KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Trần Quang Bình

Chương 6. Bí mật kỳ vĩ của các cổ vật, đặc biệt của trống đồng Việt Nam. Tiên Thiên.

_________________________________________________________________________________

ý kiến của bạn

Chương 6.

Bí mật kỳ vĩ của các cổ vật, đặc biệt của trống đồng Việt Nam. Tiên Thiên.

Điểm qua các tài liệu từ trước đến nay của các tác giả Việt Nam về nguồn gốc Kinh Dịch. Trong sách Gốc rễ triết Việt, Linh Mục Triết gia Kim Định cho rằng trên hình trống đồng có biểu thị Tứ Tượng và gợi ý cho ta thấy lịch âm của Việt Nam: 14 cánh của mặt trời bên trong chính là hai tuần trăng. Con số 18 cũng được ông Kim Định đưa ra tuy nhiên chưa giải thích thỏa đáng vì sao người Việt ta lại thích số 18 đến thế:

18 ngàn năm Bàn Cổ.

18 đời Hùng Vương.

18 thước cao của ngựa Thánh Gióng v.v...

Một ý trong bài viết của ông cũng rất đáng chú ý:

Ðình là cái nhà có ba tầng kiểu nhà sàn: nóc có chim đậu chỉ trời, người ở sàn giữa, bên dưới là đất. Trong đình cũng thi hành 3 tầng như vậy tức gồm cả tế tự cho trời, hành chánh chia ruộng đất, còn người thì vui sống đình đám chơi xuân. Nơi các văn minh khác thì phải có ba nhà:

"Một nhà để cầu kinh.

Một nhà để làm tình.

Một nhà để hành chánh".

 

Nhưng bài viết của ông khá sơ sài và chưa chuyển tải hầu hết các nghi án Kinh Dịch. Những ý ở dưới và cách thức ba nhà cũng rất hay nhưng chưa thấy sự liên hệ của nó với Kinh Dịch.

Trong bài “Việt Nam, trung tâm nông nghiệp lúa nước và công nghiệp đá xưa nhất thế giới” bác sỹ tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh có dẫn những chứng tích biết đoán tương lai bằng mu rùa của người Việt Nam cổ cũng như đề cập về linh vật tổ của người Trung Hoa và người Việt Nam:

Tuy người Tàu vẫn biết tổ tiên của người Hán có nguồn gốc Mông-Cổ, có con vật tổ là cọp trắng, với nhà truyền thống cổ là nhà gốc du mục hình tròn. (Xem Les premières civilisations LA CHINE ANCIENNE, trang 28-29, của ông William Watson xuất bản năm 1969 tại Grande Bretagne). (Xem hình 3 của Bs Thanh vẽ lại dựa theo hình nhà khảo cổ của ông William Watson). Trong lúc đó nhà cổ của Bách-Việt là nhà sàn hình chữ nhật làm bằng tranh và tre cong cho chắc chắn, dần dà sinh ra mái cong. (Xem hình 4 của Bs Nguyễn Thị Thanh vẽ, phỏng theo loại nhà minh khí {nhà chôn theo người chết} bằng đất nung thời Hùng-Vương tìm thấy trong văn hóa Ðông-Sơn 2.000 ans tr T-C).

Ngày nay thế giới và cả người Việt-Nam cũng đều lầm tưởng rằng rồng (chỉ là hiện thân của con cá sấu) và chim phụng hoàng (chim trĩ) vật tổ của Trung-Hoa, và mái nhà cong là văn hóa cổ truyền của họ luôn. Ngày nay nhờ khảo cổ học mới có thế chứng minh được sự thật.

Trong báo Thanh Niên Điện Tử (http://www.thanhnien.com.vn/Khoahoc/2005/4/4/80330.tno ), tác giả Nguyễn Thiếu Dũng đã đưa ra khá nhiều chứng cứ Kinh Dịch được tổ tiên Việt Nam sáng tạo nên. Ông cũng khẳng định có chứng lý về trùng quái:

Tại di chỉ xóm Rền, thuộc nền Văn hoá khảo cổ Phùng Nguyên, các nhà khảo cổ đã đào được một chiếc nồi bằng đất nung (11, tr 642) trên có trang trí bốn băng hoa văn, mỗi băng nầy tương đương với một hào trong quẻ Dịch, theo phép đọc Hổ thể thì đây chính là hình khắc của quẻ Lôi Thuỷ Giải. Đây có thể xem là chứng tích xưa nhất trên toàn thế giới hiện chúng ta đang có được về Kinh Dịch. Chiếc nồi báu vật vô giá này mang trên mình nó lời cầu nguyện của tổ tiên chúng ta về cảnh mưa thuận gió hòa, mong sao được sống một đời an bình không có họa thuỷ tai. Lôi Thuỷ Giải là mong được giải nạn nước quá tràn ngập (lũ lụt), hay nước quá khô cạn (hạn hán). Niên đại của Văn hoá Phùng Nguyên được Hà Văn Tấn xác định: ”Phùng Nguyên và Xóm Rền đều là các di chỉ thuộc giai đoạn giữa của văn hoá Phùng Nguyên.

Đồng thời cũng khẳng định tìm thấy Trung Thiên Bát Quái được chứa đựng trong truyền thuyết và trống đồng. Tuy nhiên, chứng cứ vật thể của Bát Quái này, tác giả vẫn chưa đưa ra được.

Đáng để ý hơn cả là công trình của ông Đoàn Nam Sinh có phân tích được ẩn giấu Hà Đồ trong trống đồng Ngọc Lũ được đăng một phần trong tuvilyso.com (diễn đàn Văn Hiến Lạc Việt). Ở chính diễn đàn này cũng đề cập đến sách của ông Bùi Huy Hồng có phát hiện đồ hình trên trống đồng Ngọc Lũ vào năm 1972. Chúng tôi không có các tác phẩm này nên xin phép không bình luận.

Tất cả các dẫn chứng dưới đây chúng tôi xin khẳng định trống đồng Việt Nam là các bản văn chứa đựng những bí mật kỳ diệu của Kinh Dịch. Chúng ta hãy cùng nhau đi đến kết luận này. Phương pháp suy luận phải tuyệt đối tuân thủ theo các nguyên tắc:

1.      Nguyên tắc 1: Đặt mình vào vị trí của tổ tiên ta từ thời tiền sử. Hãy xem tổ tiên ta đã làm ra kinh Dịch thế nào? Muốn thể ta phải tuân thủ nguyên tắc 2.

2.      Nguyên tắc 2: Theo trật tự logic. Logic suy luận đó là các mắc xích hình thành Kinh Dịch hay Diệc. Duới đây là một trật tự khả dĩ:

a.       Con người cảm nhận các vật thể chung quanh: núi, sông, lá, hoa, cây cỏ.... Đặc biệt là cóc kêu kèn kẹt khi trời mưa. Sinh vật sống như: cá sấu, rùa, cò, trĩ...

b.      Cảm nhận và biết đếm theo hệ thập phân.

c.       Bắt đầu cảm nhận ra hệ nhị phân.

d.      Biết ký hiệu hai thể của hệ nhị phân qua hình tượng sản sinh được của linh vật nào mình yêu thích.

e.       Lập ra các tổ hợp của hai thể này bằng cách gộp hai hay ba lần (mỗi lần là một thể bất kỳ) của hai thể.

f.        Trật tự hóa các tổ hợp này trên những hình đối xứng đơn giàn như hình tròn chẳng hạn.

g.       Đến đây, ký hiệu trật tự trên bằng hình đơn giản.

h.       Sau đó, thiết lập một hệ thống triết học thống nhất có ứng với các chiêm nghiệm về thiên nhiên, thời tiết, mùa màng,...

i.         Bước cuối cùng là mã hóa chúng bằng số học có lồng những tư tưởng sơ khai vào đó.

Từ trật tự này, tôi xin dẫn hai ví dụ đối kháng:

1.      Trên các tranh vẽ hay điêu khắc còn lại của Việt Nam(những thứ tôi có thể tìm được) không có chứa Tiên Thiên Bát Quái (đồ hình Tiên Thiên Bát Quái nhưng câu thứ tự của đồ hình này lại có). Thế nhưng, Tiên Thiên Bát quái chứa gì? Chứa các quái và đường đi của nó. Ta tìm được các quái riêng lẻ được tìm thấy trong một đồ hình khác (tôi đã tìm ra) suy ra tổ tiên chúng ta biết cách vẽ các quái này hay phát minh ra các quái. Còn đường đi của Tiên Thiên Bát Quái lại chứa trong tranh Đông Hồ qua hình Thái Cực Đồ(mà lại Thái Cực Đồ đúng). Và cả Tứ Tượng và Tiên Thiên lại có đồ hình số học mã hóa nó. Như vậy ta có thể suy ra, ông cha ta biết dựng Tien Thiên. Mô tả logic như sau:

Từ đây cho chúng ta thấy tuy Tiên Thiên Bát Quái không tìm thấy, nhưng các tiền đề và hệ quả của nó được tìm thấy suy ra tổ tiên ta biết xây dựng Tiên Thiên Bát Quái từ cội rễ.

