KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Trần Quang Bình

Chương 7. Trống đồng-Những kinh văn Dịch trác tuyệt. Hậu Thiên. 3. Số 18.

 

ý kiến của bạn

3.     Số 18 kỳ lạ.

Ngoài 18 ngàn năm Bàn Cổ, 18 đời Hùng Vương, 18 thước cao của ngựa ông Gióng, chúng ta còn có thể thấy sự sùng bái số 18 của ông cha ta qua đoạn trích dưới đây trong sách đã dẫn của nhà nghiên cứu Lê Văn Hảo:

Truyền thuyết "Trăm Trứng" của người Mường (kể lại trong sử thi "Đẻ Đất Đẻ Nước" ) nói: 50 người con về miền đồng bằng trở thành tổ tiên người Việt; 47 người đi lên miền núi, họ là tổ tiên của các dân tộc miền núi, còn lại 3 người sinh ra từ những trứng đầu tiên: Tá Cài, Tá Cần, và Dạ Kịt. Sau khi anh cả là Tá Cài bị rắn cắn chết, các mường mời Tá Cần lên ngôi vua. Tá Cần lấy bà Chu Bà Chương sinh được 18 con: 9 con trai và 9 con gái. Họ trở thành lang (thủ lĩnh) và chia nhau đi coi giữ các bản Mường.

Qua hai truyền thuyết trên, chúng ta lưu ý đến con số 18. Các sách sử cổ của ta như Việt Nam thế chí, Đại Việt Sử lược, Đại Việt Sử ký Toàn thư...và ngọc phả Hùng Vương hiện lưu trử tại đền Hùng đều nói đến con số 18 đời vua Hùng. Truyền thuyết và phong tục cổ truyền của dân gian ta nhiều lần nhắc tới con số 18: Truyện Bánh chưng bánh giầy kể rằng vào cuối đời vua Hùng thứ 6, vua đã truyền ngôi, khônng phải cho con cả mà là cho con trai thứ 18, tên là Lang Chiêu, người đã làm được và đem dâng vua hai thứ bánh ngon lành và ngụ nhiều ý nghĩa.

Truyện Ông Dóng ghi lại chi tiết: người anh hùng làng Dóng bảo sứ giả của vua Hùng đúc cho ngựa sắt cao 18 thước, với ngựa này Dóng sẽ đi dẹp giặc.

Truyền thuyết về vua Thục An Dương và thành Cổ Loa cho biết vòng trong cùng của thành có 18 u hoả hồi.

Trong tục rước nõn nường phổ biến ở khá nhiều địa phương vùng trung du và miền đồng bằng Bắc Bộ, dân gian xưa mang đi trong đám rước 18 cái nõn và 18 nường (là những vật tượng trưng có ý nghĩa phồn thực).

Con số 18 được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong nhiều trường hợp khác nhau chắc có một vị trí quan trọng trong thế giới quan của người Việt cổ.

Tìm hiểu các trống đồng Đông Sơn, lại thấy thêm một điểm đặc sắc. Đếm kỹ số lượng chim trong các vành chim bay - loại chim được nhiều nhà nghiên cứu xem là vật tổ của người Việt cổ - thì mỗi vành có đúng 18 chim! Một điều rất lý thú nữa là: ở vành chim trên mặt trống sông Đà tìm được trong một bản Mường thuộc tỉnh Hoà Bình, lúc đầu nghệ nhân sơ ý nên chỉ chia vành ra 17 cung bằng nhau, khi khắc trên khuôn đúc đến hình chim thứ 16 thì chỉ còn lại có một đoạn, vì vậy bắt buộc nghệ nhân phải khắc hai hình chim vào đoạn cuối cùng này cho đủ số 18 chim (nếu không làm như vậy thì vành chỉ đủ chỗ cho 17 chim thôi).

