từ gửi từ trường Đại Học Brandeis University gửi đến, tôi đều cho vào thùng rác, nghĩ rằng những thư này chỉ gửi đến cựu sinh viên để vòi tiền. Chính vì vậy tôi cũng không biết là thầy Morrie đang bị yếu đau nặng. Quyển sổ ghi số điện thoại của những người thân của tôi trước kia cũng đã chất vào một xó nhà đã từ lâu mà chẳng biết đâu mà tìm ra nữa. Có lẽ cuộc sống vội vã cứ như vậy tuần tự trôi qua cho dến một hôm tôi thức khuya để xem truyền hình và một hình ảnh cũ đã hiện ra trước mắt tôi….
Vào tháng ba năm 1995, một chiếc xe limousine chở ông Ted Keppel, ngừơi điều khiển chương trình “Nightline” rất nổi tiếng cho đài truyền hình ABC ở Mỹ đậu xe trước ngõ cửa đầy tuyết trắng của nhà giáo sư Morrie ở West Newton, Massachusetts với mục đích vào phỏng vấn giáo sư cho chương trình này. Giáo sư Morrie lúc này đã phải ngồi trên xe lăn và cần có người giúp đỡ để di chuyển từ giường qua xe hay ngược lại. Ông thường ho khan khi ăn uống, lúc nuốt thức ăn thôi cũng đã trở nên là một công việc nặng nề. Đôi bàn chân kể như không còn cảm giác hay hoạt đông gì được, vấn đề tự động đi đứng của giáo sư kể như đã đi vào qúa khứ. Tuy vậy, tinh thần và sự suy nghỉ của giáo sư vẫn còn nguyên vẹn; ông tự nhủ nhất định không để cho bệnh tật làm cho ông chán đời hay thối chí. Để thực hiện được những ý chí này, ông cằm bút và thảo qua những triết lý căn bản dưới sự nghẹn ngào của đau khổ và bên riềm bóng tối của thần chết: “Hãy chấp nhận những gì bạn có thể làm được cũng như gì không làm được”; “Hãy chấp nhận cái gì là qúa khứ cho về quá khứ, đừng tự chối bỏ hay đào thải nó”; “Hãy tìm cách khoan dung độ lượng cho chính bản thân của bạn cũng như với những người chung quanh bạn”; “Đừng cho là qúa trễ để tham gia vào đời sống cộng đồng”. …Cuối cùng ông đã thảo ra được trên 50 câu viết như vậy và phân phối cho bạn bè hay đồng nghiệp trong trường nơi ông dạy học. Thế rồi, một giáo sư của trường là bà Maurie Stein thu góp những đề tài này lại và gửi cho một ký giả làm trong tờ báo Boston Globe; ngươì này bèn thu thập thêm tài liệu và cho đăng một bài phóng sự nói về đời sống và triết lý của giáo sư Morrie Schwartz với tựa đê: “Lời trối trăn cuối cùng của một nhà giáo trước khi lìa đời”. Bài viết này đã gây được sự chú ý của độc giả và đưa đến tai của nhà sản xuất chương trình Nightline mỗi đêm. Ông Ted Koppel đã được giao phó để phỏng vấn ông Morrie trong chương trình thời sự về đêm này. Công việc phỏng vấn giáo sư Morrie được diễn tiến ngay trong phòng khách trong khi ông Morrie vẫn còn mặc quần áo như ở nhà thường lệ. Ông vẫn ngồi trong xe lăn và chùm một cái chăn nhỏ qua đôi chân vô dụng để che giấu lên sự bất lực của ông. Ông đặt một câu hỏi cho Ted Koppel với đôi tay vẫy đưa dấu hiệu, ông nói: “Ted, trong tình trạng hiện tại này tôi có hai con đường để chọn lựa: “Một là im lặng để tự biến mất trong bóng tối như có nhiều người đã chọn lựa. Hai là chọn con đường sống với lòng can đảm, tự trọng, hài hước, và vui đời”. Tôi chọn con đường thứ hai này. Ông tiếp tục nói: “Có nhiều buổi sáng tôi ngồi khóc một mình, khóc để tự an ủi. Có những buổi sáng khác, tôi lại bực bội, uẩn ức, cay đắng. Tuy nhiên, những điều này chỉ xảy ra rất ngắn, nhất thời, rồi đi vào dĩ vãng”. Sau đó tôi vùng lên và nói: ”Tôi phải chọn con đường sống….”. “Cho tới giớ phút này, tôi vẫn còn phấn khởi với lối sống đó, nhưng rồi liệu sẽ được bao lâu? Tôi không biết rõ được, tôi chỉ cố gắng và tôi hy vọng tôi sẽ làm được”.
Ông Koppel thắc mắc và trở lên lo ngại về cái chết sẽ đến với giáo sư Morrie, điều này chắc chắn không thể nào tránh được. Hai người bắt đầu đàm thoại về đời sống sau khi chết, về sự sống phải nhờ vào ngưởi khác giúp đỡ, càng ngày càng nhiều hơn. Ông Morrie muốn hỏi nhỏ một câu hỏi mà không tiện nói thẳng trên đài truyền hình, tuy nhiên với sự chấp thuận của người phỏng vấn, ông nói: “Ted, ông có thể mường tượng ra được là đến một ngày nào đó rất gần đây mà tôi phải nhờ đến một ngưởi nào khác lau chùi cho tôi mỗi lần tôi đi cầu?”
Cuộc đàm thoại đầu tiên trên đây được trình bầy trong một buổi tối thứ sáu, với lời giới thiệu của Ted Koppel: “Morrie Schwartz, ông là ai? Tôi hy vọng qúy vị khán giả sẽ hiểu biết rõ hơn về câu chuyện này vào những giờ phút cuối cùng của buổi nói chuyện hôm nay….” Hàng ngàn dậm xa xôi, những câu nói này đã ngẫu nhiên lọt vào tai của ký giả thể thao Mitch Albom, người học trò cũ của ông Morrie đã xa cách nhau trên 16 năm. Sự tình cờ gặp gỡ trên TV này đã làm Mitch giật mình và cũng là bước đầu tiên cho quyển sách “Tuesdays with Morrie” này được thành hình.

