KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Trần Quang Bình

Chương 6. Bí mật kỳ vĩ của các cổ vật... 4. Tổ hợp Tứ Tượng, Bát Quái.

_________________________________________________________________________________

ý kiến của bạn

4.     Sự kết hợp hai hay ba lần của các thể tạo nên tổ hợp Tứ Tượng, Bát Quái.

Khi gọi tên được hai bản thể của vũ trụ là nọc và nòng, đồng thời cũng đã phân tính nòng nọc của các con số, người xưa đơn giản thử kết hợp chúng với nhau tạo thành các thành tố có hai bản thể. Do tính nòng nọc không chỉ dừng lại ở nọcvà nòng  nguyên thủy mà còn vô số các con số chẵn lẻ khác nhau, nên sự tạo ra các tổ hợp cũng vô cùng phong phú và tùy vào sở thích của các nghệ nhân làm ra chúng. Có hai đồ hình khác nhau khá thú vị chứng tỏ sự kết hợp các thể hai lần và ba lần. Tuy nhiên chúng tôi xin khẳng định có rất nhiều kiểu kết hợp, nhưng hai đồ hình kết hợp này lại giống nhau đến không ngờ:

Trong trống đồng Ngọc Lũ có những họa đồ sau (đây chỉ là số hình chúng tôi có thể sưu tầm được):

Ta có thể ghi nhận vài điểm như sau:

a.       Các số có từ 0 cho đến 4.

b.      Mỗi người có hai cụm: cụm bản thân người và lông chim trang trí và cụm vũ khí.

c.       Mặt người quay từ trái sang phải.

Xây dựng lại Tứ Tượng từ các điểm này: Mặt người tiến từ trái sang phải nên thể nằm dưới là cụm người, thể trên là cụm vũ khí. Chẵn thay bằng nòng và lẻ thay bằng nọc. Từ cách này chúng ta nhận được tất cả tổ hợp chồng hai lần có thể nhận được.

Nếu như, chúng ta dựa vào lý luận sau:

a.       Chia các người thành ba cụm: cụm 1: người, cụm 2: lông chim trang trí cho người, cụm 3: vũ khí.

b.      Sắp xếp theo thứ tự vạch thể của lông chim trước, sau đó đến người, và tiếp đến là vũ khí từ dưới lên.

, ta sẽ nhận được hầu hết các quái trong bát quái (trừ quái Càn).

Thế nhưng, lý luận sau đây có vẻ hấp dẫn nhất và gọn gàng nhất. Mỗi người là một số. Như vậy ta có thể thấy, bốn cặp người đầu tiên thể hiện đúng chính xác Tứ Tượng. Theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái qua phải ta có các cặp số sau: 1-6, 1-1, 4-1, 4-2. Ghi lại bằng ngôn ngữ nòng nọc, ta được: nọc-nòng, nọc-nọc, nòng-nọc, nòng-nòng.

So sánh giữa hai cách này chúng tôi thiên về cách lý luận thứ ba. Nhưng lý luận hai cũng không phải không đẹp. Lý luận hai cho ta những trùng quái, các quẻ để dự đoán tương lai. Thật ra, khi chúng ta chưa biết các họa đồ trên được phân bố thế nào trên tang trống chúng ta không thể nào luận được nó biễu diễn cho cái gì. Đôi khi, tổ tiên ta cũng cùng một họa đồ đó, nhưng lại lồng cả ba logic tính để diễn tả một thông điệp nào đó tùy vào cách sắp xếp của từng họa đồ. Chúng tôi cũng đã chứng kiến và giải mã những họa đồ chứa đựng một lúc nhiều tư tưởng Dịch khác nhau của người xưa. Nếu như bốn họa đồ trên được vẽ đối xứng nhau và theo thứ tự của Tứ Tượng như sau: nọc-nọc, nọc-nòng, nòng nòng, nòng-nọc ngược chiều kim đồng hồ thì chúng ta có cơ sở để cho đó chính để biểu diễn cho Tứ Tượng. Ngoài ra, tang trống được vẽ bằng các họa đồ giống nhau về chi tiết vẽ, nhưng khác nhau về tầng vẽ và hoa văn bên ngoài cũng cho ta cơ sở lý luận theo từng logic tính miễn làm sao hợp (hoàn toàn) với tổng quan triết lý. Theo ông Kim Định trong quyển “Gốc rễ triết Việt”:

