Trở lại câu chuyện so sánh Kim Vân Kiều truyện với Truyện Kiều của ông Đổng Văn Thành |
Vietsciences- Nguyễn Huệ Chi 26/10/2007 |
Về lại bài Trở lại câu chuyện so sánh Kim Vân Kiều truyện với Truyện kiều của ông Đổng Văn Thành
Chú thích phần 1 (từ số 1-10)
Chú thích phần 2 (Từ số 11-20)
Chú thích phần 3 (Từ số 21-52)
1. Xin xem: a. Phạm Tú Châu. Đọc “Truyện Kiều” bản dịch Trung văn. Văn nghệ số 44, 1990; b. Phạm Tú Châu. Sóng gió bất kỳ từ một bản dịch; Tạp chí Văn học nước ngoài, số 5-1997. In lại trong 200 năm nghiên cứu bàn luận “Truyện Kiều”. Nxb. Giáo dục, 2005; c. Hoàng Văn Lâu. Cũng là một kiểu “so sánh văn học”. Tạp chí Hán Nôm, số 3-1998. In lại trong 200 năm nghiên cứu bàn luận “Truyện Kiều”. Sđd; d. Nguyễn Khắc Phi. Nhân đọc bài “Kim Vân Kiều truyện” của Đổng Văn Thành. In trong Mối quan hệ giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc qua cái nhìn so sánh. Nxb. Giáo dục, 2001. In lại trong 200 năm nghiên cứu bàn luận “Truyện Kiều”. Sđd; đ. Trần Ích Nguyên. Nghiên cứu so sánh “Kim Vân Kiều truyện” của Trung Quốc, Việt Nam và tranh luận. In trong Vương Thúy Kiều cố sự nghiên cứu. Lý Nhân thư cục, Đài Bắc, 2001. Được Phạm Tú Châu dịch ra tiếng Việt dưới nhan đề Nghiên cứu câu chuyện Vương Thúy Kiều. Nxb. Lao động, Hà Nội, 2004. In lại trong 200 năm nghiên cứu bàn luận “Truyện Kiều”. Sđd.
2. Chẳng hạn luận văn Thạc sĩ của Vương Thiên Nghi ở Sở Nghiên cứu văn học Trung Quốc thuộc Trường Đại học Đông Hải, Đài Loan, 1988. Chuyển dẫn theo Trần Ích Nguyên trong bài đã dẫn.
3. Nhân dân văn học xuất bản xã xuất bản, Bắc Kinh, 1959. Cần nói thêm rằng bản dịch này tuy có nhiều mặt chưa đạt đến chỗ tinh thâm của nguyên tác, nhưng tấm lòng trân trọng nguyên tác của người dịch, muốn giới thiệu cho nhân dân Trung Quốc một áng văn “cực kỳ vi diệu khúc chiết” mà mình cảm thấy bất lực trong việc chuyển ngữ là điều thấy rõ và đáng được ghi nhận.
4. Xem Phạm Đan Quế. Truyện Kiều đối chiếu; Nxb. Hà Nội, 1991.
5. Xem Nguyễn Thạch Giang, Triệu Ngọc Lan, Lô Úy Thu. Một số nhận xét về “Kim Vân Kiều truyện” với “Đoạn trường tân thanh”. Sông Hương, số 2-1994.
6. Xem Nguyễn Khắc Phi. Nhân đọc bài “Kim Vân Kiều truyện” của Đổng Văn Thành. In trong Mối quan hệ giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc qua cái nhìn so sánh. Bài đã dẫn; tr. 1578.
7. Bài Đổng Văn Thành đã dẫn. Chuyển dẫn theo bản dịch của Phạm Tú Châu trong 200 năm nghiên cứu bàn luận “Truyện Kiều”. Sđd; tr. 1544. Nguyên văn: “越 南 人 民 把 金 雲 翹 傳 的 作 者 比 之 為 俄 國 普 希 金。法 國 的 巴 爾 扎 克。中 国 的 曹 雪 芹”; Tập 4, trang nguyên văn (trnv.) 57. Mặc dù nguyên văn bài Đổng Văn Thành in chữ giản thể nhưng để bạn đọc rộng rãi dễ theo dõi, khi trích, chúng tôi đều chuyển sang phồn thể.
8. Như trên, bản dịch của Phạm Tú Châu; tr. 1548. Chúng tôi có đối chiếu lại và chỉnh lý tí chút cho câu văn xác thiết hơn. Nguyên văn:
“中 越 两 部 “翘 傳” 的 主 要 人 物 和 故 事 情 節 完 全 相 同。
就 連 叙 事 的 结 构 都 毫 無 變 化。 所 不 同 的 只 在 于 中 國 “翘 傳” 有 十 二 回 本 的。
也 有 二 十 回 本 的。中 國 小 説 “翘 傳” 流 傳 于 明 末。 青 心 才 人 之 作 则 刊 行 于 清 初 。而 越 南 “翘 傳” 是 阮 攸 第 一 次 出 使 中 國 歸 國 後 第 二 年 (嘉 慶 二 十 年 。1815 年) 完 成 作 品 比 中 國 的 “翘 傳” 晚 了 至 少 有 一 百 六 十 年 以 上。很 顯 然 是 阮 攸 受 了 青 心 才 人 作 品 的 影 响。而 绝 不 是 相 反” ; Tập 4, trnv. 61.
9. Như trên, bản dịch của Phạm Tú Châu; tr. 1552. Nguyên văn: “從 總 体 上 看 。我 覺 得 阮 攸 的 “翘 傳” 無 論 在 内 容 上 還 是 在 藝 術 上 。 。 。圴未 超 過 其 摹 仿 底 本 - 中 國 “翘 傳” 的 水 平”; Tập 4, trnv. 65.
10. Như trên, bản dịch của Phạm Tú Châu; tr. 1552. nguyên văn:
“阮 攸 的 “翘 傳” 保 存 了 中 國 小 説 原 作 的 大 部 分 精 華。
雖 對 原 作 内 容 和 藝 術 也 有 所 损 益。 但 還 是 保 存 的 。 因 此。 對 中 越 文 化 的交 流 是 有 贡 獻 的。 其 “翘 傳” 还 是 一 部 值 得 肯 定 的 作 品”; Tập 4, trnv. 65.
(Tiếp theo Chú thích phần 2)
© http://vietsciences.free.fr và http://vietsciences.org Nguyễn Huệ Chi
|