 

********************
 

Tôi lái xe đến nhà ông thầy cũ Morrie ở khu vực West Newton, ngoai ô của thành phố Boston trên một cái xe thuê từ phi trường cùng với người quay phim và cốc cà phê buổi sáng cầm trên tay. Chúng tôi chỉ có vài giờ để nói chuyện và quay phim với giáo sư ngày hôm nay trước khi quay lại phi trường cho kịp chuyến bay về nhà. Khi đến nhà giáo sư thì tôi đã nhận thấy có ba người với hình dáng nhỏ bé xuất hiện trên ngõ lái xe vào nhà. Khi nhìn thấy ông thầy cũ ngồi trên chiếc xe lăn, tôi lặng người trong chốc lát, không khí bỗng nhiên trở lên nặng nề. Người quay phim vội nhắc nhở khéo tôi: “Ô, Mitch! tỉnh lên chưa? Đi vào chào thầy đi chứ.” Sau khoảng năm phút lưỡng lự tôi tiến đến ôm chầm lấy ông, chùm tóc thưa của ông trà cọ lên má tôi. Tôi vội bịa ra chuyện là tôi phải tìm bộ chìa khóa xe cho nên tôi mới đi vào chậm trễ như vậy. Sau đó tôi cúi người xuống nữa và ôm ông chặt hơn như để che dấu lời nói dối đó. Khi mặt ông chạm mạnh vào má tôi, tôi chợt nghe thấy tiếng nói thì thầm trong tai tôi:” Người bạn cũ của tôi ơi, sau cùng chúng ta cũng lại gặp lại nhau”. Những hình ảnh cũ dần dần hiện ra trong đầu óc tôi. Trong thâm tâm, tôi bắt đầu cảm thấy hơi tội lỗi vì con người của tôi hiện tại không còn đẹp đẽ như những mộng tưởng mà một vị thầy yêu quý nhất đã đặt những kỳ vọng trên một người học trò cũ mà ông vẫn hằng mong đợi.
Khi chúng tôi tiến vào trong phòng ăn, theo thường lệ, ông để tôi ngồi cạnh nơi cửa sổ để có thề nhìn qua nhà hàng xóm, trong khi ông thì ngồi thỏai mái trong chiếc xe lăn, thỉnh thoảng nhắc nhở tôi chọn đồ ăn; đó là một thói quen ông thường dành cho tôi. Chợt nhiên, một người trợ tá mập trông như đàn bà Ý tên Connie xuất hiện và mang đồ ăn từ bếp ra, trong đó có bánh mì, cà chua, thịt gà salad... Người giúp việc này cũng không quên đem ra những viên thuốc cho ông uống. Nhìn đến những viên thuốc này, ông bèn thở dài, đôi mắt buồn nhắm lại làm cho đôi gò má nhô lên cao, lúc này tôi nhìn thấy ông gìa hẳn ra. Từ từ mở mắt ra rồi ông nhìn thẳng vào mặt tôi và nhẹ nhàng hỏi:
“Mitch, em có biết thầy đang sắp sửa lìa đời?”.
“Dạ em biết” tôi trả lời.
Ông vội bỏ viên thuốc vào miệng, nhấc cốc nước lên để uống, hít một hơi thở thật mạnh, rồi nói:
“Em có muốn nghe thầy nói về…”
“Thầy muốn nói về cái gì? Cái chết phải không? ”
“Đúng rồi, cái chết”.
Mặc dù tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyn này, nhưng những cuộc hội ngộ sau này giữa chúng tôi cũng đã bắt đầu tứ đó.
Vài tuần tiếp theo lần gặp đầu tiên này với thầy Morrie sau 16 năm xa cách, tôi lại phải xa nhà một lần nữa. Lần này tôi phải bay sang Luân Đôn để tường thuật về giải quần vợt thế giới Wimbledon. Trước khi đi vào cửa sân chơi, tôi phải đi ngang qua một số gian hàng bán báo chí. Nhìn thấy mọi người chăm chú nhìn vào các hính ảnh mầu rực rỡ bày trên các sạp báo làm tôi nhớ lại hình ảnh và những lời giảng dạy của thầy như văng vẳng bên tai “Văn hóa đương thời nhiều khi không chú trọng đến lòng tự ái, tự trọng của con người, chúng ta phải biết mạnh dạn lên án những thái độ này và từ bỏ nó”. Chính vì vậy thầy luôn luôn tạo ra một lối sống đặc sắc riêng, thực hành cả trước khi thầy bị bịnh. Ông nhảy rất hồn nhiên nơi sân trường hay nhà thờ. Ông lập ra chương trình Greenhouse nhằm giúp đỡ những người nghèo bị mắc bệnh thần kinh….

Ngày thứ ba đầu tiên nói về Thế Giới.

Connie, người phụ giúp việc trong nhà đi ra mở cửa mời tôi vào. Như thường lệ, Morrie ngồi trong chiếc xe lăn bên cạnh bàn trong phòng ăn. Ông mặc quần áo trông rất rộng, có lẽ vì người ông rất gầy và nhỏ. Nếu ông có đứng dậy được, chắc ông cũng chẳng cao hơn 5 feet và mặc cái quần jean của đứa bé học lớp sáu chắc cũng vừa vặn. Khi tôi vào gặp ông tôi bèn mở đầu nói: “Thưa thầy, em có vài món ăn đem đến biếu thầy”. Trước khi đến đây tôi có ghé qua chợ mua một ít thịt gà tây, khoai và macaroni salad, bánh mì bagels. Tôi biết nhà ông lúc nào cũng đầy thức ăn, nhưng tôi mua những thứ này biếu để tỏ lòng hiếu thảo. Tôi nhớ lại thuở còn học với ông, ăn uống là điều sở thích. Ông nói: “Ô, nhiều đồ ăn qúa, chắc em phải ngồi lại ở đây để ăn với thầy hôm nay”. Những kỳ niệm 16 năm trước dần dần hiện ra. Ông bắt đầu đặt câu hỏi và lắng nghe những gì tôi trả lời, thình thoảng chêm vào những câu mà ông tưởng tôi đã quên hay là không biết. Ông biết tôi là ký giả cho báo viết về thể thao, ông bèn hỏi về tin tức các nhà báo đình công rồi nói: “Tôi không thể hiểu đựơc hai bên không thể nói với nhau và tự giàn xếp được?” Tôi trả lời rằng: “Có lẽ tại họ không được thông minh như thầy!”

