KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Trần Quang Bình

Chương 10. Khả năng tiên đoán. 1. Tiên đoán thứ một.

 

ý kiến của bạn

Tiên đoán một: Nếu như nói Kinh Dịch được dựng nên trên nền tảng Nòng Nọc thì kết hợp với trình độ nhận thức của người thái cổ phần lớn qua hình tượng thì ta có thể tiên đoán: Các nghĩa của các quái dễ dàng diễn giải qua tượng Nòng Nọc.

Vâng, rất dễ dàng nhận ra điều đó. Chúng tôi đưa ra nghĩa phần Hậu Thiên. Vì phần Tiên Thiên thì có gì đế nói đâu. Vì rằng, nếu nói Nọc=1 và Nòng=0 thì chồng các lớp Nòng Nọc lên nhau có thể bằng tính toán tính ngay ra số của Quái. Quý vị cũng có thể chú ý một điều nữa là người ta có thể vẽ vòng tròn nhỏ hơn để tượng trưng cho Nọc và hai vòng tròn có bán kính lớn hơn cho Nòng. Vì bao giờ Nọc cũng tinh, chuyển động nhanh hơn Nòng. Nếu vẽ như thế thì hình dung càng đúng hơn.

 

Càn:

Một luồng chuyển động mạnh mẽ bay thẳng lên trời. Thuần động chỉ có thể là Trời. Vậy Càn=Trời qua hình tượng trên rất hợp lẽ. Chính vì hình gậy này của Càn nên người xưa quan niệm, các vật thể của vũ trụ có dạng gậy mang tính nọc (nọc (cái nọc) è  cọcè  c.).

Đoài:

Tượng gì đây? Hố sâu và có sự hung hiểm bên dưới và ở giữa. Và quan niệm về các hành thể vũ trụ làm người ta có thể nghĩ ngay đến hồ nước. Chính vì người Việt nghĩ ra Kinh Dịch qua lưỡng thể Nòng Nọc nên có những hình dung khá khác biệt đối với các triết thuyết khác trên thế giới. Ví dụ, triết học Hy lạp có đề cập đến Tứ Thể: Đất, Nước, Khí, Lửa rất hay, rất logic khi đề cập chúng như những elements hình thành vũ trụ. Tức ngay trong tên của chúng đã có nội hàm triết học chứ không có nội hàm hình tượng. Còn trong Kinh Dịch lại có nội hàm hình tượng. Mà nội hàm hình tượng thì không gì bằng hình dung nó qua Nòng Nọc.

Ly:

Đây là hình thoi. Một mũi của nó đứng dưới đất, mũi khác chuyển lên trời. Nếu hình dung Nọc ở dưới bị Nòng đè lên thì do tính chuyển động lên trên nên nó gần về Nòng đó. Còn Nọc trên không bị đè tự do chuyển động lên trên, vậy nó cách xa Nòng giữa hơn. Vậy cạnh của Nọc dưới đến Nòng giữa nhỏ hơn cạnh của Nọc trên đến Nòng giữa. Và điều đó làm chúng ta liên tưởng đến cái gì? Đó chính là lửa với nghĩa hình tượng thuần tuý.

Chấn:

Nếu ta nghĩ logic, đến thời Hậu Thiên thì Nọc-tượng trưng cho tính Trời và Nòng tượng trưng cho Đất thì hình trên rất dễ hiểu. Đó là có cái gì đó chuyển động, hung hiểm trong lòng đất. Vậy đây là cái gì? Đó là Chấn. Nếu vẽ vòng tròn của Nọc nhỏ hơn thì chúng ta sẽ thấy đó là mũi nhọn muốn đâm bật ra khỏi đất.

Cấn:

Trên đây quả là không có chi ngoài núi. Có cái gì đó mọc thẳng lên từ Đất. Và hình tượng trên chỉ đúng cái đó chính là Núi.

 

Tốn:

Có cái gì đó chuyển động cao hơn cả núi. Và quan sát thấy có cái gì đó làm lung lay các cành cây mọc trên núi. Đó là cái gì? Vâng chỉ có thể là gió. Vậy gió trong kinh Dịch trở thành một quái (một elements tạo nên vũ trụ hình thành) cũng mang nội hàm hình tượng.

Khảm:

Có cái gì chuyển động giữa hai làn đất. Giữa hai làn đất cái gì to lớn chuyển động có thể hình dung cho một element hình thành vũ trụ nhỉ? Vâng đó là dòng sông. Hay đó chính là Nước. Cũng có thể tưởng tưởng là có gì chuyển động trong lòng đất cũng được. Nó chuyển động giữa hai làn đất, khác với Chấn là sự hung hiểm ở sâu trong lòng đất. Cả hai cách giải thích đều dẫn đến đáp án Nước.

Khôn:

Hình này chắc cũng không cần giải thích nhiều. Đây là khối đất vuông.

 

Từ tất cả diễn giải trên đây, quý vị độc giả có thể thấy sự hình thành của Kinh Dịch qua Nòng Nọc đã diễn giải được vấn đề tại sao người ta lại lấy hai cái Chấn và Núi làm hành thể cho vũ trụ thời đã hình thành một cách lạ lùng và khác biệt với các triết học hay được biết đến như thế. Thực ra, tất cả các quái của Kinh Dịch mang nội hàm hình tượng hơn nội hàm triết học. Nếu dùng tượng Âm  và Dương  thì chúng ta không thể nào thấy nghĩa các quái bằng hình tượng. Ngoài ra, chính vì người Trung Hoa lấy tượng Âm Dương đưa vào thuyết Dịch đã có sẵn nên đã có những quan niệm không nhất quán: Khảm là nước nhưng Khảm/Cám lại là hố sâu vì Khảm qua tượng Âm Dương như sau: . Ở hào trên có hào Âm có một lỗ, vì thế người ta cho đấy là hố sâu và một cái gì nguy hiểm ở giữa. Ta thấy khá vô lý khi Khôn qua tượng Âm Dương lại là hố rất sâu hay để nói hố sâu có hung hiểm ở dưới thì dùng tượng Chấn là chính xác nhất. Nếu hình dung bằng Nòng Nọc thì Khảm hình tượng vẫn là một dòng sông cũng là Nước và tất cả các quái đều có thể giải thích được rất chuẩn kể cả quái khó giải thích như quái Tốn.

 

Như vậy, chính bản thân nghĩa của các quái đã quay ngược lại chứng minh cho thuyết: Kinh Dịch do người Việt cổ làm nên trên nền tảng Nòng Nọc.