KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Trần Quang Bình

Chương 6. Bí mật kỳ vĩ của các cổ vật... 6. Đồ hình 3-3----4-4.

_________________________________________________________________________________

ý kiến của bạn

6.     Tứ Tượng. Đồ hình 3-3----4-4. Mã hóa Tiên Thiên.

Phần 4 chúng tôi đã giới thiệu những cách mà người xưa dùng để diễn tả Tứ Tượng. Tuy nhiên, vì thiếu các vị trí đối xứng của các họa đồ nên chúng tôi không thể cho người xưa vẽ đúng vòng quay của Tứ Tượng như bây giờ không. Chúng ta ít nhất qua đó nhận được một hệ luận “người Việt cổ có sáng tạo nên Tứ Tượng bằng nhiều cách khác nhau.”. Vậy chúng ta còn phải chứng minh, người Việt cổ đã biết sắp xếp Tứ Tượng như bây giờ. Không những trên các trống đồng người ta biết diễn tả Tứ Tượng một cách chính xác bằng một công thức nhất quán từ đời này qua đời khác, mà còn dùng nó để mã hóa Tiên Thiên Bát Quái. Đó là đồ hình 3-3----4-4. Chúng tôi muốn viết về đồ hình mã hóa này sau cùng cùng với Hà Đồ, nhưng xét thấy mức độ phức tạp của nó chỉ bằng mức độ dựng nên Tứ Tượng, Tiên Thiên nên chúng tôi trình bày ở đây để theo đúng mạch phức tạp của Kinh Dịch. Chúng tôi muốn theo đúng quy trình mà người xưa xây dựng nên Kinh Dịch (hay Diệc).

Có các trống đồng biểu diễn sự đối nhau của 6 và 7 như sau:

Ngọc Lũ:

Sông Đà:

Tuy nhiên ở nhiều nơi khác lại có sư đối nhau 6-8 hay 3-3----4-4. Cũng trong Ngọc Lũ, vòng khác phía 6 người có 8 con chim giống nhau và phía 7 lại có 6 chim giống như thế.  Liệu có phải vô tình mà những cư dân đã biết khắc những hình đẹp có tính đối xứng cao như Trống Phú Phường và Phương Từ dưới đây, lại ngờ nghệch làm mất cân xứng đến thế.

Trống đồng Phú Phường 2:

  

Trống đồng Phương Từ:

Trên trống đồng Khai Hóa:

Hay ngay trong trống đồng Khai Hóa thì quả không thể chịu nỗi tính vô nguyên tắc của các cư dân Việt cổ này. Lạ thật, mỗi bên cũng có 8 anh chàng cầm cung. Nhưng chỉ có một bên , mỗi phần có một anh chàng trang phục hoa văn khác lạ so với các anh chàng khác. Ngẫu nhiên chăng? Hay người xưa muốn đưa một thông điệp gì vào đó. Cũng trong Sông Đà ta cũng nhận được hiện tượng chia 3-3---4-4. Hai bên hai cái đình là nhóm người hoàn toàn giống nhau và chia ra theo cách 3-3---4-4.

Trống đồng Sông Đà:

Rồi Lũng Cú cũng vậy:

Đặc biệt trống đồng Đặc Giáo tuy đơn giản nhưng hàm chứa những ý nghĩa Dịch lớn lao:

Trống Khai Hóa và trống Đặc Giáo mang tính đối xứng khá cao cho nhóm người và nhóm vòng tròn. Tuy nhiên, tại sao người xưa có thể sai lầm đến mức khoác một trang sức khác lạ cho hai anh chàng kia (trống Khai Hoá)?. Hoặc tại sao ông ta không khoác trang phục lạ đó cho cả 4 cụm người đối xứng (cả hai phía bốn bên)? Còn như trống Đặc Giáo lẽ nào, người nghệ nhân lại quên không vẽ thêm một vòng tròn vào hai cụm 11 vòng tròn?. Mà quên thì tại sao có thể quên một lúc hai chỗ liền? Những câu hỏi đó đòi hỏi có câu trả lời. Liệu có ai trong chúng ta khi xem xét kỹ những đường nét hoa văn đẹp của trống đồng lại cho là người nghệ nhân đã nhầm, đã làm sai một cách ngẫu nhiên? Nếu không ai cho chuyện đó ngẫu nhiên thì chứng tỏ đồ hình 3-3---4-4 chính là để dùng mã hóa cái gì đó. Không những là chuyện mã hóa tầm thường mà tôi cảm thấy, nó hình như mang tính quy luật. Cái quy luật mà nghệ nhân Việt từ đời này qua đời khác phải nắm lấy. Người xưa có thể phóng tác nên Nòng và Nọc hay tứ tượng bằng các kiểu vẽ khác nhau nhưng đồ hình 3-3---4-4 được lặp đi lặp lại một cách thường xuyên, làm ta có cảm giác như nó đã khắc sâu vào tâm khảm cư dân Việt. Nếu như thế, thì nó được dùng để mã hóa một đồ hình tối quan trọng. Đồ hình gì? Xin mời quí vị cùng chúng tôi đi từng bước một.