Thỉnh thoảng ông cắt đứt câu chuyện để vào nhà cầu. Connie đẩy xe vào và giúp ông tiểu tiện vào một cái bô. Mỗi lần như vậy, ông trở lại bàn rồi thở trông rất mệt mỏi. Ông nhắc lại:

“Em còn nhớ lúc trước thầy đã nói. Đến một ngày nào đó có lẽ thầy sẽ phải nhờ đến người khác lau chùi hộ sau khi đi cầu!”.
Tôi cười rồi nói: ”Em không bao giờ quên câu nói đó”
“Thầy nghĩ thời gian đó cũng đã gần sắp đến, điều này làm thầy rất bối rối”
“Tai sao?”
“Vì đó là dấu hiệu của sự mất quyền tự chủ, nhưng dẫu sao thầy sẽ cảm thấy thích thú”
“Thích thú?”
“Vì thầy sẽ có dịp để lại làm trẻ con trở lại.
Em cứ thử nghĩ xem, thầy bây giờ không đi mua đồ được, không giữ sổ sách được, không dọn dẹp được nhà cửa, ngay cả việc đem thùng rác đi đổ. Thầy chỉ còn cách suy nghĩ về những cái gì mà thầy cho là quan trọng cho đời sống để tiêu khiển. Thầy sẽ còn có nhiều thì giờ và sự suy nghĩ đề làm chuyện đó”.
Tôi trả lời “Có lẽ khi ta đi tìm lý sống tức là lúc ta không còn đủ sức để đi đổ rác được nữa”.
Ông cười và tôi cảm thấy nhẹ nhõm.
Khi Connie dọn dẹp bàn ăn thì tôi nhìn thấy một chồng báo chí xếp gần đó, hiển nhiên đã có ai đọc rồi, tôi bèn hỏi:
“Thầy vẫn còn theo dõi tin tức qua báo chí?”
“Có, em nghĩ rằng đó là chuyện lạ? Em nghĩ rằng thầy sắp lìa đời thì không còn bận tâm gì đến những chuyện gì sẽ xảy ra trên thế giới nữa?
“Có thể”.
Thầ Thầy thở dài rồi nói “Có thể em nói đúng. Có thể thầy cũng chẳng nên quan tâm làm gì nữa. Vi thực ra thầy cũng chẳng còn sống được lâu để xem những sự kiện này sẽ xoay vần ra sao nữa. Mà không, Mitch, bây giờ là lúc thầy đang chịu đựng đau đớn thì thầy lại cảm thấy gần gũi với những người đồng cảnh ngộ hơn bao giờ hết. Hôm trước đây nhìn trên TV, thầy nhìn thấy ở Bosnia cảnh người chạy trốn tung toé ra ngoài đường, trong khi đó đạn bắn ào ạt, những người nằm chết chóc thảm thương la liệt…thầy không cầm được nước mắt. Thầy có cảm nghĩ những đau xót đó xảy ra cho chính thầy. Thầy không biết những người này, tuy nhiên thầy cảm thấy họ lôi cuốn thầy vào”.
Mắt thầy đầm đìa nước, tôi nhìn thấy vậy bèn thay đổi câu chuyện, nhưng thầy lấy tay lau nước mắt rồi nói”
“Lúc này thầy hay khóc lắm, em đừng bận lòng”.
Tôi thật ngạc nhiên, tôi là ký giả viết về cái chết, tôi phỏng vấn họ hàng của họ. Tôi cũng tham đự những đám tang, nhưng tôi không bao giờ khóc. Ông Morrie khóc cho những người chết xa cả nửa vòng thế giới. Tôi thầm nghĩ, đây có phải là lúc tận thế. Có thể cái chết là thế quân bằng, cuối cùng thì khóc cũng là phương tiện đề cho con người có thể chia sẻ với nhau.
Thầy Morrie nói lớn qua khăn giấy lau mặt “Em không phiền hà khi thấy thầy khóc chứ? Đàn ông mà khóc!”
“Thưa thầy không sao” tôi nói vội.
Ông nghiêm nghị rồi nói:
“Ồ, Mitch, thầy sẽ làm cho em nguôi lòng. Một ngày nào đó, thầy sẽ nói cho em biết là khóc không phải là một điều xấu”.
“Thầy nói phải”
“Phải rồi, phải rồi” thầy lập lại.
Chúng tôi rộ lên cười bởi vì tôi nhớ là cách đây đến 20 năm, ông cũng đã nói những điều như vậy. Phần lớn cũng vào những ngày thứ ba trong tuần, ông hay hội họp với học trò trong văn phòng vào những ngày này. Ngay cả khi tôi viết luận án với ông, phần lớn do ông hướng dẫn, ngay tứ lúc phác họa ban đầu, cũng vào những ngày thứ ba trong tuần. Đôi khi chúng tôi gặp nhau ở tiệm ăn trong trường, hay trên những bậc cầu thang của phòng Pearlman Hall để bàn cãi.

Khi sắp sửa ra đi về, tôi nhắc lại với ông.
“Chúng ta là người sống vào thứ ba trong tuần”.
Ông cười, nhắc lại, người thứ ba trong tuần, rồi tiếp tục nói:
“Mitch, em hỏi thầy về cảm mến đến những người lạ, người mà mình chưa bao giờ gặp. Thầy có thể nói với em là thầy đã học được những bài học đó qua căn bệnh mà thầy đang có”.
“Thầy nói thế nào?” Tôi hỏi.
“Điều quan trọng nhất trên đời là làm sao học được lòng vị tha; để cho lòng yêu thương đi ra và nhận nó vào”.
Giọng nói ông trở thành yếu dần cho đến như nói thầm.
“Nhận tình thương. Nếu chúng ta nghĩ rằng nhận tình thương hại tức là yếu đuối. Tuy nhiên, một người rất khôn tên Levine đã nói rất đúng “Lòng thương chỉ là một hành động tương đối”.
Ông nhắc cẩn thận lại một lần nữa. “Lòng thương yêu chỉ là một hành động rất tương đối”.
Tôi gật đầu, như là một đứa học trò ngoan ngoãn, còn ông thì thở phào nhẹ nhõm. Tôi cúi xuống và hôn nhẹ vào má ông, một hành động cũng ít khi tôi làm. Tôi cảm thấy bàn tay ông đặt trên cánh tay tôi, vòng dây đeo kính trên cổ quẹt vào mặt tôi.
“Vậy em sẽ quay lại thứ ba tuần sau”. Ông nói nhò nhẹ.

