KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Trần Quang Bình

Chương 10. Khả năng tiên đoán. 2. Tiên đoán thứ hai.

 

ý kiến của bạn

Tiên đoán 2: Theo trình độ viết của thời thái cổ (chữ hình tượng) thì sẽ có những chữ viết hay ký hiệu của các quái theo nguyên tắc Nòng Nọc của thuyết trên.

Dưới đây là 8 chữ được khắc trên trồng đồng Lũng Cú đã được chúng tôi dẫn ra ở chương 9:

Để giải các hình vẽ này, xin quý vị để ý đến nguyên tắc đơn giản sau: hệ thống ký tự để dùng cho việc viết phải đơn giản và có khả năng viết liền một hơi. Nó mang yếu tố hình tượng na ná hiện tượng, sự vật hay một quan niệm là được. Chứ không nhất thiết vẽ theo đúng hình tượng hay sự vật đó. Tức chữ viết hình tượng khá chuẩn phải thoả mãn hai điều kiện: na ná giống sự vật, hiện tượng và phải dễ vẽ (vẽ bằng một đường liền)

 

Càn:

Với hình này, chắc chúng ta thấy có liên quan mật thiết. Và cần nhớ đến nguyên tắc Nam tả nữ hữu. Vạch thẳng bên phải nghiêng qua phải tức chân đặt ở trái. Đó là quái Nọc. Và vạch thẳng giống hệt hình ba vòng tròn trên. Nếu vẽ vòng tròn nhỏ như các hoa văn trên trống đồng thì quả đó là đường thẳng. Từ đây, suy ra thêm một ngụ ý của đường thẳng là tính thông, hay tính thuần. Hình vẽ trên chỉ quái Thuần Nọc hay Càn.

 

Đoài:

Quý vị, cần nhớ những hình tròn của Nọc vì tính linh động nên đúng nguyên tắc chúng nhỏ hơn vòng tròn chỉ Nòng. Vì thế vòng tròn dưới tan biến vào vạch vẽ. Hơn nữa người ta chỉ cần vẽ cho hợp cái nghĩa người ta đặt ra mà thôi. Đây chính là cái lòng chảo giống Hồ, Ao hay Đầm.

 

Ly:

Với 4 vòng tròn như trên thì nếu vẽ một vạch thì chúng tôi nghĩ chỉ có thể vẽ như trên. Để viết chữ Ly mang hình dáng của quái Ly Nòng Nọc đúng  ra phải  vẽ  như  hình  bên phải. Thế nhưng, người xưa lại sáng tạo ra chữ như bên trái. Vì sao? Cũng vì Nam tả Nữ hữu. Nếu viết từ trên xuống dưới một nét thì hình phải sẽ có gốc bên phải hay ở giữa không mang tính Nọc. Còn vẽ như hình bên trái thì đế của nó nằm bên trái mang tính Nọc. Ngoài ra, đường thẳng chéo giữa cũng liên tưởng đến tính Nọc của Càn.

 

Khảm:

Khi muốn vẽ một dòng sông hay thác nước đổ, bạn sẽ vẽ như thế nào? Phải chăng phương pháp hai vạch là hữu hiệu nhất. Dĩ nhiên cần phải nghiêng một góc nhất định. Khi ta nhớ đến sự linh động của vòng tròn trong và nặng nề của hai vòng tròn ngoài, thì mỗi cặp vòng tròn sẽ trở thành một vạch thô và vòng tròn nhỏ chìm lấp giữa hai đường thô này. Và người xưa cũng rất chú ý đến tư thế nghiêng. Hai vạch thẳng này nghiêng một góc đối nghịch với đường chỉ quái Càn. Điều đó, nói lên hai đường thẳng đó là hai lớp Nòng (theo nguyên tắc Nam tả nữ hữu, chân của hai đường thẳng nằm bên phải. Vậy chữ trên chính là Khảm.

 

Cấn:

Hai hình tượng trên hoàn toàn trùng khớp nhau. Vì là quái Nòng nên kể cả đầu nhọn lẫn chân người ta cũng vẽ nghiêng về phải. Quý vị có thể chú ý vạch đá qua phải. Điều này, chứng tỏ nguyên tắc Nam tả Nữ Hữu ngay trong chữ viết của người xưa.