2.      Ta lại xét trường hợp của Tiên Thiên Bát Quái Trung Hoa:

Tại vì sao Thái Cực Đồ không diễn tả đúng lượng chúng tôi đã giải thích, còn vì sao nó không ứng với chất liệu thì chúng tôi giải thích trình tự trong các phần kế tiếp. Tuy hiện tại có những sách vở Trung Hoa (lâu đời) viết về Tiên Thiên, nhưng như trên đã vẽ ra cho ta thấy: cả hai phần hệ quả và nguyên nhân xây dựng nên Tiên Thiên Bát Quái rất khập khiễng nên chúng ta có thể suy luận Bát Quái Tiên Thiên trong cổ sử Trung Hoa được xây dựng không phải từ cội rễ. Các Thánh nhân Trung Hoa không có một logic nhất định để xây Tiên Thiên. Suy ra, Tiên Thiên tìm thấy được từ họ chẳng qua là quá trình họ thấy được ở đâu đó đồ hình này và vì không biết cội rễ cộng thêm ý muốn chiếm đoạt tư tưởng nên họ đã cải biên nó. Khi không hiểu cội rễ việc cải biên chắc chắn sẽ dẫn đến sai lầm tất yếu. Sai lầm quan trọng nhất ở đây là đồ hình Thái Cực. Còn bằng chứng không hiểu cội rễ sâu sắc nhất là họ không có mã số học của Tiên Thiên.

Đó là ví dụ để tìm ra câu trả lời của các nghi án. Để giải hoàn toàn các nghi án, chúng tôi đưa ra thuyết “có một Kinh Dịch khác” dựa trên các logic luận sau:

a.       Hai tiên đề đầu tiên là Có và Không. Được biểu diễn qua hai thể Nọc  và Nòng . Hay biểu diễn qua ngôn ngữ hệ nhị phân là 1 và 0. Quí vị sẽ thấy làm lạ tại sao Không lại biễu diễn qua ? Không có gì lạ ở đây cả! Vì rằng Nòng cần có dạng thể giống Nọc (vì cùng một mẹ sinh ra), nhưng khi vẽ thì người ta làm sao vẽ số Không? Không thể vẽ số Không được vì rằng nếu vẽ Không có nghĩa là không vẽ gì cả. Vậy thì làm sao biết một chỗ không vẽ gì cả là số Không hay thật sự không có nhu cầu vẽ chỗ đó?. Vì thế, người ta lấy số chẵn đầu tiên biểu thị cho Nòng.

b.       Các quái nhận được từ đây phải tuyệt đối tuân theo quy luật số hệ nhị phân. Có nghĩa Càn gồm ba lớp Nọc thì Càn = 4+2+1=7.

c.       Vũ trụ hình thành phải mang màu sắc của mẹ của nó là Thái Cực. Tức có một quy luật của Thái Cực chung cho Hậu Thiên và Tiên Thiên. Đó là quy luật F1,8 hay quy luật tổng các số (quái) đối diện bằng 7. Điều này cũng dễ hiểu, người xưa hay thờ Mặt trời và Mặt trời đại diện cho mẹ vũ trụ ở thời kỳ Hậu Thiên. Vì thế, tổng các số cần phải bằng 7 ứng với Càn. Và như chương 3 chúng tôi đã chứng minh tất cả các ưu điểm của các bát quái thuộc F1.8.

d.       Hà đồ chính là mã số của Hậu Thiên. Tức Hậu Thiên Bát Quái được suy ra từ các điều kiện khác (chứ không phải từ Hà Đồ). Và sau đó, người ta số hoá Hậu Thiên bằng Hà Đồ.

Chúng tôi đã tìm được hầu hết các chứng cớ vật thể để chứng minh logic luận này đúng. Suy ra Kinh Dịch là sản phẩm trí tuệ của văn hiến Âu-Lạc

Đến đây, xin cho phép chúng tôi được phân tích từng mảng trong hệ thống Kinh Diệc[22] của tổ tiên ta.