 

Ngày thứ ba lần thứ nhì nói về tự cảm thấy tội lỗi.
 

Tôi quay trở lai ngày thứ ba lần thứ nhì. Và cũng tuần tự như vậy các ngày thứ ba kế tiếp. Tôi đã trở lên nóng lòng mỗi lần ngày thứ ba đến. Tôi cứ tượng tượng đến ngày phải bay 700 dặm để đến nói chuyện với một người già sắp lìa dời. Và hình như thời gian đã thu ngắn lại mỗi lần đến thăm thầy Morrie, và tôi cũng cảm thấy tự thỏa mãn hơn. Tôi không còn thuê điện thọai di động mỗi lần rời khỏi phi trường đến nhà thầy nữa. Tôi tự nhủ là hãy đề họ đợi, theo đúng như lời khuyên của thầy.
Tình trạng báo chí ở Detroit cũng không có gì khả quan hơn. Thực sự có thể nói là rối loạn hơn, với sự chạm trán căng thẳng giữa đám biểu tình và công nhân vào làm thế chỗ, kẻ bị đánh, người bị bắt, người nằm ngổn ngang ngoài đường trước các xe vận tải.
Trong hoàn cảnh đó, tôi đến thăm thầy để bàn về đời sống và lòng thương. Một trong những câu chuyện mà thầy thích nói đến là lòng nhiệt thành, và tại sao xã hội chúng ta đang sống thiếu hẳn yếu tố này. Cũng như lần trước, trước khi đến nhà, tôi có ghé ngang qua chợ mang tên là Bread and Circus. Tôi đã nhìn thấy cái bao giấy mang tên này để ở nhà thầy trong lần trước tôi thăm viếng cho nên tôi nghĩ chắc thầy sẽ thích đồ ăn mua ở đây. Kỳ này tôi mua rất nhiếu các thứ như miến, carrot, rau, và baklava.
Khi bước vào trong phòng học nơi thầy đang ngồi, tôi vội dâng cao bao giấy đựng đồ ăn lên cao rồi nói “Đồ ăn tới rồi” thầy mở rộng đôi mắt rồi mỉm cười.
Trong khoảng chốc tôi nhận thấy bệnh của thầy có phần trầm trọng hơn. Mặc dù thầy vẫn có thể xử dụng ngón tay cầm bút viết hay cầm cốc uống nước, nhưng không thể nhấc cánh tay cao hơn tầm ngực. Thầy ít ngồi trong bếp hay phòng khách nữa, mà dành nhiều thì giờ trong phòng học, ở đó thầy ngối trong một cái ghế bành lớn có gối để chung quanh, chăn đắp, và đặc biệt có những tấm đệm để gác chân. Bên cạnh thầy lúc nào cũng để một cái chuông để khi nào cần một thứ gì như sửa gối đầu, hay đi cầu thì báo đông để người giúp việc như Connie, Tony, Bertha, hay Amy- một tiểu đội những người giúp việc- có thể biết đến giúp. Tuy vậy, vấn đề cầm chuông để lắc lên cũng là một động tác nặng nề, đôi khi làm thầy bực mình lúc làm không được.

Tôi hỏi vậy chứ thầy có bao giờ than oán cho thân phận mình? Ông đáp lại “Đôi khi, phần nhiều về buổi sáng”, “Đó là lúc thầy cầu khẩn. Thầy cảm xúc cơ thể, ráng di đông ngón tay, bàn tay – hay những phần cơ thể mà thầy có thể cử động được – và thầy bắt đầu van xin lại những gì mà thầy đã mất- thầy cầu khẩn một cách chậm rãi, trong nội tâm, cho những phần cơ thể đã chết. Sau đó thầy ngừng cầu lại”.

“Chỉ có vậy?” tôi hỏi.
“Thầy tự khóc lớn lên nếu cần. Nhưng sau đó thầy tập trung tư tưởng vào những cái tốt lành trên đời. Thầy nghĩ đến những người đến thăm viếng thầy. Thầy nghĩ đến những mẩu chuyện mà thầy nghe được – như là cuộc đối thoại thứ ba mỗi tuần với em- vì chúng ta là những người ngày thứ ba hàng tuần”.

Thầy nói tiếp theo “Mitch, thầy không thể tự than thân trách phận nhiều hơn thế đựơc. Chỉ mỗi buổi sáng, vài giọt lệ rơi, thế thôi”.
Tôi bắt đầu nghĩ đến những người họ đã dùng tất cả giờ giấc ban ngày để ngồi ta thán, hay oán trách cho bản thân họ. Thật ra chỉ cần vài phút thâm trầm, rồi thôi. Nếu thầy Morrie làm được, mặc dầu với bệnh tật kinh hoàng của ông như vậy…
“Nó chỉ kinh hoàng nếu bạn nghĩ là như vậy”, thầy Morrie nói “Nó kinh hoàng khi thấy thân thể tiều tụy, phá hủy dần dần cho đến khi không còn gì nữa. Nhưng đây cũng là điều tốt lành khi thầy nghĩ rằng thời gian đó chẳng còn bao lâu nữa”.
Thầy cười rồi nói “Chẳng mấy ai được may mắn như vậy”.
Tôi nhìn lại thấy thầy ngồi trong xe lăn, đứng dạy không được, mặc quần, rửa tay không được…”Đó là may mắn? Có phải thật là may mắn?”

Trong khi ngồi chờ đợi thầy đi vào tiểu tiện, tôi liếc qua vài hàng chữ viết trong tờ báo Boston để ngay trên mặt ghế bên cạnh. Tôi đọc thấy chuyện ở một làng nhỏ kia có hai đứa bé gái hành hạ rồi thảm sát một ông già 73 tuổi đã quen biết với nhau trước, sau đó làm tiệc ăn mừng ngay trong chiếc xe làm nhà của ông già này với mục đích phô trương xác người như một chiến lợi phẩm. Một chuyện khác về phiên toà sắp tới xử án một chàng trai đồng tình luyến ái giết một bạn trai khác vì người này lên TV nói về chuyện chàng trai này yêu anh ta. Khi quay trở lại, thầy mỉm cười như mọi lần, Connie giúp nhấc thầy từ xe lăn qua chiếc ghế bành trở lại.

