KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Trần Quang Bình

Chương 5. Các nghi án Kinh Dịch. 7. Trùng quái.

_________________________________________________________________________________

ý kiến của bạn

7. Nghi án trùng quái. [19]

Nhiều cổ sử Trung Hoa, đặc biệt là Tư Mã Thiên sử ký [20] cho rằng chính ông Chu Văn Vương trùng quái. Điều quan trọng để ta suy ra từ thông tin này là, thời nhà Chu đã có biến cố quan trọng cho Kinh Dịch (có thể đó là một sứ thần nào đó đã dâng lên nhà Chu một đồ hình nào đó. Đồ hình đó vẽ bằng những ngôn ngữ ngoằn nghèo khó hiểu nên các học giả thời Chu không thể luận được là cái gì. Tuy nhiên những cái luận được của họ là có một bát quái nào đó có dính dáng đến trùng quái.). Và việc trùng quái có liên quan mật thiết đến Bát quái Hậu Thiên. Chưa có sử sách nào viết về mối liên hệ này. Chính vì không hiểu mối liên hệ mật thiết này nên người Trung Hoa tuy tin chính Văn Vương trùng quái nhưng vẫn có người bán tín bán nghi cho rằng chính ông Phục Hy trùng quái khi tìm ra Tiên Thiên.

Cứ cho rằng có ông X nào đó làm ra Tiên Thiên (bắt buộc phải có trước Hậu Thiên). Sau đó ông ta trùng quái theo kiểu Tiên Thiên. Và rất tự nhiên khi ta cho rằng ông ta đã thử đặt kết quả trùng quái vào một vòng tròn theo thứ tự và tổng hai quái đối xứng bằng 63. Ông ta nhận được cái gì??? Không nhận được cái gì cả!!! Ngoài đồ hình Tiên Thiên cũ nhưng với quy mô to hơn và độ số lớn hơn mà thôi. Đến đây, chúng ta thiên về giả thiết nào: 1. Ông vứt ngay đồ hình cồng kềnh này vào sọt rác vì chính tay ông đã xây dựng được đồ hình giống thế mà lại gọn ghẽ hơn. 2. Hay là ông ta giữ cho hậu thế xem thấy ông ta đã làm ra hai đồ hình bát quái giống nhau như thế nào?.

Ý nghĩa của trùng quái có được khi có bát quái Hậu Thiên! Có cổ sử Trung Hoa nào chứng minh được mối quan hệ này chưa??? Hoàn toàn không có.