KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Trần Quang Bình

Chương 6. Bí mật kỳ vĩ của các cổ vật... 7. Tiên Thiên Bát Quái.

_________________________________________________________________________________

ý kiến của bạn

7.     Tiên Thiên Bát Quái.

Thật ra, từ đồ hình Tứ Tượng, người ta dễ dàng xây dựng nên Tiên Thiên Bát Quái. Những chứng cớ người xưa biết được cách xây dựng này là:

a.       Người xưa đã biết xây dựng các quái gồm ba lớp.

b.      Người xưa qua việc xây dựng Tứ Tượng đã biết số của Tứ Tượng (số thật theo nghĩa nọc=1, nòng=0. Chứ không phải số do người Trung Hoa đánh trong Tiên Thiên Bát Quái.)

c.       Người xưa biết số của các Quái qua việc họ để lại trong tranh dân gian hình ông Khiết có sao Bắc Đẩu 7 vòng tròn. Càn=nọcnọcnọc=7.

Vì thế việc xây dựng Tiên Thiên chẳng qua là thêm bốn số có Nọc ở dưới cùng vào phần Nọc(Đã được phân định ra bởi Tứ Tượng) theo thứ tự và cũng như thế cho phần Nòng. Đó chính là cách tốt nhất. Nhưng việc xây dựng Bát Quái Tiên Thiên qua đồ hình 3-3---4-4 cũng dễ dàng. Vì Bát Quái có 8 quái nên trong đồ hình tứ tượng được xây dựng từ công thức 3-3---4-4, có hai nhóm quái riêng biệt. Nhóm nhất là nhóm đã có Tứ Tượng làm cốt lõi. Nhóm hai chưa có cốt lõi và nó phải được xây dựng từ nghi và tượng hai bên nó.

Bước 1: Xây các quái đã có Tượng. Vì đã có Tứ Tượng đó là hai lớp. Biến chúng bằng 3 lớp bằng cách: lấy thể một lớp cạnh nó (sau chiều bay của chim. Hiển nhiên, sau thì mới bay tới được. Chớ trước thì đã bay mất rồi) chồng lên nó.

Bước 2: Xây các quái chưa có Tượng làm cốt lõi. Cũng theo nguyên tắc xây Tứ Tượng, để xây mới bát quái thì lấy Tượng hoặc Nghi phía trước chồng lên Nghi hoặc Tượng ở sau. Có nghĩa các quái được xây dựng có tính nòng nọc của bản thể tượng hoặc nghi ở hai đầu. Thật ra đây chỉ là cách lý giải theo chiều chuẩn, nhưng nếu ta tách bạch từng nghi ra thì, cách lý giải này phải đúng triệt để với tính số của quái. Và nhìn vào đồ hình giải thích dưới, chúng ta có thể thấy, cách giải thích này đúng hoàn toàn với logic số: Càn=7, Đoài=6, Ly=5….đúng cách nhau một khoảng bằng nhau và quy luật kết hợp Nghi và Tượng mang tính thống nhất.

Qua hai bước trên, ta nhận được đồ hình Tiên Thiên như sau:

Như vậy, chúng ta đã hoàn thành giải mã công thức 3-3---4-4 thành Tứ Tượng và Tiên Thiên. Như chúng tôi đã xét về logic suy luận, chúng ta thấy người Việt cổ biết dựng Tứ Tượng, Bát Quái còn thứ tự Tứ Tượng và Tiên Thiên thì họ đã mã hóa qua công thức 3-3---4-4. Vậy, tuy chúng ta không có đồ hình Tiên Thiên hoàn chỉnh(chỉ trên những mẫu trống đồng mà chúng tôi có), nhưng chúng ta có tiền đề và hệ quả của nó, suy ra người Việt cổ đã biết và diễn tả được hoàn chỉnh Tiên Thiên.

Thật ra Tứ Tượng và Bát Quái được ông cha ta khắc họa trên các đồ hình khác nhau. Vì không có nguyên mẫu của trống đồng Ngọc Lũ nên chúng tôi không dám chắc, nhưng như đã phân tích ở phần 4, chúng tôi nghĩ trên tang trống Ngọc Lũ có vẽ những đồ hình Tứ Tượng theo đúng thứ tự của nó. Dưới đây là một số đồ hình đối xứng cho phép ta nghĩ đến Tiên Thiên và Tứ Tượng. Vì sao người Việt cổ khắc họa Tiên Thiên sơ sài thế bởi vì nó dễ, hầu như 2+2=4 nên ai ai cũng biết. Chính vì thế mà người ta chỉ khắc họa những hoa văn đẹp đối xứng để ám chỉ nó mà thôi.

Trống đồng Sông Đà 2:

Trống đồng Yên Tập:

Trống Pac Tà:

Ngoài ra còn nhiều trống khác như Đông Sơn 4, Định công....