“Thầy có muốn em giúp đỡ thầy không?” Tôi hỏi.
Sau một lúc yên lặng, chính tôi cũng không hiểu động lực nào đã xui khiến tôi yêu cầu như vậy, thầy nhìn về phía Connie rồi nói:
“Cô có thể chỉ cho Cậu này làm được việc này không?”
“Được chứ” Connie nói.
Sau khi nghe sự chỉ dẫn của cô, tôi luồn hai cánh tay qua qua lách Morrie, lôi ngược lại rồi nhấc bổng người lên. Người bình thường thì phải co hai bả vai lại để khép vào cánh tay tôi, nhưng Morrie không làm vậy được. Ông hầu như bán thân bất toại, tôi có cảm tưởng như đầu của ông gác nhẹ lên vai của tôi, còn thân mình thì lê lất nặng chĩu xuống như một đống thịt.
Thầy kêu lên “Á”
“Em xin lỗi thầy” Tôi nói.
Nhấc thân thể ông lên như vậy tôi có một cảm giác lạ lùng rất khó diễn tả, ngọai trừ có thể nói là tôi đã thấy cái ‘mầm’ của sự chết đã hiện diện trong người ông. Sau khi đặt người ông vào chiếc xe lăn trở lại, tôi nhấc đẩu ngay ngắn, chặn thêm vài cái gối cho thoải mái, tôi chắc rằng thầy không còn sống được bao lâu nữa. Tôi bị động, chẳng làm gì hơn được.

 

Ngày thứ ba lần thứ ba mói về tiếc nuối .
 

Lần thứ ba này tôi đến với một bao thức ăn ít hơn lần trước, bắp, táo, khoai salad, và một thứ khác: máy thu âm.

Tôi nói với thầy là tôi muốn ghi lại những lời nói để sau này…nghe lại.
Thầy nói “Sau khi tôi đã chết”
“Thầy đừng nói vậy chứ?”
Thầy cười “Mitch, trước sau gì thì tôi cũng phải lìa đời thôi”.
Nhìn vào chiếc máy thu âm, thầy nói “cái máy này to qúa” Tôi mang máy đến như một thói quen của ký giả và xu thời đại máy móc. Tôi bắt đầu thấy là chiếc máy này có thể là một chướng ngại vật cho cuộc nói chuyện giữa hai người thân.
Tôi nói với thầy “Nếu thầy cảm thấy cái máy làm thầy khó chịu thi em bỏ nó xa ra”.
Thầy dừng tôi lại, nhấc ngón tay lên lấy kính ra rồi để lủng lẳng treo trên sợi dây quàng cổ. Ông nhìn thẳng vào tôi rồi nói “Để máy xuống”
“Mitch” ông nói tiếp tục “Em không hiểu. Thầy muốn em kể về đời sống của thầy. Thầy muốn kể cho đến khi thầy không thể nói được nữa”.
Thầy hạ giọng xuống như nói thầm “thầy muốn người khác biết đến chuyện của thầy. Em cứ việc thu âm”.
Tôi gật đầu. Chúng tôi ngồi yên lặng một lúc “Thế em đã mở máy lên rồi chứ?”

Sự thật ra cái máy thu âm đó chỉ ghi lại những sự nhớ nhung, tuyệt vọng. Tôi đang mất Morrie, chúng ta tất cả đều mất Morrie – gia đình, bạn bè, những học trò cũ, giáo sư bạn, những người thân trong nhóm bàn chuyện thời sự mà ông rất mến, những người bạn nhảy chung với nhau, tất cả mọi người. Những băng nhựa, cũng như hình ảnh, video, chỉ là những vật thề cuối cùng còn lại sau khi chết.

Morrie khác hẳn hơn mọi người mà tôi biết, ông can đảm, hài hước, kiên nhẫn, và cởi mở, đó là những đức tính mà người khác sẽ nhớ tới ông, mà ông cũng muốn chia xẻ mhững điều đó với họ.

Khi tôi nhìn ông xuất hiện lần đầu tiên trên chương trình “Nightline” tôi không hiểu ông sẽ tiếc nuối những gì khi biết là mình đang chết. Ông có thể làm được những gì để thay đổi vận mạng đó? Nếu tôi là ông thì tôi sẻ tiếc rẻ, buồn bã vì bỏ mất tất cả những gì mà mình đã có? kể cả những điều bí mật mà tôi đã dấu giếm?

Khi tôi đem những ý kiến này ra hỏi Morrie, thầy nói, “Đây cũng là điều mà mọi người đều lo ngại đến phải không? Sự kiện gì sẽ xảy ra nếu hôm nay là ngày cuối cùng sống trên trái đất?”.
Thầy nhìn thẳng vào mặt tôi đề tìm hiểu, hình như thầy nhận thấy thái độ lưỡng lự của tôi. Tôi mường tượng đến một ngày nào đó đang ngồi trên bàn giấy viết bài, đến giữa nửa chừng thì chủ nhiệm lấy bài, gục đầu xuống, xe cứu thương đến đem xác chở đi….
“Mitch” thầy cắt ngang “Xã hội thường tránh nói đến cái chết cho đến khi sự thực đã gần kề tới. Đời sống của chúng ta quá lệ thuộc vào tinh thần tự đề cao công danh, nghề nghiệp, đẳng cấp, tiền tài, nhà cửa, xe cộ, …chúng ta có hàng ngàn thứ để bận tâm. Vì vậy, chúng ta không còn thì giờ để dừng lại mà suy nghĩ, trầm ngâm, rồi tự hỏi: thế như đời sống chỉ có vậy thôi ư? Đấy chỉ là những ước vọng trên đời? Thế còn thiếu cái gì nữa không?
Thầy ngừng lại, rồi tiếp tục.
“Em cần có những người hướng dẫn em theo con đường đó. Nó sẽ không xảy ra một cách tự nhiên đâu”.
Tôi hiểu những gì thầy đã nói. Chúng ta ai ai cũng cần phải nhờ đến những bực thầy chỉ dẫn cho lối sống, cách sống.