Đơn giản và rõ ràng nhất ta lấy trống đồng Đặc Giáo để giải mã. Tại sao chúng tôi lấy trống đồng Đặc Giáo ra để giải thích vì còn một vài lý do nữa. Đây chính là đồ hình số hoá tuyệt đối Kinh Dịch. Tất cả những vòng tròn khác nhau của nó, chúng tôi xin được phép đề cập sau. Xin nói là nghệ nhân đã làm chính xác đến nỗi không thể có một chi tiết hay một vòng tròn nào thừa cả. Thế nhưng, trước tiên ta hãy xét những cái không đối xứng trước đã. Đập vào mắt chúng ta trước tiên các nhóm nào khác nhất. Dĩ nhiên, nhóm 3-3---4-4. Còn các nhóm còn lại như chim, cụm 11, và vòng tròn trước mỏ chim có tính đối xứng, không lập dị. Ta tách chúng ra chỉ để lại những vòng tròn khác biệt. Theo nguyên tắc chẵn-nòng và lẻ-nọc ta vẽ gần các cụm vòng tròn các nọc và nòng. Ta thấy có hai nọc và hai nòng chia vòng tròn làm bốn phần và cũng rất logic khi cho rằng ở giữa là Tứ Tượng mang tính chất của hai đầu. Dựa theo chiều chuẩn, đầu nào trước sẽ được ghi dưới đầu nào sau được ghi trên. Ta được:

Vậy đồ hình nhận được là gì? Chính là đồ hình Tứ Tượng ta thường thấy:

Một câu hỏi vô cùng lý thú là: tại sao không phải là 1-1---2-2? Thiết nghĩ có ba lý do vô cùng chính đáng. Thứ nhất: Quan trọng nhất và chứng tỏ người xưa luôn luôn chú trọng đến sự đối xứng qua tâm. Tổng lượng của các quái đối xứng qua tâm phải bằng 7=3+4. Tức nguyên tắc F1,8 (nguyên tắc tổng số các quái đối diện phải bằng 7) phải luôn hiện diện. Số 3 và 4 nhắc cho người xem trống lại cách lấy đối xứng. Chính vì cặp số này mà chúng tôi cho rằng công thức 3-3---4-4 là công thức tuyệt vời để biểu thị cho Tứ Tượng và Tiên Thiên. Thứ hai: 1 và 2 trong hệ thống Kinh Dịch đã được chỉ thị cho cặp đối xứng khác rất quan trọng. Ngoài ra 3 và 4 cũng là cặp đối xứng quan trọng trong các đồ hình Dịch. Thứ ba: dùng 3 và 4 đã ngụ ý cho người khác thấy tính chất lượng số của nó. Người xưa xây dựng nền tảng Kinh Dịch hoàn toàn dựa trên các phép số học đơn giản, chính vì thế theo chúng tôi họ đã biết Cặp Nọc có lượng số bằng 3 còn Cặp Nòng có lượng số=0=4(mod 4, vì chỉ có bốn tượng mà thôi). Họ không thể dùng 0 để vẽ lên trên trống đồng được vì như thế số không không có ký hiệu, họ biểu thị số không bằng cách không vẽ vòng tròn vào đồ hình. Như vậy, nếu không vẽ vòng tròn thì chỉ có mỗi cặp 3-3 và lúc đó đồ hình không có ý nghĩa. Bởi thế, họ đếm từ Nòng-Nọc=1 đến Nọc-Nọc=3, sau đó tiếp đến 4 là Nòng-Nòng. Có nghĩa đồ hình này dùng 3-3---4-4 đã toát lên ý nghĩa Tứ Tượng. Có thể gọi nó là đồ hình Cặp NọcCặpNòng.

Từ đây chúng ta có thể kết luận, công thức 3-3----4-4 dùng để biểu thị Tứ Tượng. Và phần dưới chúng tôi có thể cho thấy công thức này còn để biểu thị Tiên Thiên Bát Quái. Thế nhưng ta lại thấy, trên trống đồng công thức này lại được vẽ xen kẽ vào các chi tiết của Hậu Thiên Bát Quái. Vì sao? Vì rằng, người xưa muốn nói quy luật Tiên Thiên vẫn chi phối Hậu Thiên. Và quy luật đó còn biểu thị qua con số của Trời-đại diện của Thái Cực trong vũ trụ này (chú ý Cóc đại diện Thái cực ở trên Trái Đất) 3+4=7. Chưa chắc vẽ Tiên Thiên Bát quái lẫn với Hậu Thiên Bát quái có thể làm tỏ rõ quy luật của 7-Càn này. Bởi vì lúc đó người ta nhận ra hai đồ hình khác nhau, chớ có thể không liên tưởng đến số của các quái. Vẽ công thức 3-3----4-4 lẫn với các chi tiết Hậu Thiên là phương pháp hữu hiệu nhất để ám chỉ có một quy luật Thái Cực chung cho cả Tiên Thiên lẫn Hậu Thiên. Đó là quy luật của F1,8 hay quy luật 7-Càn.

Ngoài ra nếu công thức 3-3---4-4 được viết liền nhau theo cách 6-8 (8 tượng trưng cho 8 quái Tiên Thiên, 6 tượng trưng cho 6 trùng quái Hậu thiên) thì công thức này còn chỉ ra sự chuyển động theo chiều phản phục của vũ trụ. Tiên Thiên thành Hậu Thiên và Hậu Thiên chắc chắn sẽ quay về lại Tiên Thiên. Cách 6-8 này cũng ghi một dấu ấn sâu sắc trong văn hoá Việt Nam. Không có một quốc gia trên thế giới này có thể thơ lục bát. Chỉ ở Việt Nam.

Công thức 3-3---4-4 đã chứng minh triệt để logic luận a và c chúng tôi vừa nêu ra.