KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Trần Quang Bình

Chương 11. Hậu Thiên Bát Quái Âu lạc. 1. Phần 4.

ý kiến của bạn

Chúng tôi cũng lưu ý quý vị, chữ S đi từ 7 đến 0 cũng như chữ S đi từ 0 đến 7 nên chúng tôi không vẽ chiều của nó. Có một số nghiên cứu tiếp theo nên chúng tôi chưa tiện đưa ra chiều của chữ S. Chúng tôi sẽ tiếp tục trong một công trình khác.

Bây giờ khi thấy được trọn vẹn vẻ đẹp của đ hình mà cha ông chúng ta làm nên, chúng tôi không khỏi đặt nghi vấn: “Tại sao trong số 24 đ hình anh em của Bát Quái Văn Vương, người Trung Hoa lại chọn đúng Bát quái như bây giờ? Logic nào đ họ chọn lựa như vậy?”. Người Trung Hoa hoàn toàn không đưa ra logic nào khả dĩ đ chứng minh cho cách chọn lựa của mình. Thế nhưng, trong 24 đ hình đó họ chọn đúng Bát Quái Hậu Thiên bây giờ có đến 5 quái trùng nhau với Bát Quái Âu Lạc (chỉ 1/24 mà thôi). Vậy giải thích vấn đ này như thế nào? Chỉ còn một cách duy nhất. Đã có một số bậc trí giả Trung Hoa thời cổ đại được xem cái đ hình Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc, nhưng vì chưa hiểu ý nghĩa nó họ đành xếp xó bản đ hình này đi (đúng ra phải trả lại vào kho cho vua). Đến lúc, có người hiểu ra được đ hình này dùng đ làm gì thì bản chính đã bị thất lạc hay bị hư hỏng. Cuối cùng, họ mới cố xây dựng lại đ hình theo trí nhớ (có thể được cha ông mình kể lại, có thể do tổ tiên họ đã vẽ lại theo trí nhớ khi trả lại bản chính cho chủ của nó (chủ của đ hình này là các ông vua.)…Chính vì thế, họ đã chọn đúng đ hình có đến 5 quái trùng với đ hình Hậu Thiên thật. Còn các quái khác được suy ra từ quan niệm sai lầm về vai trò Lạc Thư.

Cũng có một câu hỏi rất hay: “Nếu như đ hình Hậu Thiên của Trung Hoa sai thế tại sao người Trung Hoa đã có những tiên đoán chính xác?”. Thật ra, không có gì vô lý cả vì họ có trong tay bảng Trùng Quái đúng hay nói chính xác hơn họ có trong tay bảng Trùng Quái gần đúng và các giải thích của chúng cũng đôi khi na ná nhau, nên khi tiên đoán lại dựa nhiều vào kinh nghiệm của nhà Dịch học. Vì thế, những tiên đoán nhiều khi vượt khỏi giới hạn của đ hình mà phụ thuộc phần lớn những kinh nghiệm (có thể là gia truyền) của nhà tiên tri.

Thế thì chúng ta cần đến Trung Thiên Bát Quái không? Nhu cầu của Trung Thiên Bát Quái có vẻ có lý khi lý luận: thứ nhất, có đ hình Tiên, Hậu thì phải có Trung chứ; thứ hai, có đ hình dành cho Thiên cho Địa thì phải có đ hình dành cho Nhân chứ? Thật ra, khi phân tích trên bằng logic Toán học, chúng tôi đã thấy Hậu và Tiên đây chỉ thời vũ trụ đã hình thành và vũ trụ chưa hình thành. Thời Trung chuyển tiếp làm gì có thể đặt cơ sở đây? Còn Hậu Thiên và Tiên Thiên hoàn toàn không phải là đ hình cho Thiên và Địa. Vậy lấy cơ sở nào đặt Nhân ra đây? Còn đ biểu diễn các tính chất của Nhân thì đã có đến 64 trùng quái được thiết lập từ Hậu Thiên Bát Quái. Tất cả những nhu cầu làm Trung Thiên Bát Quái chẳng qua là người ta thấy đ hình Hậu Thiên Văn Vương sai quá, khiếm khuyết quá. Nó khó lý giải thấu đáo tất cả những vấn đ của Dịch. Dịch gia Trung Hoa thấy thế và Dịch gia Việt Nam cũng thấy thế. Nhưng Dịch gia Trung Hoa ai lại phê bình ông tổ của mình làm ra cái đồ hình luộm thuộm bao giờ. Nên họ đành nghĩ ra cái tên khác đi, với ý đồ “Ừ cái Hậu Thiên của Thánh Văn Vương không sai, nhưng chúng tôi phát triển thêm Trung Thiên nữa để bổ sung vào.”. Thật ra trong lòng họ nghĩ là sai bét bè be ra rồi. Còn Dịch gia Việt Nam thì cứ nghĩ Kinh Dịch của người Trung Hoa mà chả thấy người Trung Hoa đả động gì đến Hậu Thiên. Thế thì kệ thây cái Hậu Thiên Bát Quái đi, ta thử tìm ra cái khác hay hơn chăng. Rồi thiết lập một mảng dự đoán bằng Dịch cho hợp lý hơn. Còn tên của Bát Quái này tạm gọi là Trung Thiên Bát Quái, Trung Thiên Đồ hay là cái chi chi hay hay nào khác. Đã đến lúc các Dịch gia khi phân tích Dịch Học cần khẳng khái phát biểu Hậu Thiên của Văn Vương làm ra sai rồi và đưa ra đồ hình Hậu Thiên mới của mình-với điều kiện đúng logic. Chớ không cần lẩn tránh bằng những chữ Trung Thiên nữa.

Lại có câu hỏi: “Vậy liệu những tư tưởng Diệc học của người Việt xưa bắt đầu từ khi nào?”. Đó cũng là câu hỏi khá hay. Chúng ta thường biết, đồng được phát hiện sau đá khá lâu. Các cổ vật cho thấy, người xưa đã khắc nhiều hình tượng Nòng Nọc trên rìu đá. Có phải chăng, đó là điểm bắt đầu của Diệc thư chăng? Rồi các truyền thuyết cũng đã có từ thời xa xưa, như chuyện chàng Lang Liêu, bà Nữ Oa, Cóc kiện trời và dĩ nhiên là con số 18 kỳ dị nữa. Tất cả điều đó cũng nói lên điều gì chứ. Còn một giải pháp nữa mà ngày này môn Tin học và Toán có thể giúp chúng ta phục hồi lại lịch sử. Dĩ nhiên, ở mức độ mô phỏng thôi. Chúng ta đưa hết các thông số của các phát minh xã hội loài người vào, rồi mô phỏng con đường thời gian chúng được hoàn thiện. Ví dụ từ Kính lúp lên đến kính hiển vi cần mất bao nhiêu năm. Đại khái thế. Sau đó đưa thông số các trống đồng vào và truy nguyên lại triết lý Dịch có thể bắt đầu từ lúc nào. Chương trình này khó nhưng không phải không làm được.