Và người thầy của tôi thì đang ngồi trước mặt.
Được rồi, nếu tôi là học trò của thầy thì tôi phải là một học trò ngoan ngoãn nhất mà tôi có thể.
Trên đường bay về nhà tôi lấy giấy bút ra thảo những vấn đề và câu hỏi mà ai ai cũng thường phải đương đầu với, từ vui buồn đến già cả, sinh con đẻ cái, rối đến cái chết. Lẽ dĩ nhiên đã có cả hàng ngàn sách viết về những vấn đề này, đầy dẫy ngững phim ảnh, và $90 hay hơn cho mỗi một giờ cố vấn của bác sĩ tâm thần. Mỹ trở thành là nơi trưng bầy của những món hàng tự-học đó.

Dẫu vậy, hình như vẫn chưa có những giải đáp rõ ràng cho những câu hỏi đó. Thế bạn giúp đỡ người khác hay giải quyết chính “nội tâm” của bạn? Trở lại truyền thống cũ hay từ bỏ nó vì vô dụng? Đi tìm thành công hay chọn đơn giản? Từ bỏ hay ham muốn?
Tôi biết chắc chắn điều này: Morrie, ông thầy cũ của tôi, sẽ không bao giờ đóng một vai trò gì trong những sách tự-học đó. Ông là người đang ngồi trên chuyến tầu xuốt và nghe đầu máy chạy báo động vào sân ga cuối cùng, ông biết rất rõ ràng về những cái gì là quan trọng cho đời sống.
Tôi muốn biêt những câu trả lời rõ ràng đó. Tất cả những người nào còn lầm lẫn, mu muội, tôi chắc là họ cũng cần biết những câu trả lời rõ ràng đó.
Morrie hỏi tôi “Hãy hỏi thầy bất cứ câu gì mà em thắc mắc nhất”
Vi vậy tôi thảo một danh sách như sau:

Chết
Sợ hãi
Gìa nua
Tham lam
Cưới hỏi
Gia đình
Xã hội
Tha lỗi (Hỷ Xả)
Giá trị Đời sống.

Cái danh sách này tôi để kỹ trong cặp mà tôi sẽ đem đi khi trở lại West Newton lần tới, một ngày Thứ Ba cuối tháng Tám, khi mà máy điều hòa không khí của phi trưỡng Logan ở Boston bị hỏng, mọi hành khách nhễ nhãi mồ hôi trên trán, hầu như ai cũng muốn bùng nổ.
 

Xuất hiện trên chương trình “Nightline” với Ted Koppel lần thứ hai
 

Vì sự xuất hiện của Morrie trên TV lần đầu tiên đã thu hút được rất nhiều người xem, ông đã được mời trở lại, tuy nhiên lần này thì mọi người tỏ vẻ thân mật hơn, đặc biệt Ted Koppel có rất nhiều thiện cảm với ông. Để bắt đầu, Koppel và Morrie đàm thọai qua vể những chuyện thời niên thiếu. Koppel nói về thủa sinh thời ở bên Anh, còn Morrie thì nói về thời gian sống ở Bronx, New York.

“Ông trông rất khá” Koppel mở đầu nói
Morrie trả lời “Đó là điều mọi người nói với tôi như vậy”
“Làm thế nào để ông biết là sức khỏe xuống dốc”
Morrie thở dài rồi nói “Không ai biết được ngọai trừ tôi, Ted, tôi tự cảm thấy được mà thôi”
Morrie tiếp tục nói, hiển nhiên có những dấu hiệu hiện ra, ông không còn vẫy tay khi nói như trước. Ông cũng nói cướp vần, chữ L hầu như không phát âm được. Chỉ trong vài tháng nữa có lẽ ông chẳng còn nói được nữa.

“Sau đây là cảm xúc của tôi” Morrie nói với Koppel.
“Khi có người lạ hay bạn bè đến thăm viếng, tôi cảm thấy hứng khởi, tôi vẫn tiếp đãi nồng hậu họ”.
“Tuy nhiên có những giờ phút tôi rất thất vọng, tôi cảm thấy sức khỏe xuống dốc. Tôi nghỉ đến ngày tôi phải làm mà hai tay không cử động được. Những gì sẽ xảy ra khi tôi nói không được nữa? Nếu không nuốt được, tôi không cần lắm vì bác sĩ có thể thọc ống qua thực quản. Tuy nhiên tiếng nói? Xử dụng bàn tay? Đó là những điều tối cần thiết đối với tôi. Tôi phát biểu với tiếng nói. Tôi ra dấu hiệu bằng tay. Đó là phương tiện tôi cần để giao dịch với mọi người.
Koppel hỏi “Làm sao ông phát biểu được ý kiến cho người khác biết nếu ông nói không được”.
Morrie nhún vai rồi nói “Lúc ấy chắc mọi người chỉ có thể hỏi tôi những câu hỏi mà tôi sẽ chỉ trà lời là “Có” hay “Không”.
Câu trả lời quá giản dị của Morrie làm Koppel mỉm cười.

Bây giờ Koppel quay qua hỏi Morrie về sự im lặng. Koppel kể lại chuyện một người bạn thân của Morrie tên là Maurie Stein, người đã gửi những câu châm ngôn mà Morrie đã nói ra cho tòa sọan báo Boston Globe. Hai người bạn này đã quen biết nhau ở Đại Học Brandeis từ những năm 1960 trở đi. Bây giờ thí Stein đã điếc. Koppel thử tưởng tượng là nếu hai người gặp lại nhau bây giờ, một người thì điếc, một người thì câm thì không hiểu sẽ ra sao?
“Ồ, thì chúng tôi sẽ nắm tay nhau” Morrie nói “Và chúng tôi sẽ truyền thông tư tưởng lẫn nhau qua bàn tay này. Ted, chúng tôi đã có đến trên ba mươi năm quen biết với nhau, chúng tôi không cần nói hay nghe mới thông cảm nhau được” .