Người có cánh đại diện cho Mẹ Tiên biểu diễn trên mặt trống. Còn số vòng ngoài đại diện cho Rồng Cha thì vận hành ở tang trống. Cả hai hợp nhau để nói lên nền Minh Triết uyên nguyên vì hội nhập được cả đất trời. Trời nét dọc là tang trống, nét ngang là mặt trống: cả hai làm nên một thực thể quen thuộc được gọi là nhạc khí vũ trụ, hay vũ trụ hòa âm để tấu lên bài ca du dương diễm phúc. Vũ trụ nói lên kích thước bao la là trời với đất, cả hai hòa hợp để diễn tả cuộc hòa âm của mình cùng với con người. Cuộc hòa âm này chiếu giải lên toàn thân trống tả lại một xã hội hạnh phúc tưng bừng đang ca vũ múa nhảy như động trời khói đất trong một party lớn lao bao gồm cả trời (mặt trời) cả đất (thuyền rồng và các con vật) cả Người ở giữa mà linh lực được giồn vào 14 cây sào cương cứng làm toàn bằng linh lực tinh tuyền, không còn gì là tay, chân, mình mẩy nữa. Ðó là cực độ hạnh phúc gọi là diễm phúc.

 

Như vậy, chúng ta còn dựa trên quy luật của hính vẽ tang trống và mặt trống nữa. Theo chúng tôi, lý luận tang trống thuộc trời hay thuộc về Tiên Thiên và mặt trống thuộc về Đất hay thuộc về Hậu Thiên cũng đáng chú ý. Tuy nhiên, cần lưu ý một điều, mặt trống là linh hồn của trống nên nó cũng có thể chuyển tải thông tin của cả Tiên Thiên và Hậu Thiên.

Với vẻ đẹp huyền bí của các họa đồ trên, trong trống Miếu Môn lại bước thêm bước mới: đó là thêm một lớp biễu diễn nữa-các con chim. Điều này, với suy luận logic tổng quát có thể dẫn chúng ta đến kết luận: ở trống đống Ngọc Lũ mỗi người có hai lớp và trống đồng Miếu Môn có ba lớp. Thế nhưng, cũng đừng quên chúng ta đã có các trống đồng vào các niên đại khác nhau và do các nghệ nhân khác nhau vẽ đồng thời mã hóa một thông điệp nào đó. Vậy khung cảnh, hoa văn có thể giống nhau nhưng tư tưởng mã hóa lại khác nhau. Điều đó còn chứng tỏ, người Việt cổ đã hiểu Kinh Dịch(Diệc) đến tường tận, có thể nói đến chân răng kẽ tóc nên các nghệ nhân tha hồ phóng tác để mã hóa và với bất kỳ đồ hình nào họ cũng có thể liếc qua là hiểu được đồ hình đó chuyển tải thông điệp gì.

Trong đồ hình, chúng tôi xây dựng các quái theo quy luật người-dưới, vũ khí-giữa và chim-trên, các trùng quái là lấy quái sau chồng lên quái trước. Tuy nhiên, quy luật dựng quái có thể ngược lại cho ra các quái xoay ngược 180 độ so với kết quả trên. Ví dụ nòngnọcnọc thành nọcnọcnòng.

Ở đây vì chúng tôi không có điều kiện soi xét kỹ từng trống một, nên cũng không có ý rút ra một kết quả triết học nào đó. Chúng tôi chỉ muốn chứng minh hai điều sau đây:

a.       Các con số đã được nòng nọc hóa và chúng được dùng tùy hứng (ở nghĩa số lượng chứ không có nghĩa có thể đổi ngôi chẵn lẻ) để biểu thị nòng hay nọc trong các tượng hình hai lớp và ba lớp.

b.      Dù luận theo góc độ nào, chúng ta cũng thấy người Việt cổ đã biết thử kết hợp các thể nòng nọc để đưa ra các tượng hai, ba lớp khác nhau. Điều đó tất yếu dẫn đến họ đã biết Tứ Tượng, Bát Quái và Trùng quái.