KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Trần Quang Bình

Chương 6. Bí mật kỳ vĩ của các cổ vật...8. Chữ S và chiều quay hai Nghi Nòng-Nọc.

_________________________________________________________________________________

ý kiến của bạn

8.     Chữ S và chiều quay hai Nghi Nòng-Nọc.

Chuyện xây dựng chữ S cũng hoàn toàn tự nhiên. Khi vẽ được Tiên Thiên rồi thì người xưa đơn giản theo số mà tính. Nối các quái có số từ lớn xuống nhỏ xem sao. Nối xong, ta nhận ngay chữ S. Đâu việc gì phải chua thêm số 1,2,3,4,5,6,7,8 như Kinh Dịch Trung Hoa bây giờ. Về nguyên tắc không sai, nhưng điều này lại là một chứng cớ người Trung Hoa không quan tâm đến số của quái mà quan tâm đến độ số và vì thế họ có những sai lầm chết người khi xây dựng Hậu Thiên Bát Quái.

Đó là chữ S ta suy luận theo logic. Liệu người xưa có vẽ chúng bao giờ chưa? Khi phân Tiên Thiên bằng chữ S, người xưa thấy Mẹ của vũ trụ là hai nghi đối đầu nhau, ôm xoắn vào nhau tạo ra thế cân bằng, hài hòa và uyển chuyển vô cùng. Mà nói đến chuyện hai cực xoắn vào nhau thì họ nghĩ đến gì trước. Đến những cái cần phải nghĩ đầu tiên chứ sao! Chẳng phải câu "Gần thì lấy thân minh.." của Khổng Tử, các Dịch gia đã coi như khẩu quyết thánh thần sao? Người Việt (Diệc) cộ̉ cũng không ít lần khắc họa lên nó.

Nắp thạp Đào Thịnh:

Hay rõ ràng hơn là ở các cổ vật này:

Hay hình cá trên bình đồng Bái Thượng:

Có thể quý độc giả cho rằng quá gượng ép khi lấy các hình các cặp người, cặp cá ra để vẽ nên hình S của Kinh Dịch. Các cặp đó thì có gì hay ho. Bất cứ dân tộc nào trên thế giới đều để lại những cổ vật như thế. Thì có gì mà dính dáng đến Dịch?!. Vâng, đúng thế! Chúng tôi đưa ra chúng với dụng ý chứng tỏ, dân tộc Việt đã rất chú trọng đến tính hài hòa, tính giao hưởng và cân bằng của thiên nhiên. Đó là quy luật của Trời Đất, của vũ trụ hay của Đạo, Thái Cực.

Dưới đây là chữ S dính dáng đến Kinh Dịch(Diệc). Đây là chữ S của Hậu Thiên. Nhưng vì Hậu Thiên tuy có khác Tiên Thiên nhưng vận hành chúng phải tuân theo quy luật của Mẹ vũ trụ, của Tiên Thiên. Nên chữ S của Hậu Thiên cũng là của Tiên Thiên.

Trống đồng Đông Sơn 1:

Tại sao lại chỉ có 3 người dắt tay đi? Có một lý do: triết lý đó là sự đối xứng của các đỉnh điểm đối đầu. Ví dụ, Tiên Thiên bát quái Càn bắt đầu cho nghi Nọc thì, Tốn gần Càn bắt đầu cho nghi Nòng. Hay trong trường hợp cá thì Đuôi bắt đầu ở cá tả thì đuôi cũng phải bắt đầu ở cá hữu. Chính vì thế, hai người quay vào nhau tạo thế cân bằng. Có thể vẽ theo chiều này hay chiều khác nhưng cũng nhận được chữ S như nhau. Ngoài ra còn có ý đồ mã hóa Hậu Thiên nữa, chúng tôi sẽ trình bày sau.

Chữ S còn được biểu diễn trên trống đồng Phú Xuyên. Một lần nữa cũng diễn tả về Hậu Thiên (nhưng chữ S thì giống nhau). Ở đây, chỉ phân tích vấn đề Tiên Thiên, nên chúng tôi xin mời các bạn qua chương 7 phần Hậu Thiên để giải thích thêm vì sao nghệ nhân lại khắc hoạ một cách ngộ nghĩnh như vậy (lưu ý, đúc trống đồng không phải là đơn giản). Tất cả những ngộ nghĩnh như ta nhìn thấy ở trống đồng Phú Xuyên đều mang một ý nghĩa quan trọng.

Từ đây, ta thấy khi dựng nên Tiên Thiên người Việt ta ngộ ra chữ S-chính là sự hài hòa, sự giao thoa. Đó chính là sự rung cảm, quyến luyến, không thể tách rời nhau của hai nghi Nọc, Nòng và tuy là hai nghi đối lập nhau, một chuyển động theo chiều chuẩn, một ngược chiều chuẩn nhưng lại là hai bộ phận không thể chia cắt của bộ máy vận động vũ trụ. Và họ nhờ đó hình dung ra cách vẽ Thái Cực đồ.

Xin lưu ý quý vị, các chữ S về nguyên tắc hai đường ở ngoài phải như trên chúng tôi đã vẽ, nhưng đường cắt trong, chúng tôi vẽ hơi tuỳ tiện. Bởi vì chữ S đúng nhất chính là chữ S của Thái Cực Đồ trong tranh Đông Hồ.