Trước khi chấm dứt quay phim, Morrie đọc lá thư viết từ một độc giả là một cô giáo đang dạy học ỡ Pennsylvania, môt trường rất đặc biệt dành cho trẻ con mồ côi cha hoặc mẹ, mỗi lớp chỉ có chín học trò.
Morrie nói với Koppel “ông có biết tôi viết thư trả lời ra sao không?”
Morrie run rẩy đeo kính lão lên trên sống mũi và tai rồi đọc “Kính gửi Bà Barbara…..Tôi rất cảm động đọc thư của Bà viết. Tôi nghĩ Bà đã làm một cử chỉ rất cao thượng, đó là đã tận tậm dạy giỗ những đứa trẻ con không được may mắn, mất mẹ hoăc cha. Tôi cũng mất mẹ tôi khi tôi còn nhỏ….”
Đột nhiên, trong khi máy quay phim vẫn còn đang chạy, Morrie sửa lại gọng kính, ngừng đọc, cắn môi, rối nghẹn ngào. Nước mắt ròng xuống sống mũi rối nói “ Tôi mất mẹ khi tôi còn thơ ấu…đó cả là sự bất hạnh như một đòn giáng lên đầu …Tôi cầu mong lúc bấy giờ tôi có một lớp học như vậy, nơi tôi có thể nói lên những điều đau khồ, buồn bã. Có lẽ tôi sẽ theo học lớp của Bà bởi vì…”. Giọng nói của ông như bị vỡ ra.

“ ….Bởi vì tôi quá cô độc….”

“Morrie,” Koppel nói “Đó là đã 70 năm trôi qua từ khi mẹ ông mất đi. Thế mà vết đau vẫn còn đó?”
“ Chắc vậy” Morrie nói thầm.

Ngày thứ ba trong tuần lần thứ tư nói về cái chết.

“ Hãy bắt đầu bằng ý nghĩ như thế này” Morrie nói “ Ai cũng biết là mọi người sẽ chết, nhưng không ai muốn tin hay nói vé nó”.

Ông Morrie cảm thấy như một thương gia hôm nay. Vấn đề bàn cải hôm nay sẽ là cái chết, nằm trên đầu danh sách. Trước khi tôi đến, ông đã phác họa tư tưởng ngắn gọn trên một tờ giấy nhỏ để cho khỏi quên. Chữ viết của ông bây giờ nguệch ngoạc đến độ chẳng ai đọc được nữa. Cũng đã gần đến ngày Lễ Lao Động, nhìn qua cửa sổ thấy hàng cây xanh thẫm và trẻ con chơi đùa ngoài đường, tuần lễ nghỉ cuối cùng trước khi đi học trở lại.
Trở lại Detroit, nhân công nhà báo đình công lan rộng thành cuộc biểu tình rộng lớn, phô trương lực lượng của nghiệp đoàn chống lại nhóm quản trị. Trên máy bay tôi đọc thấy tin tức viết về một người đàn bà bắn chết người chồng và hai đứa con gái, viện cớ bảo vệ những người thân này khỏi “ma qủy”. Ở California, luật sư biện hộ cho O.J. Simpson đang trở thành nổi tiếng.
Trong phòng đọc sách của Morrie, cuộc sống trở lên quý giá từng ngày. Tôi đến ngồi cạnh thầy, và thêm một vật mới xuất hiện, đó là bình thở Oxygen. Đó là một cái bình nhỏ chỉ cao bằng đầu gối. Có những đêm ông cảm thấy khó thở hay nuốt, ông gắn cái ống plastic dẫn oxygen vào lỗ mũi, trông như hai con đỉa. Tôi không thích cái cảnh tượng này cho nên quay mặt đi chỗ khác mỗi khi nghe ông nói.
“Ai rồi cũng phài chết” ông nhắc lại “nhưng chẳng ai muốn nói đến, bởi vì nếu biết vậy thì có lẽ chúng ta đã sống khác đi rồi”
“Tức là chúng ta sẽ đùa với tử thần” Tôi nói
“Đúng như vậy. Nếu chúng ta biết là sẽ chết thì sẽ phải sửa soạn trước. Như vậy sẽ tốt hơn. Chúng ta sẽ phải tích cực hơn khi còn sống”
Thế làm sao dể sửa soạn trước khi chết?
“Làm như những phật tử thường làm. Mỗi ngày có một con chim đậu trên bả vai nhắc nhở “Có phải là ngày hôm nay? Bạn đã sẵn sàng chưa? Bạn đã làm tất cả những gì mà bạn có thể làm cho ngày hôm nay chưa? Bạn đã làm tất cả những gì mà bạn muốn làm chưa?”
Ông quay đầu lại về phía bả vai và giả tưởng như là xem con chim đậu ở đó.
“Có phải hôm nay là ngày cuối cùng của đời tôi?” ông nói.
Ông mượn triết lý sống từ mọi tôn giáo. Tuy ông sinh ra theo đạo Do Thái, nhưng trở thành chống đối sau này, bởi vì những khó khăn phải chịu đựng khi còn nhỏ. Chính vì vậy ông thích triết lý đạo Phật và Công Giáo, mặc dù trong nhà ông vẫn theo đạo Do Thái. Ông rất ngoan đạo, điều này ông cũng nói với sinh viên trong lớp học. Hình như là trong những ngày tháng cuối cùng này ông lại tin tưởng nhiều hơn vào mọi tôn giáo. Nghĩ vế cái chết được thể hiện qua chủ trương này.

