KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Trần Quang Bình

Chương 6. Bí mật kỳ vĩ của các cổ vật... 3. Lẻ là nọc và chẵn là nòng.

_________________________________________________________________________________

ý kiến của bạn

3.     Lẻ là nọc và chẵn là nòng. Và số Không.

Thật ra cũng không có gì khó hiểu cả. Người xưa đã cho rằng bản thể của những gì tồn tại trên Trái Đất này phải có tính hoặc nọc hay nòng. Những con số cũng không ngoại lệ. Có logic nào phân các số ra thành nọc và nòng không. Logic rất đơn giản: cắt chúng ra thành các phần nhỏ theo từng hai vòng tròn một (nòng), đến lúc không thể chia được nữa thì hình cuối cùng nhận được sẽ là bản thể của số. Nếu nhận được một vòng tròn thì số đó thuộc nọc. Nếu hai số đó thuộc nòng. Đây chính là phương pháp đơn giản nhất hay nói đúng hơn đó là phương pháp tiếp cận bậc 1 chưa qua bắc cầu nào. Còn trong truyền thuyết long mã thì sao? Tại sao từ các vòng tròn mà ra thành vạch rời vạch đứt? Muốn đạt được suy luận đến đây thì phải qua tiếp cận bậc hai: có nghĩa biến vòng tròn thành đọan thẳng và biến cụm hai vòng tròn bằng hai đoạn thẳng còn vạch nối ở giữa bỏ đi. Vậy tiếp cận nào gần Hà đồ hơn?

Số trong di vật cổ chúng ta cũng rất nhiều:

5 và 7:

4, 6, 7, 8:

8, 9 trong trống đồng Làng Vạc:

15, 18 trong trống đồng Hữu Chung 3:

Nói chung tất cả các con số đều được rải rác biểu thị trên mặt trống đồng. Chúng tôi không có điều kiện nghiên cứu từng ý nghĩa của các con số nên xin không đề cập. Mặc dù biết rằng tất cả các hình vẽ đó có những ý nghĩa nhất định, nhưng nếu không biết vị trí phân bố của chúng như thế nào thì không thể biết người ta vẽ nên chúng để diễn tả cái gì.

Có thể nói, trên trống đồng đã khắc họa số không. Nhận biết số không cũng rất đơn giản; tức là ngay tại một vùng nào đó cũng cùng hình tượng như thế mà lúc nó được vẽ hai, ba hoặc một vòng tròn, có lúc không vẽ gì cả. Vậy, ít ra ta suy luận vùng đó có thể biểu tượng một thành phần nào đó của Dịch và không vẽ nhưng nó cũng có tính nòng nọc. Vậy không là nòng hay nọc?. Là nòng! Vì sao? Vì rằng bằng logic chia như vậy, ta sẽ thấy khi chẵn thì phần cuối cùng là con nòng nhưng lại gạt tiếp con nòng đó qua một bên, ta lại tiếp tục nhận Không (Không còn gì để chia 2 vòng tròn một). Như vậy, thể không thuộc chẵn hay thuộc nòng. Có thể nói, cha ông ta đã phát minh ra số không qua việc nghiên cứu Kinh Dịch(hay Diệc). Chứng tích của không rất nhiều:

Trong hình Miếu Môn trên ta thấy trong mỗi cụm người có ba thành phần chứa số rõ ràng: Phần 1 ở trên là phần chim. Phần hai là phần người cộng hoa văn, phần ba là phần vũ khí. Ta thấy, có một sự phân bố khác biệt rõ ràng giữa các cụm người. Như vậy, cụm người không có chim cũng phải diễn tả một thể nào đó để toát lên tính cân bằng ba phần trong một cụm. Cụm người cũng vậy. Chứng tỏ, ở những chỗ đó người xưa ký hiệu số không thuộc nòng.

Hoặc như những hình vẽ người dưới đây trên Trống Ngọc Lũ:

Hình vẽ trên trống đồng Ngọc Lũ phần tang trống cũng chỉ cho ta thấy số Không:

Hoặc như hai hình dưới đây được khắc trong trống Hoàng Hạ:

Như vậy, ta có thể thấy các số xuất hiện trong các trống đồng một cách thường xuyên và lại luôn luôn có sự hiện diện của nòng và nọc trong đó. Điều này, ít ra cũng chứng minh một điều tất cả các con số phải có dính dáng đến nòng với nọc. Khi rút ra được điều đó việc chúng ta phải giải mã chẵn thuộc gì, lẻ thuộc gì? Theo logic chia số ra từng cặp một, để phân biệt nòng nọc ta có thể giải mã chẵn thuộc nòng và lẻ thuộc nọc.