 

Khôn:

Như trên phần Càn, chúng tôi đã viết vì dùng một đường thẳng chân đặt ở trái và đầu đặt ở phải để chỉ Càn. Vì thế, đường thẳng đó còn có nghĩa Thuần hay Thông. Còn các tiết tấu (phải đơn giản để thể hiện sự tách bạch rõ ràng) thêm vào nó cần phải dịch ra là Thuần x (x biểu thị cho tiết tấu mới). Trong bát quái, chỉ có hai quái Thuần nên người ta chỉ dùng đường thẳng này hai lần (trong trường hợp Ly cũng có thế nhưng đường đó không phải là Thuần vì còn có nối với một vạch ngang ở dưới. Và giải thích chính xác phải như chúng tôi đã viết trên. Hiển nhiên, việc sáng tạo ra chữ viết cần có linh hoạt nhất định. Miễn mang được ý nghĩa của sự vật, sự việc qua hình tượng là được). Một lần cho Càn và một lần cho Khôn. Bởi vì trong bát quái chỉ có hai quái này mang tính thuần mà thôi.

Đúng ra, tới đây chúng tôi có thể kết thúc phần giải nghĩa cho Khôn (tức đưa một thuyết ra chỉ cần giải thich các việc liên quan đến nó hợp lý là đủ). Nhưng cũng biết có người sẽ có vài thắc mắc. Ví dụ:

-Tại sao không vẽ (dùng chữ “viết” đúng hơn vì đây đã là chữ viết) một vạch nghiêng qua trái  đối với vạch chỉ thị Càn ? Không được, vì vạch nghiêng qua trái đó chỉ chỉ thị một lớp Nòng (điều đó được thể hiện trong trường hợp của Khảm). Chứ nó không chỉ thị cả quái Khôn. Vả lại, đường nghiêng qua trái vô nghĩa (trong trường hợp bát quái. Có thể nó có nghĩa khác nào đó), vì chỉ có ba Nọc (bằng ba vòng tròn nhỏ) mới có dáng dấp của đường thẳng. Còn ba lớp Nòng không thể nào vẽ bằng một vạch được.

-Tại sao không vẽ như sau để chỉ Khôn? Cũng không xong, vì khi sáng tạo ra chữ Càn thì đồng thời người ta nhận được thêm nghĩa của đường thẳng nghiêng qua phải là Thuần hoặc Thông. Vậy đường thẳng nghiêng qua trái không có nghĩa là thông. Vậy, lúc đó nghĩa của chữ trên phải được giải nghĩa thuần tuý bằng hình tượng của nó. Hiển nhiên, chúng ta chả thấy một liên hệ gì giữa hình này với Khôn cả (tức là đất). Thậm chí, khi dùng ngôn ngữ Nòng Nọc để thể hiện thì hình trên sẽ mang dáng dấp sau , cũng hoàn toàn không tương xứng với hình tượng ba lớp Nòng.

 

Đến đây, chúng tôi chuyển qua phần giải mã hai chữ ở giữa. Vì sao phải như thế? Vì rằng, hai chữ này người xưa vừa kết hợp cả hình tượng lẫn phương pháp số (tức tỷ lệ Nọc và Nòng). Mà tại sao chính tại hai quái Chấn và Tốn mới làm việc đưa lượng số vào? Điều đó mới hay, mới tuyệt quý vị ạ! Bởi vì, rõ ràng người xưa đã nhận ra nơi đây là nơi chuyển đổi từ thể Nọc qua thể Nòng. Và trong mỗi quái về hình tượng có lẽ tính này át tính kia, nhưng về số thì ngược lại. Ngay như với hình này , quý vị cũng nhận ra sự giống nhau về hình tượng và nghịch nhau về phương vị của chúng. Chính vì thế, nếu liên tưởng đến bát quái chắc chúng ta có thể đoán ra một quái là Tốn và một quái là Chấn.

 

Chấn:

Trên đây rõ ràng về hình dáng vẽ qua Nòng Nọc vô cùng giống với hình dáng của chữ viết. Tuy nhiên khi hiển thị một vòng tròn chỉ Đất (hay thể Nòng nói chung) và một đường từ đó đến lớp Nọc dưới người xưa chắc phát hiện ra cái mâu thuẫn giữa số và hình. Nên họ đã có tình làm cho phần Đất (Nòng) nhỏ lại và phần chỉ Nọc dài ra. Điều này cũng ngược lại chứng minh cho tính lượng số của Kinh Dịch Âu Lạc. Quái Chấn có hai lớp Nòng và một lớp Nọc, thế nhưng về số thì nó lại là số 4 nên tính Nọc lớn hơn tính Nòng.

 

Quý vị độc giả có thể hỏi: có vô lý chăng khi dùng một vòng tròn chỉ Nọc mà cũng dùng một vòng tròn chỉ 1, 2, hay 3 Nòng nói chung? Chả có gì vô lý cả. Vì Kinh Dịch được xây dựng nên từ Nòng Nọc nên vòng tròn trong Kinh Dịch (phải tròn trịa) có ý nghĩa khác. Còn khi người ta xây dựng nên chữ viết họ lại nhìn vào sự việc, sự vật một cách tổng thể. Vòng tròn trong chữ viết chỉ sự nối lại các vòng tròn của các lớp Nòng. Nó cũng mang tính nặng nề đối lại với đường thẳng đi đến Nọc. Hay nói cách khác khi viết thì Nọc chỉ là một chấm để người ta vẽ đến đó, còn Nòng nặng nề hơn được diễn tả bởi vòng tròn.