“Sự thật thì, Mitch” thầy nói “một khi em học được thế nào để chết thì em sẽ biết được thế nào để sống”.
Tôi gật đầu.
“Thầy nói lại một lần nữa, một khi em học được cách chết thì em sẽ học được cách sống”, thầy muốn cho tôi hấp thụ được rõ điểm này, vì vậy thầy đã nhắc đi nhắc lại câu nói này mà không sợ tôi phật lòng. Đó cũng là điểm làm cho ông trở thành một giáo sư rất giỏi.
“Thế thầy có nghĩ nhiều về cái chết trước khi thầy bị bịnh?” Tôi hỏi.
“Không” thầy cười “thầy cũng như mọi người thôi”. Có một lúc cao hứng thầy còn nói với một người bạn cũ là: “Tôi sẽ là người mạnh khỏe nhất trong đám người mà các bạn biết đến”.
Lúc đó thầy bao nhiêu tuổi?
“ Vào khoảng trên 6o tuổi”
Vậy thì thầy lúc đó còn rất lạc quan lắm.
“Tại sao không? Như thầy đã nói, không ai nghĩ là mình sẽ chết”.
“Nhưng ít nhất là ai cũng biết đến một người thân đã chết”, tôi nói, “mà tại sao lại quá khó khi nghĩ đến cái chết”.
“Bởi vì” Morrie, tiếp tục “hầu như ai cũng bước như vừa đi vừa ngủ, chúng ta làm nhiều thứ một cách rất tự động”.
“Và khi đối diện với cái chết sẽ thay đồi mọi thứ?”
“Ố, đúng rồi”, “lúc đó mọi người sẽ từ bỏ xa hoa mà chỉ chú trọng đến những gì rất quan trọng cho đời sống. Và khi đối diện với cái chết thì cái nhìn mọi thứ nó cũng thay đổi”.
Thầy thở dài “học được cách để chết tức là học cách để sống”.
Tôi nhìn thấy ông quờ tay lên tìm đôi kính đeo trên cổ rồi nhấc lên trên cao tới mắt rồi đeo vào tai, nhưng gọng kính cứ tiếp tục tuột khỏi tai, tôi thấy vậy bèn giúp ông đeo.
“Cám ơn em” ông mỉm cười khi tay tôi chạm vào trán, hình như ông thích cảm giác này.
“Mitch, em có muốn thầy nói diều này không?”
“Thầy cứ nói”
“Thầy chắc em sẽ không thích đâu”
Tại sao?
“Bởi vì nếu thực sự mà em nghe lời con chim nói bên bả vai và chấp nhận -là em có thể chết bất cứ lúc nào- thì em sẽ không còn muốn theo đuổi mọi tham vọng như em đang làm như bây giờ nữa”.
Tôi gượng cười.
“Những gì mà em đặt rất nhiều thì giờ vào -tất cả những gì em cố thực hiện- sẽ thấy không còn quan trọng nữa. Có lẽ em sẽ phải suy nghĩ nhiều về phần tinh thần nhiều hơn nữa”.
Phần tinh thần?
“Em không thích danh từ này phải không? “tinh thần” có vẻ như là một thứ vô vị”.
Tôi bật cười.
“Mitch,” thầy cũng bật cười theo “chính tôi cũng không hiểu sự “phát triển của tinh thần” này một cách rõ ràng”. Nhưng thầy chỉ cảm thấy sự thiếu thốn của nó thôi. “Chúng ta qúa chú trọng đến vật chất và những thứ này không hoàn toàn thoả mãn chúng ta. Những mối tình thân tương quan giữa chúng ta, thế giới chung quanh, chúng ta thường hay quên lãng nó”.
Ông gật đầu nhìn qua qua cửa sổ với luồng ánh sáng rọi vào “em có nhìn thấy không? Em có thể chạy ra ngoài nhà, rong chơi, chạy ngược hay xuôi, bất cứ lúc nào, thầy không làm chuyện đó được, thầy ra ngoài không được, thầy không chạy nhảy được nữa. Thầy không thể ra ngoài mà không sợ là sẽ bị ngã bịnh. Tuy nhiên em có biết cái gì không? Thầy đã trở lên quý mến cái cửa sổ kia hơn em”.
Qúy mến cái cửa sổ đó?
“Ừ, thầy nhìn qua cửa sổ mỗi ngày. Thầy để ý thấy những thay đổi ở hàng cây, ngọn gió mạnh thổi qua cây thế nào. Hình như là thầy cảm thấy thời gian cứ lặng lẽ trôi qua khung cửa sổ đó. Bởi vì thời gian của thầy gần như đã gần hết, thầy nhìn thấy quang cảnh này hầu như là mới thấy lần đầu”.
Ông dừng lại, và trong chốc lát cả hai chúng tôi đều nhìn qua cửa sổ. Tôi cố nhìn những gì ông đã nhìn. Tôi cố nhìn thời gian và những mùa xuân thay đổi, đời tôi xem như trôi đi chậm rãi. Morrie để đầu hơi quay qua bên bả vai một chút.
“Có phải hôm nay không, con chim kia?” ông hỏi. “Có phải là hôm nay?”

Thư từ gửi đến từ mọi nơi trên thế giới tiếp tục gửi đến cám ơn Morrie đã xuất hiện trên chương trình “Nightline”. Ông ngồi thẳng lên, đọc thư trả lời cho bạn bè và người trong gia đình xum họp lại để giúp đỡ ông viết thư. Có một hôm Chủ Nhật, hai người con trai tên Rob và Jon cũng đến giúp.
“Thư dầu tiên nói gì?” ông hỏi.
Một người đọc một cái thư của một đàn bà tên Nancy, người đàn bà này có mẹ chết vì bệnh tê liệt ALS. Bà này đã trải qua rất nhiều đau khổ vì sự ra đi của mẹ cho nên rất thông cảm cho ông Morrie.
“Được rồi” ông nhắm mắt lại rồi nói “hãy bắt đầu như thế này, “Thân gửi Nancy, thư của bà viết về sự lìa đời của người mẹ làm tôi rất cảm đông. Chúng tôi rất thông cảm về những đau đớn mà bà đã trải qua. Có những điều buồn bã và chịu đựng của cả hai bên. Thổ lộ những nỗi buồn này ra cũng đã giúp tôi rất nhiều, hy vọng điều này cũng sẽ giúp cho bà đỡ buồn như tôi vậy”.
“Có lẽ bố muốn thay đổi câu nói cuối cùng không ?” Rob nói.
Morrie nghĩ trong giây lát, rồi nói : “Con nói đúng” hay là thay đổi như thế này “Chúng tôi hy vọng bà sẽ tìm thấy sự an ủi trong lòng thành này”.
Một lá thứ khác viết đến từ người đàn bà tên Jane, cám ơn Morrie về những ý tưởng rất hay mà ông đã nói trên “Nightline” mà Bà gọi là “Thánh Sống”.
“Bà này nói quá lời” một người bạn phê bình “Thánh Sống?”
Morrie nhắc nhở “Hãy cám ơn Bà này đã qúa khen thưởng. Và nhớ nói là chúng tôi rất mừng khi biết là những lời nói đó đã có ích lợi cho bà”
“Và cũng đừng quên nói cám ơn nhá”.

Xin đọc tiếp đoạn II

       http://vietsciences.free.fr   và http://vietsciences.org  Đặng Quốc Ân