KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Trần Quang Bình

Chương 11. Hậu Thiên Bát Quái Âu lạc. 1. Phần 3.

 

ý kiến của bạn

Ngoài tính đối xứng cao và hoàn toàn đồng nhất với Tiên Thiên Bát Quái, Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc còn có những ưu điểm sau:

a.       Hậu Thiên Bát quái Âu Lạc nằm trong nhóm F1,8. Và cũng cho ra đường chữ S thiêng liêng, nhưng là của trùng quái. Điều này đúng với những triết lý kế thừa của vũ trụ quan nhân loại kể cả thời tiền cổ lẫn thời hiện đại.

b.      Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc phù hợp một cách tuyệt diệu với Hà Đồ bằng cách giải mã số học đơn giản nhất. Với 1=Khảm=2 thì 6=7=Càn. Đối lại với Khảm thì 7=Ly=5, vậy 2=5-5=0=Khôn. Và các cặp khác cũng có logic tương tự. 9=Tốn=3=11 (mod 8), 4=Đoài=11-5=6. 3=Chấn=4, vậy 8=Cấn=4+5=9=1(mod 8).

c.       Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc giải thích đúng sự hình thành vũ trụ với các quan niệm “Trời Đất tách đôi” lẫn “Mẹ tròn Con vuông”.

d.      Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc thể hiện đúng tinh thần trọng Nước của dân Việt với Khảm làm chủ tế.

e.       Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc thể hiện đúng những gì trong các truyền thuyết: Đông Bắc-Cấn-Sơn Tinh đã ngăn cản không cho Bắc-Khảm-Thuỷ Tinh tàn phá Khôn-Đất-hướng Đông Nam.

f.        Hậu Thiên Bát Quái chỉ rõ có hai quy luật vận động thời vũ trụ đã thành hình. Quy luật trời theo thể hiện qua chữ S và F1,8, quy luật của Đất qua đường phân chia Trời Đất hay vòng chuyển động của hai nhóm Trời Đất giao duyên nhau-đó chính là Khảm chủ tế và vòng vẫn động uyên nguyên Đất Nước. Giữa hai quy luật đó ta nhận thấy trục linh thiêng Càn Khôn (cả Càn và Khôn đều nằm trong vận hành của hai quy luật này). (Càn chính là người tách ra đi về hướng khác của trống đồng Đông Sơn.).

g.       Trật tự của Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc trùng khớp một cách hoàn hảo với trùng quái. Và đối xứng của nó vẫn là theo thể thức 1-2-3-2, F2-1TR1(4)-1TR2(4). Nếu ta cho Đoài chạy theo chiều chuẩn vào chồng lên Tốn ta có được Trùng quái với số 30; tương tự cho Cấn, ta được Trùng Quái với số 33. Ta thấy vòng Âm Trùng Quái: 30-18=12-0 và vòng Dương Trùng Quái: 63-51=45-33:

h.       Có nhiều vấn đề quan trọng của kinh Dịch lại hoàn toàn trùng khớp với tinh thần Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc:

+ Trong Kinh Dịch trọn bộ do Ngô Tất Tố dịch và chú giải có viết: Truyện Thuyết quái có viết: Trời đất định ngôi, núi chầm(đầm) thông khí, sấm gió xát nhau, nước lửa không bắn nhau, tám quái mài nhau. Kể cái đi rồi là thuận, biết cái sắp tới là nghịch” . Vì các quái ở đây đã là các vật thể hậu thiên (núi, chầm (đầm) nên theo công thức này cũng thấy sự đối đầu nhau của các quái nghịch đảo. Hơn nữa có câu Trời Đất định tức đã được phân làm hai nên chính xác câu này nói đến Bát quái Hậu Thiên. Vì vậy, quái Ly-Khảm đối nhau, cặp núi-chầm(đầm) đối nhau, Trời Đất đối nhau, sấm gió đối nhau.

+ Trong Dịch học phổ thông, tác giả TruMeTin có viết: “Vì Hậu Thiên Bát Quái chỉ về nhân sinh nên Càn tượng cha, Khôn tượng mẹ, Khảm tượng thứ nam, Cấn tượng thiếu nam, Chấn tượng trưởng nam, Tốn trưởng nữ, Ly thứ nữ, Đoài thiếu nữ” (đoạn này thì trong kinh Dịch đều viết như vậy) và đã giải thích: “Theo thứ tự Hậu Thiên Bát Quái thì ta thấy Cha(Càn) đi trước, còn trưởng nam(Chấn) đốc hậu, gái lớn(trưởng nữ) thì lấy chồng xuất gia trước, còn gái út(thiếu nữ) thì nấp bóng mẹ và lấy chồng sau cùng, đúng như tổ chức của xã hội loài người”. Sự giải thích rõ ràng khá kiên cưỡng và cũng không dành cho tất cả 8 quái được. Trong khi nếu là Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc thì khá đơn giản và logic vô cùng. Trời Đất phân đôi ra thành hai bộ tứ quái: CànChấnCấnKhảm và KhônTốnĐoàiLy; nhưng trong mỗi bộ tứ lại có biến thiên theo hình chữ S thiêng liêng. Càn, Chấn, Cấn, Khảm tính Nọc nên Càn là Nọc cao nhất (7) được gọi là Cha, Chấn (4)-trưởng nam, Khảm(2)-thứ nam và Cấn(1)-thiếu nam là hợp lý. Tương tự như vậy: Khôn(0) số nhỏ nhất tính không lớn nhất nên gọi là Mẹ, còn Tốn(3)-trưởng nữ, Ly(5)-thứ nữ, Đoài(6)-thiếu nữ là đúng đắn. Cách phân bố như trong Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc mang tình đối xứng cao: Nọc tính bộ này như thế nào thì đối với Nòng tính của bộ kia như thế ấy: Cha-Mẹ, Trưởng Nam-Trưởng Nữ, Thứ Nam-Thứ Nữ, Thiếu Nam-Thiếu Nữ. Chỉ quan niệm qua số thì chúng ta mới thấy được sự lý giải hợp lý cho tính địa vị gia đình của 8 quái.

