KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Trần Quang Bình

Chương 6. Bí mật kỳ vĩ của các cổ vật... 2. Nọc và nòng.

_________________________________________________________________________________

ý kiến của bạn

2.     Nọc và nòng. Hai nguyên tử  sơ khởi xây nên vũ trụ.

Ở đây xin lưu ý nọc và nòng chỉ là hình tượng trừu tượng. Tổ tiên ta lấy hình tượng thực tế để quy ước cho hình tượng trừu tượng. Chớ hoàn toàn không phải hai con nòng và nọc làm nên toàn vũ trụ.

Như phần hai đã viết, khi đưa Cóc lên làm linh vật và cho chúng là anh em với mẹ vũ trụ, bởi vậy, con của Cóc là nòng và nọc phải là phiên bản của hai cái gì đó trừu tượng đối nghịch nhau nhưng không đối kháng, ngược lại là hai thành phần không tách rời để tạo ra Thái Cực-mẹ vũ trụ và vạn vật. Như vậy đây cũng là suy luận logic và trên cơ sở quan sát chớ hoàn toàn không có một màn huyền bí nào cả. Người xưa đã đặt luôn hai cực mâu thuẫn nhau này là nọc và nòng (chúng tôi xin tránh hai từ Âm Dương).

Sách Cương mục Tiền biên của Kim Lý Tường chép rằng: Năm Mậu Thân thứ năm đời Đường Nghiêu, Việt Thường thị sang chầu, dâng con rùa thần. Theo Thông chí của Trịnh Tiều, về đời Đào Đường, phương Nam có Việt Thường thị qua hai lần sứ dịch sang chầu, dâng con rùa thần; có lẽ nó được đến nghìn năm, mình nó hơn ba thước , trên lưng có văn khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là Quy lịch (lịch Rùa). Sách Giao Châu ngoại vực ký cho rằng, các Lạc Tướng thời Hùng Vương đã có ấn tua xanh. Có nghĩa là chắc chắn có chữ trên ấn đồng. Trong quyển “Nghiên cứu về lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam”, nhà nghiên cứu hưa có văn tự. Nhưng đã có ấn đồng tua xanh thí ắt phải có văn tự.” [25]. Tuy nhiên, ông Trần Tu Hòa cũng quên lý luận thêm: chính lối thắt nút là ngữ văn của người Việt xưa. Chữ thắt nút chính là chữ nòng nọc kết hợp với những chiêm nghiệm các chùm sao quan trọng, sau đấy, theo tôi có hai quá trình ngược nhau: đó là quá trình tách từ cụm sao ra các cụm riêng lẻ và biểu thị cho những chữ tiếp theo, quá trình ngược lại là tổ hợp các cụm sao sẽ được biểu diễn cho tính chất trung dung (hay tính chất tổng) của các thành tố lập nên tổ hợp. Trên mình ông Khiết có 7 u nhô lên (sao Bắc Đẩu) và chữ đó theo tôi đưTrung Quốc Trần Tu Hòa có viết: “Chính sự thời Lạc Vương còn theo lối thắt nút (khoa đẩu, hay nòng nọc), như vậy vẫn còn cợc ký hiệu cho Càn hay là Trời. Vậy khoa đẩu văn chính là tổ hợp các cụm chẵn lẻ của các nút và đặc biệt hai ký tự đầu tiên nhất là nọc và nòng.

Chúng ta có thể tìm thấy vô vàn những chứng cứ nòng và nọc được thể hiện trong các di vật cổ:

Bồ nông cái và bồ nông đực:

Chim Trĩ hay Phượng Hoàng(có thể là Diệc) trong trống Ngọc Lũ:

Người thể nọc và thể nòng trong trống Miếu Môn:

Qua phần 1 và phần 2, ta thấy logic hình thành nên hai bản thể của vũ trụ hoàn toàn không mang bức màn huyền bí: Quan sát thấy cóc nghiến răng kèn kẹt là Trời đổ mưa, nên cóc là đại diện của Mẹ vũ trụ (Thái Cực) dưới trái đất và con của Cóc-nòng và nọc là hai bản thể mâu thuẫn nhưng không đối kháng, có thể nói hai bản thể ngược chiều nhau nhưng cùng tạo nên Thái Cực.