KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Trần Quang Bình

Chương 6. Bí mật kỳ vĩ của các cổ vật...9. Thái Cực Đồ-Mẹ vũ trụ.

_________________________________________________________________________________

ý kiến của bạn

9.     Thái Cực Đồ-Mẹ vũ trụ.

Trong các sách Dịch Trung Hoa hoàn toàn không có đề cập đến vấn đề S, và cũng như các nghi án khác của Kinh Dịch, Thái Cực Đồ cứ như từ trên trời rơi xuống. Nó không được rút ra từ tiền đề nào cả và cũng không hợp với những tiền đề đó.

Chúng tôi từ ban đầu đã cố theo một quy trình nhất định nhằm phục hồi lại quá trình sáng tạo của người xưa. Và bây giờ cũng vậy, chúng ta hãy đặt mình vào vị trí của tổ tiên xa xưa của chúng ta xem sao. Với một điều kiện các cụ rất rành hệ nhị phân và số học sơ khởi (tức là biết đếm, biết lấy mod). Ta thử đặt điều kiện để xây dựng Thái Cực Đồ:

a.       Thái Cực là mẹ vũ trụ và hai tiền đề đầu tiên Nòng và Nọc là con của Thái Cực.

b.      Hai nghi của Thái Cực được chia bằng một đường chữ S.

c.       Đường chia làm sao đó để ít nhiều thỏa mãn tỷ lệ của các quái. Không có quái nào Toàn Nọc (Dương) hay Toàn Nòng (Âm) để thỏa quy luật trong Nòng có Nọc và trong Nọc có Nòng.

Người Việt cổ từ những điều kiện này đã xây dựng nên Thái Cực Đồ như sau:

Điều kiện a và b thỏa mãn hoàn hảo. Thái Cực mang hình dáng của hai con Nòng Nọc xoắn vào nhau. Còn về lượng thì sao? Ta lại vẽ bốn đường như đã phân tích ở phần nghi án Thái Cực Đồ:

Ở đây có chút lệch lạc: Tốn có vẻ phần Nọc lớn hơn của Chấn. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ nếu vẽ cẩn thận thì cũng nhận được như ý. Đồng thời, chúng tôi cũng khẳng định muốn vẽ được đồ hình có tính cân xứng lượng của các quái thì chúng ta luôn nhận được hình tương tự như trên (như hai con nòng nọc xoắn vào nhau).

Như vậy, người Việt cổ đã cố gắng xây dựng nên đồ hình mang dáng dấp của nòng nọc và thỏa lượng số của các quái.

Đến đây, chúng tôi xin kết thúc phần Tiên Thiên. Nhưng có lẽ quý độc giả chưa nghĩ rằng những lý luận trên làm sao khẳng định Kinh Dịch là của người Âu Lạc được. Vâng đúng thế. Chúng tôi đồng ý là như vậy. Từ các đồ hình trên thì chưa thể bảo Kinh Dịch là của người Âu Lạc. Nhưng khi đặt ra thuyết gì đó, thì người ta kiểm nghiệm chúng (theo logic đặt ra sẵn) và bắt buộc phải tìm bằng chứng để chứng minh cho từng khoảng nhất định. Ở trên chúng tôi đưa ra logic và tìm bằng chứng cho đến thời Tiên Thiên. Và chương 7 sẽ cùng với phần Tiên Thiên này tạo ra một chuỗi bằng chứng rất xác đáng để khẳng định logic luận trên của chúng tôi đúng. Ngoài ra, dưới đây chúng tôi còn dẫn ra cách nào theo toán học để làm được Hậu Thiên Bát Quái (người xưa làm như thế và chúng ta cũng phục hồi nó đúng như thế vì rằng toán học nói 2+2=4 cho tất cả các thời đại, niên đại khác nhau của nhân loại.). Và lạ kỳ thay, tất cả những bằng chứng ở dưới đây lại trùng khớp với những suy luận toán học….

Mời quý vị sang chương 7.