Những bài cùng tác giả
Nhóm nghiên cứu dự án:
Trưởng nhóm: Nguyễn Hòa
Phó Trưởng nhóm: Trần Đình Bá
Thành viên : Ngô Đào Nam
Thành viên : Đào Bá Sơn
Và những thành viên tham gia…
Dự án đã được gởi đến Bộ Giao
thông Vận tải
===========================
I- Chương Một
II - Chương Hai
III - Chương Ba- Bốn - Hết
===========================
III - Chương Ba
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN
3.1 - Quan điểm chung.
3.2 - Cơ cấu nguồn vốn.
3.3 - Đánh giá tài chính dự án đầu tư.
4. Chương Bốn
KIẾN NGHỊ ƯU ĐÃI VÀ KẾT LUẬN
4.1 - Kiến nghị.
4.2 - Kết luận.
PHỤ LỤC
CÁC BẢNG BIỂU THAM KHẢO
Bảng 1 - So sánh an toàn và mức nguy hiểm của các
loại phương tiện vận tải.
Bảng 2 - Bảng giới hạn tốc độ kinh tế và an toàn cho
các loại phương tiện.
Bảng 3 - So sánh cự li kinh tế của loại phương tiện
vận tải cơ giới trên thế giới.
Bảng 4 - Tỷ lệ hành khách lựa chọn phương tiện.
=============
3 - Chương Ba
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN
3.1 - QUAN ĐIỂM CHUNG:
Thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư, đặc biệt là
chính sách khuyến khích phát triển, đồng thời dựa
trên cơ sở những kết quả bước đầu phân tích, cần
triệt để khai thác các nguồn vốn khác nhau nhằm
nhanh chóng huy động đủ nguồn vốn cho tiến độ đầu
tư.
3.2 - CƠ CẤU NGUỒN VỐN:
Việc huy động vốn giao cho các tổ chức tài chính
trong nước thực hiện bằng việc phát hành trái phiếu
Chính phủ, cổ phiếu ĐSVN, kêu gọi các nhà doanh
nghiệp, nhân dân, Việt kiều… góp vốn đầu tư cùng
hưởng lợi nhuận… Sau khi công trình hoàn thành bàn
giao cho Tổng Công ty ĐSVN khai thác và hoàn vốn
trong vòng 10 năm. Quá trình thi công Tổng công ty
ĐSVN kết hợp mọi hoạt động lưu thông bình thường.
Để tăng nhanh tiến độ thực hiện dự án, tạo mối liên
kết và khai thác hết nội lực trong nước, giảm chi
phí ngoại tệ và tránh được lãng phí thời gian khi
chọn đối tác nước ngoài nên có các sự hợp tác cùng
có lợi:
Hợp tác giữa bộ Kế Hoạch đầu tư với ĐS VN.
Đầu tư mở rộng và điện khí hóa ĐS VN là mở ra một
hướng đầu tư mới thiết thực góp phần chuyển hướng cơ
cấu đầu tư để làm hạ nhiệt cơn sốt tăng trưởng “nóng
“.
Bộ Tài chính và ĐS VN:
Đưa việc huy động vốn đầu tư mở rộng và điện khí hóa
ĐS lên sàn chứng khoán.
Bộ Công Nghiệp với ĐS VN:
Để triển khai nhanh nhất việc điện khí hóa ĐS, sẽ
hợp tác giữa Tổng công ty Điện lực VN trong việc
thiết kế thi công hệ thống lưới điện, hệ thống điều
hành và bán sản phẩm điện cho ĐSVN. Ngành điện có
trách nhiệm bảo hành toàn bộ hệ thống và lưu thông
cho ĐS.
Bộ Xây dựng
Trong việc bao tiêu sản phẩm vật liệu xây dựng, hợp
tác sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn và hợp tác
trong thực hiện thi công thay tà vẹt bê tông.
Các tỉnh thành có ĐS đi qua
Huy động nhân lực tại chỗ tham gia thi công. Vừa tạo
thu nhập trong việc tham gia xây dựng và bảo vệ ĐS.
3.2.1 - Nguồn vốn từ đơn vị chủ quản
Nguồn vốn này chủ yếu lấy từ nguồn vốn của Tổng công
ty ĐS Việt Nam thực hiện cho việc đổi mới công nghệ
ĐS.
3.2.2 - Nguồn vốn ngân sách Nhà nước
Nguồn vốn này chủ yếu phục vụ các hạng mục sau: Cho
hoạt động bộ máy quản lý; Đền bù di dời, giải toả;
chuẩn bị mặt bằng; thiết kế, quy hoạch; xây dựng các
công trình phúc lợi công cộng; và một số cơ sở hạ
tầng kỹ thuật thiết yếu. Nguồn vốn đầu tư từ ngân
sách Nhà nước sẽ bao gồm ngân sách Trung ương và
ngân sách địa phương...
3.2.3 - Nguồn vốn ODA
Khác với dự án 33 tỷ USD làm ĐS cao tốc 350 km/h, dự
án này cải thiện giao thông cho các nước đang phát
triển, vì vậy được vay vốn ưu đãi ODA.