Thật ra, không có gì kỳ dị cả! Số 18 được sinh ra là do triết lý trọng Nước, triết lý hài hòa, giao hưởng giữa Đất và Nước của dân tộc ta. Không phải vô cớ các cư dân chuyên trồng trọt lại hay nhắc nhở nhau câu Nhất nước, nhì phân (hay nói cách khác là làm cho Đất màu mỡ hoặc Đất tốt), tam cần, tứ giống. Một lần nữa chúng tôi xin nhắc quý vị, ông cha ta đã hiểu tường tận nhị phân. Các con số được vẽ lại qua nhị nguyên Nòng Nọc có thể cho ta sáng tỏ vấn đề này. Dưới đây là hai con số 16 và 18 qua hệ nhị phân.

Trong rất nhiều trống đồng ví dụ như Ngọc Lũ và Sông Đà (những trống đồng mà trình độ mã hoá đã đạt được đến độ tuyệt mỹ) có khắc họa hai số 18-16 với nhau. Nhìn cách phân tích nhị phân của hai số này ta cũng có thể thấy người xưa yêu Nước đến thế nào. Và hai số 18, 16 đó một lần nữa chứng minh cho logic luận số chúng tôi đã đưa ra. Tức là người xưa đã biết trùng quái Thuần Khảm có số 18 (logic luận b). Và cũng như đối với số 16, dân tộc ta gọi nơi mình sinh sống là đất nước cũng hữu lý vì chính Đất và Nước mà quan trọng là Nước (vì nếu viết lại nó theo các vạch Âm Dương bây giờ Nước nằm ở dưới và khi đọc thì lại đọc từ trên xuống : Đất Nước) chính là đại diện cho Hậu Thiên của hai nghi Trời và Đất. Phần dưới sẽ dẫn chứng minh điều này từ Hà Đồ. Như vậy, sự kiện người Việt cổ nói Đất Nước là một bằng chứng xác minh họ biết Kinh Dịch. Và sự kiện họ tạo ra vòng 18-16 là bằng chứng xác đáng thứ hai chứng tỏ họ am hiểu kinh Dịch.

Trở lại Trống Đồng Sông Đà, chúng tôi không cho rằng, những cư dân đã khắc họa rất tinh xảo và rất đối xứng lại có thể làm một sai lầm đến như ông Lê Văn Hảo nhận xét. Trong khi sự đúc trống là cả một vấn đề khó khăn (trong bài viết của tác giả Lê Văn Hảo cũng nói lên điều này), và có lẽ sự đúc trống là một sự kiện trọng đại lúc bấy giờ. Nó cần có sự hiện diện của lãnh chúa và các thầy cúng. Bởi vậy người nghệ nhân không thể khinh suất như vậy. Toàn bộ sự bất cân xứng của đồ họa trên trống Sông Đà là để mã hóa cho sự việc khác. Không ngoại lệ với cả hai con chim trên. Số 18 tràn đầy cả vòng trống, còn số 16 được chứa trong nó. Vòng tròn uyên nguyên 18-16 đã hiện diện trên nhiều trống đồng Việt Nam; chúng tôi sẽ chứng minh ở các phần sau. Đó là một sự nhấn mạnh thêm triết lý: Nước là chủ tế của Hậu Thiên và sự vận động của vũ trụ là bản giao hưởng hài hòa (chữ S) giữa hai chiều vận động Đất và Nước. Vì lẽ này mà người xưa gọi lãnh thổ nơi mình sống là Đất Nước và cũng có thể gọi đơn giản là Nước. Việc vẽ bất cân xứng trên nhằm ám chỉ cho người chiêm ngưỡng nó một điều: Trống này được khắc họa đồ hình Hậu Thiên-diễn tả sự thành hủy của vũ trụ.

Tuy nhiên, có nhiều họa đồ trên trống đồng lại vẽ cả 18 con chim. Cũng hoàn toàn không sai logic Nước chủ tế và Đất Nước chỉ thị vận hành. Số 18 nhiều nơi trên trống đồng được viết như sau để đối với số 15=Càn:

Trống đồng Hữu Chung 3:

Càn được viết thành 3 lớp mỗi lớp có 5 là Nọc. Còn Khôn được viết thành 3 lớp, mỗi lớp có 6 là Nòng. Như vậy ẩn chứa trong số 18 là Khôn-Đất, nhưng phải qua suy luận cấp 2. Nên sự hài hòa Đất và Nước vẫn được tôn trọng.