                      

            Nhưng quan trọng hơn hết, trong cả hai bộ tứ quái nếu vẽ từ lớn đến nhỏ đều cho ra hình chữ S thiêng liêng và chiều đi (theo vecto) cũng đối xứng nhau qua tâm như Tiên Thiên Bát Quái. Rõ ràng chính vì thế mà chúng ta (hay người xưa đều thấy sự tách rời phân đôi của Trời và Đất như cả hai phần đều chịu quy luật S chi phối của Thái Cực.

+ Đồ hình Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc còn gián tiếp cho chúng ta thấy nguyên lý trùng quái bất dịch của thời Hậu Thiên. Chính vì thế các trùng quái trong Kinh Dịch (Chu Dịch) được xếp theo nguyên tắc: 1. Nếu đó là trùng quái bất dịch thì quái sau nó sẽ là quái bất dịch nghịch đảo; 2. Nếu đó là trùng quái thường thì trùng quái tiếp theo sẽ là quái mà khi chồng hai quái lên nhau sẽ tạo thành trùng trùng quái (12 lớp) bất dịch. Nếu dùng Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương thì không thể thấy được nguyên tắc cạnh nhau để tạo trùng trùng quái bất dịch được. Tuy nhiên, có thể trong Chu Dịch, bảng trùng quái có thể có một số sai sót. Chúng tôi sẽ đề cập đến nó trong một vài bài viết khác. Đồ hình Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc lại hoàn toàn trùng hợp với những cổ vật nhận được từ Mã Vương Đôi [1]. Điều này có thể giải thích: có nhiều tư liệu đúng đắn vẫn được lưu truyền ở Trung Hoa, thế nhưng vì không làm ra Dịch từ đầu nên người Trung Quốc không thể hiểu được vì sao phải thế này và vì sao lại thế khác. Trong quyển “Kinh Dịch-cấu hình tư tưởng Trung Quốc” của Dương Ngọc Dũng và Lê Anh Minh có dẫn bảng thứ tự trùng quái được ghi trong Bạch Thư Chu Dịch Mã Vương Đôi như sau:

Thứ tự 64 trùng quái Bạch Thư Chu Dịch do cách xếp đặt thượng quái và hạ quái như sau đâu:

Thượng quái

Kiện (Càn)

Căn (Cấn)

Cống (Khảm)

Thần (Chấn)

Xuyên (Khôn)

Đoạt (Đoài)

La (Ly)

Toán (Tốn)

Hạ quái

Kiện (Càn)

Xuyên (Khôn)

Căn (Cấn)

Đoạt (Đoài)

Cống (Khảm)

La (Ly)

Thần (Chấn)

Toán (Tốn)

            Quí vị sẽ thấy Thượng quái đầu tiên đi hết các quái Nọc: Càn Cấn Khảm Chấn (vì sao có thứ tự sau xin cho chúng tôi bàn công trình khác, đây chỉ giới hạn bàn về sự đối nhau của các cặp quái) sau đó qua các quái Nòng: Khôn Đoài Ly Tốn. Hạ quái cũng thấy sự đối nhau của các cặp quái sau: Càn-Khôn, Cấnoài, Khảm-Ly, Chấn-Tốn.

Rất tiếc, kiến thức Dịch của chúng tôi chỉ đến đấy thôi, nên không thể phân tích những điều hay điều đẹp thêm của đ hình này. Nhưng có một nhà Dịch học là anh Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã có công trình phân tích về đ hình này. Tuy đ hình của anh đưa có khác vị trí của Tốn Đoài, nhưng vì Tốn Đoài cùng một hành nên chúng tôi nghĩ, rất có thể những phân tích của anh cũng có giá trị thời sự cho cả đ hình này. Ngoài ra, còn một số ưu điểm nữa mà do việc nghiên cứu tiếp theo của chúng tôi còn dở dang nên chúng tôi không dám đưa ra đây đ bận lòng các bậc trí giả.