KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Trần Quang Bình

Chương 5. Các nghi án Kinh Dịch. 4. Thái Cực Đồ, Chữ S.

_________________________________________________________________________________

ý kiến của bạn

4.     Nghi án Thái Cực Đồ, Chữ S, chiều chuẩn cho việc khởi đầu và chiều chữ S:

 

Như trên đã viết, Thái Cực Đồ là hệ quả của Tiên Thiên. Nhưng chữ S chỉ là một đường cong thôi không có hai vòng tròn nào khác. Vẽ như thế nào? Tại sao người Trung Hoa phải chua thêm hai vòng tròn vào? Để hiểu thêm về nghi án Thái Cực Đồ ta nghiên cứu hình của nó. Vì Thái Cực là hình tròn nên thật công bằng khi ta chia Thái Cực bằng 4 đường thẳng như sau:

Chúng ta được 8 phần, và rất tự nhiên do cái quái nằm trên đỉnh của các đường thẳng (đúng hơn là đoạn thẳng) nên chúng ta cho các phần của các quái là tổng hai phần đối xứng qua trục có đỉnh đó. Ví dụ, quái nằm ở trên chứa phần 1 và 8. Quái nằm bên trái nó chứa phần 8 và 7,…Từ suy luận lượng số, chúng tôi thấy nếu dùng bát quái này thì không thế đặt các quái nằm đâu để thể hiện đúng tinh thần chiều quay Âm Dương của chữ S. Ví dụ, nếu dùng Càn là đỉnh trên cùng thì hoá ra Ly là thành phần nhiều Dương nhất. Như vậy, dùng Càn là hướng chính Trái là tốt nhất. Nếu như thế thì nó không thể hiện đúng phần chữ S và Tốn lại là phần nhiều Dương hơn cả Đoài, Ly, Chấn. Như vậy, ta thấy có bốn nghi vấn:

  1. Từ Tiên Thiên Bát Quái ta có thể dễ dàng vạch ra chữ S, nhưng tại sao phải cần chua thêm hai vòng tròn nhỏ vào. Có thể người Trung Hoa lý luận là như thế mới tỏa ra cái ý trong Âm có Dương và trong Dương có Âm. Vô lý, vậy cái thuần chủng của hai lưỡng nghi thì sao? Thuần chủng của hai lưỡng nghi là tối cần thiết vì chúng toát nên hai cực đối nhau của Thái Cực. Nếu cho rằng không có thuần chủng lưỡng nghi thì ngài Phục Hy sao không vẽ như sau: Âm  và Dương  hay ít ra phải vẽ sao đó để toát lên ngay trong nghi Âm có ít Dương, ngay trong nghi Dương có ít Âm. Còn chuyện trong Âm có Dương thì là chuyện khác: có nghĩa không có gì tồn tại mà toàn Âm hay toàn Dương. Ứng Dụng vào Bát Quái: ngay cả Càn được xây dựng nên bởi ba vạch Dương cũng phải có chứa Âm. Ở đây cũng khắc họa một triết lý sâu sắc: Có hai nghi đối nghịch nhau nhưng không đối kháng, quyện vào nhau để tạo ra một Thái Cực thống nhất. Hai nghi này thuần chủng nhưng các sản phẩm tạo ra bởi chúng không có gì thuần chủng cả. Vẽ đường chữ S không cần thêm hai vòng tròn cũng có thể biểu diễn được điều đó. Vậy phần thêm vào đã được diễn giải, thêm vào sau này.
  2. Vẽ như trên thì Thái Cực đồ không hàm chứa tiên đề đầu tiên là lưỡng nghi. Nếu có một Thái Cực Đồ khác có hàm chứa Lưỡng Nghi thì liệu ta có thể phát hiện ra Chân Giả chăng?
  3. Vẽ như hình trên không diễn tả được đúng thứ tự của Bát Quái.
  4. Còn nếu vẽ đúng sao cho lượng Dương giảm từ Cànà  Đoàià  Lyà  Chấn thì lại không thỏa đáng hình chữ S. Đồng thời Tốn lại có tính Dương chỉ sau Càn. Vô lý.

 

Vậy, ta có thể suy ra: các thánh nhân Trung Hoa đã nhìn thấy Thái Cực Đồ ở đâu đó, hoàn toàn không hiểu được phép logic lượng số trong nó cần phải ứng với Tiên Thiên (vì các thánh nhân đấy cũng đã cho là Tiên Thiên được vẽ từ Hà Đồ mà không có một giải thích nào), nên đã nghĩ: “Ừ thì S nào không S. Miễn sao là S thì được. Còn muốn cho nó có vẽ uyên bác, mỹ thuật (hay nói đúng ra cho nó khác với cái đồ hình của cái bọn man di kia) ta chua thêm hai vòng tròn là xong. Như thế là mỹ mãn. Ta an lòng mặc nhiên tọa thị hưởng thành quả của người khác.”.

 

Ngày nay, ta thấy trong các sách vở các nhà Dịch gia phóng tác vẽ đường S khác nhau để thể hiện chiều đi của Tiên Thiên Bát Quái. Hầu hết các phóng tác đều do các tác giả tự ý thêm vào. Và có thể nói, chữ S đó chưa bao giờ được ghi nhận như một sản phẩm của Tiên Thiên. Ngoài ra, cái gì khiến người ta vẽ được chữ S vậy. Sách Dịch Trung Hoa tự dưng đưa vào các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 để chỉ Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Một lần nữa, Kinh Dịch Trung Hoa lại không chú ý về hàm ý số của các quái. Vậy chữ S đó đã có ai vẽ chưa?. Không những có mà còn vẽ với những ẩn ý thâm thúy khôn lường.

 

Chiều chuẩn có được ghi không? Sách Trung Hoa không có thấy.

 

Chiều chữ S một bên đối xứng thuận chiều chuẩn và một bên đối xứng ngược chiều chuẩn cũng có ai nói đến không? Chưa thấy!!!

 

Tất cả các chiều này chúng tôi xin được đề cập ở chương sau.