KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC
Trần Quang Bình
Chương 9. Kinh Dịch qua ngôn ngữ và truyền thuyết Việt Nam. III Truyền thuyết. 1. Lạc Long và Âu Cơ.
III. Truyền thuyết mang văn hóa Dịch.
Trong hệ thống truyền thuyết, cổ tích, phương ngữ, thành ngữ của dân tộc ta có hẳn một chuỗi riêng chứa đựng những tư tưởng Dịch.
Lạc Long Quân và Âu Cơ: tổ tiên của chúng ta. Con giao long được khắc nhiều trên trống đồng Việt Nam và trên nhiều cổ vật khác. Người Việt cổ được khắc trên trống đồng có trang điểm bằng những lông chim. Điều này chứng tỏ, người xưa đã quan niệm họ có nguồn gốc từ chim. Hay chính xác hơn là con chim Diệc mang cánh mềm mại của mẹ Âu Cơ và đuôi hùng dũng, mỏ dài của cha Lạc Long. Câu chuyện Long Mã xuất hiện ở sông Hà mang Hà Đồ có thể ghi nhận có một bản Hà Đồ được vẽ trên tấm da cá sấu-giao long hay có tấm gì đó vừa vẽ Hà Đồ và cũng có trang trí hình những con giao long. Mà Giao long là linh vật của người Việt. Quý vị có thể thấy sự giống nhau giữa mỏ chim và hàm cá sấu trong trống đồng Hòa Bình chúng tôi vừa dẫn trên.
Con cóc cậu ông trời: Cậu tức là anh trai hay em trai mẹ Trời. Mà mẹ trời chính là Thái Cực. Cóc chính là bản thể Thái Cực dưới đất. Có rất nhiều chuyện cổ tích Việt Nam nói về Cóc
Rùa thần: Sử Trung Hoa cũng có thừa nhận sứ Việt Thường Thị cống rùa thần và quy lịch. Ngoài ra, trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của chúng ta đã bao nhiêu lần Thần Kim Quy hiện lên giúp đỡ (câu chuyện Rùa thần cho móng thời An Dương Vương, câu chuyện Hoàn Kiếm,…). Vậy, không thể nào chối cãi Kim Quy chính là thần vật của nước ta. Câu chuyện Lạc Thư cũng có thể hiểu, có một đồ hình được khắc trên mai rùa và người Việt đã mang cống cho vua Trung Hoa. Sử thi Đẻ Đất Đẻ Nước của người Mường cũng kể việc làm nhà cho bua (vua) Gịt Giàng. Người thợ săn tìm đến Rùa thần và xin rùa hiến kế; rùa thần chỉ cho người thợ cách làm nhà theo phiên bản của rùa thân: bốn chân là bốn trụ, mái cong như mai rùa, mắt là hai cửa sổ…
Mẹ tròn con vuông là thành ngữ khá phổ biến. Quan niệm Trời tròn Đất vuông cũng khẳng định qua câu chuyện hoàng tử Lang Liêu làm bánh chưng bánh dày tặng vua cha.