 

Trong trường hợp Chấn, nếu nhìn như hình trên chữ Chấn đáng lý ra phải như sau:

Thế nhưng có ai trong chúng ta cho rằng hình vuông đó là dễ viết. Nguyên tắc của viết phải uyển chuyển, nhanh nhẹn và dùng ít nét. Vậy khi viết để chỉ thị hình trên, người ta dùng chữ như trong Trống Đồng Lũng Cú là chính xác nhất. Đơn cử thêm một ví dụ nữa giống hình trên để quý vị sáng tỏ thêm nguyên tắc hình thành chữ viết: Số 9 bây giờ là số do người Ả Rập sáng tạo ra trên nguyên tắc số góc hình thành (số chín có chín góc).

Thế mà chữ viết số 9 bây giờ có dạng 9. Như vậy, nguyên tắc viết phải có những chữ vừa mang ý nghĩa (có thể tượng hình hay là ý nghĩa khác) vừa thoả mãn tính đơn giản, dễ dàng để vẽ.

Và cũng trong Chấn, có thể có quý vị độc giả lại hỏi thế tại sao không vẽ (sáng tạo ra chữ Chấn) như sau mà phải vẽ chính xác như trên chúng tôi đã dẫn:

Vô hình chung, hình vẽ này thoả mãn tính Nam Tả Nữ Hữu và nó mang ưu điểm vượt bậc hơn hình trên Lũng Cú. Cố nhiên điều này chỉ giải thích được bằng phương pháp viết của người Việt cổ. Vậy người Việt cổ sẽ viết như thế nào? Trong trường hợp Chấn để vẽ một nét thì người xưa vẽ như thế nào? Vì phía trên tượng trưng cho Trời nên khởi điểm chắc chắn ở phía trên là điều dễ hiểu. Và tiếp quý vị hãy nhớ đến việc người Việt cổ đã có những chiêm nghiệm thiên văn thuần thục qua việc vẽ chiều vận động của vũ trụ trên Trống Đồng. Nguyên tắc chuyển động ngược chiều kim đồng hồ là nguyên tắc tối thượng của vũ trụ. Nó phải vĩ đại hơn tất cả các nguyên tắc khác, kể cả nguyên tắc Nam Tả Nữ Hữu. Hay nói đúng hơn khi sáng tạo chữ viết, người ta đã vận dụng nhiều quan niệm của triết lý chủ đạo lúc bấy giờ; đặt ra nhiều quy tắc. Trong đó, quy tắc vận động chiều chuẩn phải đóng vai trò chủ đạo. Vậy, quý vị nhìn bốn hình sau đây xem hình nào hữu lý hơn.

Như vậy, kết hợp các điều kiện khởi điểm phía trên, vòng tròn viết phải theo chiều chuẩn của vận động và Nam Tả-Chủ đạo (trước), Nữ Hữu-Thứ yếu (sau) thì chính hình bên trái và trên là hợp nhất và chúng ta đã thấy nó trên trống đồng Lũng Cú.

 

Tốn:

Cũng giống như lý luận của trường hợp Chấn, người xưa nhận ra về hình tượng thì tính Nọc có vẻ át tính Nòng. Nhưng về số thì ngược lại. Nên họ đã vẽ vòng tròn (trong chữ viết chỉ thị Nòng lớn hơn phần đường thẳng nối hai Nọc.

Cũng với lý luận chiều chuẩn và trên trước thì chúng ta thấy chữ viết giống tượng Tốn (qua Nòng Nọc) chỉ có thể là hình trên. Khởi điểm để vẽ chỉ có thể trên nhất là điểm đầu cùng của chữ.

Ở phần Tốn cần rốt ráo một thắc mắc nhỏ: Thế tại sao người ta không dùng hình này chỉ tượng Cấn?

Không dùng vì hai lẽ: nhìn tượng của Cấn và Tốn của hình vẽ trên, chúng ta có thể thấy phần Nòng của Cấn to rộng hơn của Tốn. Hoàn toàn dễ nhận thấy Nòng trong chữ Cấn lớn hơn Nòng trong Tốn. Thứ hai, dùng hình như số 6 chỉ Tốn trên trống đồng Lũng Cú hoàn toàn phù hợp với tính đối đầu nhau giữa Tốn và Chấn. Đó là sự đối đầu nhau giữa hai số 3 và 4 mà chúng ta thường thấy trên trống đồng.

