KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Trần Quang Bình

Chương 11. Hậu Thiên Bát Quái Âu lạc. 1. Phần 1.

ý kiến của bạn

Chương 11.

Hậu Thiên Bát Quái Âu-Lạc. Một di sản sáng tạo vĩ đại của người Việt.

Như vậy, ít ra có ba trống đồng Sông Đà, Lũng cú và Ngọc Lũ (chúng tôi nghĩ có thể cả trống đồng Hoàng Hạ và Đông Sơn) khắc hoạ một Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc đúng với logic toán học. Và các di sản văn hóa phi vật thể như truyền thuyết bà Nữ Oa hay trò chơi dân gian Chi chi chành chành cũng có chuyển tải thông điệp của Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc. Các phân tích từ đầu chí đuôi của Kinh Dịch Việt Nam nói trên đã cho ta thấy, không còn nghi ngờ gì về nguồn gốc Kinh Dịch. Kinh Dịch là sản phẩm trí tuệ của người Việt cổ.

Nếu công trình của chúng tôi không có bằng chứng giá trị nào mà bằng logic toán học phát hiện ra Hậu Thiên (hay là Tiên Thiên Trùng Quái) thì cũng cho tất cả thấy một đồ hình khác trên lý thuyết hợp lý hơn Hậu Thiên. Và nghi ngờ về sự đúng đắn của Văn Vương Bát Quái càng có cơ sở. Nhưng mà, cuối cùng chúng tôi đã tìm ra Hà Đồ nhan nhản trong trống đồng còn Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc thì có đến ba trống đồng hiển thị rõ ràng. Vậy, làm sao còn có một mảy may nghi ngờ nào?!

Sẽ rất hợp lý khi có nhiều người đặt câu hỏi: “Vì sao, người Việt lại quên hết gia sản Kinh Dịch của mình mà lại sử dụng hầu hết các công trình Dịch Trung Hoa?”. Câu trả lời là một quá trình suy luận logic đầy bi thương.

-Đầu tiên, người Việt cổ đã sáng tạo ra Kinh Dịch. Họ đã bền bỉ làm ra Diệc thư trong vòng mấy nghìn năm. Cứ mỗi lần có sự kiện trọng đại họ lại đúc trống đồng. Trên các trống đồng phải khắc những thành tựu của Diệc thư.

-Họ bắt đầu đem cống sản vật của mình cho nước mạnh ở phương Bắc nhằm mục đích giao hảo. Tuy nhiên, thành tựu văn hoá của mấy nghìn năm khó có thể giải thích trong vài lần đi sứ được. Đồng thời, với ý đồ úp úp mở mở, họ cũng không muốn giải thích cặn kẽ cho ngoại bang biết được.

-Người Trung Hoa có các đồ hình được cống họ bắt đầu hiểu ra một số ý nghĩa của nó. Với ý đồ chiếm lấy hệ thống tư tưởng là của mình, họ huyền bí hoá các đồ hình lên. Tạo những câu chuyện truyền thuyết để tôn lên địa vị Thiên Tử (vì chỉ có Thiên tử mới hiểu được ý Trời thôi) của vua chúa lúc bấy giờ. Đồng thời huyễn hoặc luôn quần chúng về nguồn gốc của Kinh Dịch.

-Người Trung Hoa bắt đầu bành trướng xuống phương Nam. Tất cả những gì liên quan đến văn hoá nước Việt họ đều chiếm đoạt hết. Đồng thời bắt luôn những trí sỹ, những nhà thông thái của nước Việt. Tuy nhiên, không thể diệt hết được những nét văn hoá trong dân gian, làng xã (bằng chứng xác đáng nhất là Thái Cực Đồ trong tranh Đông Hồ). Cũng có vài thứ như trống đồng đã được một số con dân Việt đem cất giấu đi.

-Người Trung Hoa nghiên cứu Dịch trên những nền tảng của các vật - vì lý do nào đó họ có được. Nhưng không ai nói cho họ cặn kẽ vấn đề. Đồng thời họ không đi từ cội rễ vì họ tin họ đã bắt được những đồ hình quan trọng rồi. Nghiên cứu từ các đồ hình này nhanh hơn. Thế là, công cuộc nghiên cứu của người Trung Hoa về Dịch là quá trình đi từ phức tạp để suy ra cái đơn giản. Nên hiển nhiên mắc phải sai lầm. Tuy nhiên, họ cũng phát triển được một hệ thống tư tưởng từ những suy luận sai lầm.

-Người Trung Hoa nô dịch văn hoá dân tộc Việt. Dạy chữ Hán, phá trống đồng, truyền bá tư tưởng Dịch Trung Hoa. Các trí sỹ Việt Nam biết Dịch thật sự thì đã chết hoặc ly tán. Còn các trí sỹ chưa biết thì được học cái có sẵn của người Trung Hoa.

Từ suy luận sau đây, ta thấy hoàn toàn logic khi chính tổ tiên Việt phát minh ra Diệc thư đúng mà con cháu họ lại học cái Kinh Dịch sai.