Loại ODA vay với lãi suất thấp được huy động cho các
hoạt động sau: Xúc tiến đầu tư, nghiên cứu thị
trường, tìm kiếm đối tác đầu tư; Thuê chuyên gia;
Mua bán quyền sản phẩm; Trong đó loại vốn ODA viện
trợ không hoàn lại sẽ ưu tiên dành cho đào tạo nguồn
nhân lực.
3.2.4 - Vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước
và nước ngoài
Trong các văn bản pháp lý như: Chính sách tín dụng
đầu tư phát triển của Nhà nước được quy định tại
Nghị định số 106/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004. Do vậy,
cần có chính sách hỗ trợ vay tín dụng nhà nước về
đầu tư phát triển đối với một số loại hình.
3.2.5 - Vốn vay thương mại trong và ngoài nước
Vay thương mại để hỗ trợ nguồn vốn đầu tư theo hai
dạng: vay đầu tư phát triển; và vay tạo lập vốn lưu
động trong các chu kỳ vận hành của dự án.
Mức vay và lãi vay thương mại phụ thuộc vào nguồn
vốn tự có của chủ đầu tư và các nguồn vốn huy động
khác có chi phí vay vốn rẻ hơn, điều kiện vay vốn
hấp dẫn hơn.
Nguồn vốn tín dụng thương mại chủ yếu được sử dụng
trong các hoạt động sau: vay của các nhà cung cấp
thiết bị dưới hình thức vay mua thiết bị, trả chậm.
3.2.6 - Vốn huy động trong dân (dưới hình thức trái
phiếu công trình)
Nguồn vốn này được triển khai đối với các dự án án
phát triển và cải tạo hệ thống ĐS VN và khả năng
hoàn trả được vốn và lãi suất huy động. Đối với các
dự án sử dụng nguồn vốn này phụ thuộc rất nhiều vào
khả năng hấp dẫn về lãi suất huy động so với lãi
suất khác trên thị trường. Cần có tổ chức uy tín để
bảo lãnh phát hành trái phiếu công trình.
Nguồn vốn này được huy động từ các tổ chức kinh tế,
xã hội và trong công đồng dân cư, và chủ yếu sử dụng
cho mục đích xây dựng các hạng mục kinh doanh như:
khu thương maị và dịch vụ, khu nhà ở, nhà xưởng.
3.3 - ĐÁNH GIÁ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ:
Lãi suất và các điều kiện cho vay
- Vốn vay ODA ưu đãi bằng USD: Lãi suất 3%/năm, thời
gian vay 3-5 năm, ân hạn 10 năm.
- Trái phiếu công trình bằng VND: Lãi suất vay dự
kiến là 8,5%/năm, thời gian vay 10 năm.
- Vay khác bằng VND: Lãi suất trung bình 10%/năm,
thời gian vay 10 năm, ân hạn 3 năm.
- Tỷ giá hối đoái trong tính toán được lấy là: 1 USD
là 16.000 VND.
3.3.1 - Nguồn thu
3.3.1.1 - Căn cứ tính toán
Nguồn và phương thức thu của cải tạo hệ thống ĐS
Việt Nam được dự kiến dựa trên kinh nghiệm trong
nước và tại các nước lân cận như Thái Lan, Trung
Quốc.
3.3.1.2 - Thu tiền vé tàu – phí vận tải hành khách –
hàng hóa (xem Phụ lục......)
3.3.1.3 - Thu tiền cho thuê nguyên toa tàu làm dịch
vụ
3.3.1.4 - Thu tiền dịch vụ hạ tầng trong nhà ga đối
với các đơn vị dịch vụ – lữ hành- du lịch- vận
chuyển hàng bưu chính
3.3.2 - Chi phí
3.3.2.1. Tổng quát
Dự kiến Ban Quản lý dự án cải tạo hệ thống ĐS Việt
Nam sẽ thuê nhân viên quản lý cao cấp đã làm việc
trong các công ty nước ngoài, chuyên gia các viện,
trường, Việt kiều... Muốn vậy, một yếu tố hết sức
quan trọng là thu nhập và điều kiện làm việc đủ sức
thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể vận
hành hiệu quả và an toàn
Dự kiến có ba hình thức sử dụng lực lượng lao động
cao cấp như sau: Hợp đồng làm việc từ 1 đến 3 năm;
Hợp đồng theo công việc cụ thể; Cộng tác viên có
lương. Việc tuyển dụng phải nhằm chọn lựa được những
người thực sự có năng lực.
Nguồn chi phí thuê chuyên gia và cộng tác viên có
thể lấy từ vốn vay ODA viện trợ không hoàn lại.
3.3.2.2. Các loại chi phí
Chi phí lương và quản lý:
Chi phí duy tu, bảo trì hàng năm được tính bằng....%
tổng vốn đầu tư, và tính từ năm...... trở đi.
Chi phí khuếch trương, quảng bá, tìm kiếm đối tác
đầu tư
3.3.2.3.Dự kiến thời gian hoàn vốn.