 

Như vậy, chúng tôi đã hoàn thành giải mã 8 chữ cái trên trống đồng Lũng Cú. 8 chữ cái đó là Càn Đoài Ly Chấn Tốn Khảm Cấn Khôn. Một hàng chữ khá quen thuộc với người biết Kinh Dịch. Đây chính là thứ tự của Tiên Thiên Bát Quái. Điều này càng khẳng định thêm người xưa đã biết đến Tiên Thiên Bát Quái. Đặc biệt, sự giải mã cho thấy điểm mấu chốt của quan niệm người xưa về các vật thể thời Hậu Thiên là những thứ thuộc Nọc thường mang hình nét cây gậy còn thuộc Nòng lại mang dấu ấn hình tròn. Điều này cũng không có gì trái với quan niệm Trời tròn đất vuông cả. Quan niệm trời tròn đất vuông, theo chúng tôi có thể xuất phát từ hình dung sự hình thành vũ trụ từ Tiên Thiên qua Hậu thiên. Hơn nữa, nếu thật sự người xưa nghĩ đến bầu trời trên đầu và đất ở dưới chân thì điều đó hoàn toàn không hẳn là người ta nghĩ đến tính nọc và tính nòng. Quan niệm tính nọc-gậytính nòng-tròn lại diễn tả những vật nhất định của chính thời Hậu Thiên có tính Nọc hay Nòng. Nó hoàn toàn phù hợp với tín ngưỡng phồn thực thời thái cổ mà hình tượng điển hình là sinh thực Nam(gậy: nọcècọc(cây)è  c.) và sinh thực Nữ (nòngèlòngè  l. è  trônè tròn). Ngoài ra, điều này cũng không đối nghịch với hình của Nọc  và Nòng  bởi vì đây là hình của chính hai lưỡng nghi Nòng Nọc trong một Thái cực thống nhất. Còn “tính Nọc” hay “tính Nòng” bản thân chúng đã mang nội hàm Hậu Thiên, nên chúng mang dáng dấp của vật thể mang “tính nọc” và “tính nòng” cao nhất. Đó là hình gậy ứng với Càn với hình tròn ứng với Khôn(đúng ra là hình vuông nhưng hình vuông khó vẽ vì thế người ta dùng hình tròn tiện hơn). Hơn nữa, khi lấy nòng nọc làm hình tượng cho lưỡng nghi Nòng và Nọc thì người xưa tưởng tượng ra thân thể người đàn ông và người đàn bà với người đàn ông có một lỗ còn người đàn bà lại là hai; đến khi cần phân biệt tính nòng nọc của vật thể thì không cần lấy một lỗ (miệng) giống nhau cho cả đàn ông lẫn đàn bà nữa mà họ phân biệt trực tiếp vào sinh thực-đó là gậy và lỗ tròn.

 

Cả một chuỗi lý luận xuyên suốt và đan chéo vào nhau làm chúng ta khó nghi ngờ bản chất đúng đắn của giải mã nói riêng và Kinh Dịch là của người Lạc Việt nói chung. Nếu như hàng chữ trên trống đồng Lũng Cú được đặt theo thứ tự khác thì không có ít nghi vấn cho việc giải mã. Thế nhưng khi giải mã xong lại chỉ đúng thứ tự Tiên Thiên Bát Quái thì điều này (tức Tiên Thiên Bát Quái) ngược lại là bằng chứng cho tính đúng đắn của giải mã. Ngoài ra, hình tượng Cấn Tốn (giống nhau về tượng khác nhau phương vị) và sự thông dụng của mã 3—3----4—4 cũng đóng vai trò lớn cho việc chứng minh giải mã đúng và Kinh Dịch do người Lạc Việt làm ra dựa trên hai lưỡng thể Nòng Nọc.

 

Và từ các nguyên tắc một nét (hay ít nét), tròn trịa, chúng ta có thể suy ra các chữ trên trống đồng Lũng Cú chính là chữ viết chứ không phải là ký hiệu. Mức độ đơn giản của chữ viết trên trống đồng Lũng Cú cũng cho thấy trình độ phát triển của chữ viết đã khá cao. Đó là vào những năm 1000-500 trước Công Nguyên.

Quý vị độc giả có thể tìm thấy hình các chữ trên trống đồng Lũng Cú này trong Google nếu đánh từ khoá là “chữ Việt cổ”, “chữ Nòng Nọc”, “chữ khoa đẩu”. Hoặc đọc “Sự hình thành và phát triển chữ Việt cổ” của Lê Trọng Khánh do Viện Văn Hoá xuất bản 1986.