Với thị phần vận tải hiện nay là 8% hành khách và 4%
hàng hóa doanh thu 4700 tỷ đồng / năm, sau khi hoàn
thành dự án, tốc độ chạy tàu được nâng lên, hệ số
tần suất tăng theo. Khả năng ĐS sẽ thu hút được
70-80% hành khách đi đường trung và đường dài, thu
hút được khoảng 25-30% thị phần hàng hóa... tăng
nguồn thu các dịch vụ dự kiến doanh thu sẽ tăng 5
lần
Thời gian hoàn vốn đầu tư trong vòng 18-20 năm.
4. Chương Bốn
KIẾN NGHỊ ƯU ĐÃI VÀ KẾT LUẬN
4.1 - Kiến nghị
Tầm quan trọng về Kinh tế - Chính trị - Quốc phòng –
An ninh và Phúc lợi xã hội
Khác với ĐS các nước do một số tập đoàn tư bản độc
quyền đầu tư khai thác, ĐS VN là quá trình tích lũy
một giá trị nội lực lớn trị giá 27,3 tỷ USD. Trong
lịch sử kinh tế VN chưa bao giờ có một doanh nghiệp
quản lý khai thác một nguồn tài sản khổng lồ như
Tổng công ty ĐS Việt Nam.
ĐS VN cần được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước để
đầu tư khai thác. Đầu tư trọn gói 5,9 tỷ USD để mở
rộng kỹ thuật đồng bộ với điện khí hóa để khai thác
vĩnh cửu nội lực trị giá 27,3 tỷ USD là một sự lựa
chọn có tính lịch sử quan trọng đặc biệt như việc
quyết định xây dựng đường dây 500 KV, đường Hồ Chí
Minh, Thủy Điện Sơn La, Nhà máy Lọc hóa dầu… Đây là
dự án tiêu tốn một lượng vốn lớn 5,9 tỷ USD cùng với
nội lực 27,3 tỷ USD tạo nên một dự án lớn nhất trong
lịch sử kinh tế có vốn sử dụng 33.2 tỷ USD, lớn gấp
10 lần Nhà máy điện Nguyên tử, gấp 30 lần Nhà máy
lọc hóa dầu, gấp 20 lần Nhà máy thủy điện Sơn La…
nhưng sẽ nhanh chóng mang về giá trị to lớn và nguồn
lợi hàng năm khoảng 0.9-1.7 tỷ USD.
Vì lợi ích quan trọng của việc phát triển kinh tế,
kiến nghị Chính phủ cho phép một số ưu đãi về tài
chính như sau:
Kiến nghị đối với dự án cải tạo hệ thống ĐS Việt
Nam:
- Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 10 năm
(trong thời gian thi công và sau đó) giảm năm mươi
phần trăm (50%) số thuế phải nộp cho 5 năm (tiếp
theo).
- Miễn thuế nhập khẩu cho toàn bộ hàng hoá đầu tư
xây dựng cho dự án mở rộng và điện khí hóa ĐS.
4.2 - Kết luận
Đây không phải là một dự án kinh tế thuần tuý, do đó
kết quả phân tích tài chính chỉ là một phần trong
các yếu tố để quyết định nên hay không nên đầu tư.
Hơn nữa, cần phải xem một phần của Dự án này như
những công trình "phúc lợi" hay "công cộng" vì lợi
ích gián tiếp cho nền kinh tế.
Nếu đơn thuần đánh giá Dự án như một dự án kinh tế
thuần tuý, phần nghiên cứu tài chính cho thấy Dự án
trong tổng thể có tính khả thi cao. Tuy nhiên các
khu vực đầu tư sinh lãi chắc chắn khả thi do các chỉ
số NPV và IRR cao hơn toàn bộ Dự án.
Với sự phân tích như trên, có thể kết luận rằng kết
quả phân tích tài chính không cản trở quyết định đầu
tư của Dự án cải tạo hệ thống ĐS Việt Nam.
PHỤ LỤC CÁC BIỂU THAM KHẢO SO SÁNH LỰA CHỌN PHƯƠNG
ÁN
Bảng 1- So sánh an toàn và nguy hiểm các
loại phương tiện vận tải cơ giới. (Đơn vị km/h)

Qua bảng so sánh trên
để chọn lọai hình tốc độ kinh tế và an toàn cho các
phương tiện.
ĐS khổ 1 mét không nên vượt qua 80 km/h, khổ ĐS khổ
1.435 có tốc độ cao hơn 350 km/h nhưng đó là khu vực
của tốc độ “tử thần“, ở tốc độ đó nên chọn lọai hình
máy bay là an toàn – từ 350-800 km/h.
Mọi phương tiện đều có thế mạnh riêng và có giới hạn
nhất định của nó, không để xen lẫn tốc độ và cạnh
tranh vượt qua giới hạn cảnh báo nguy hiểm – đó là
tốc độ tử thần.

Bảng 4 - Tỷ lệ hành khách lựa chọn phương tiện
để lưu thông.
 |