KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC
Trần Quang Bình
Chương 7. Trống đồng-Những kinh văn Dịch trác tuyệt. Hậu Thiên. 4. Trùng Quái.
4. Trùng Quái.
Phần 4, chương 6 và phần 2 ở trên, chúng tôi đã chứng minh cho quí vị độc giả rằng, người Việt cổ chúng ta đã biết lấy các tổ hợp hai, ba và sáu lớp những con nòng nọc. Thật ra khó có thể nói và cũng chưa có những chứng cứ cụ thể cho việc lấy tổ hợp 4, 5 hay lớn hơn 6 lớp của hai Nghi. Cũng như không có chứng minh ngược lại. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng, người xưa đã biết lấy tổ hợp bao nhiêu lớp cũng được. Quan trọng khi khắc lên các cổ vật tối cần thiết nhất là họ cần những tổ hợp nào. Nói đến Kinh Dịch (hay Diệc) thì nhu cầu cần thiết chỉ là 2, 3 và 6 lớp mà thôi.
Tại sao không đặt các quái là do trùng tượng? Nếu trùng tượng thì ta được 16 quái. Nhưng có lẽ người xưa có một quan niệm bất di bất dịch về bốn phương tám hướng. Như vậy, mỗi phương mỗi hướng phải có một ký hiệu riêng biệt. Từ quan niệm về vũ trụ đã thành như vậy thì họ cũng nghĩ Mẹ của vũ trụ cũng có những tính chất đó. Và họ đã dựng nên Tiên Thiên Bát Quái có tám quái riêng biệt ở tám hướng. Hay nói cách khác Tiên Thiên đã được hình thần từ 8 phần tử có khả năng họat động riêng biệt.
Từ cơ sở lý luận đó, người ta cho rằng vũ trụ được hình thành do sự cọ sát của các quái này. Hay nói cách khác Hậu Thiên hình thành và mang tính chất của hai lớp quái chồng lên nhau. Tuy nhiên, vì Mẹ vũ trụ là Bát Quái nên con của nó cũng là bát quái nhưng phải có ẩn chứa tư tưởng trùng quái trong đó. Đây có lẽ là lời giải thích hợp lý vì sao Hậu Thiên Bát Quái có liên hệ mật thiết đến Trùng Quái.
Có một trống đồng ám chỉ đến việc trùng quái. Và nguyên tắc xây dựng Hậu Thiên là trùng hai quái điên đảo tạo thành quái bất dịch. Đó là trống đồng Phú Xuyên:
Nhìn tranh vẽ này thật ra chúng tôi thấy sự bất cân xứng một cách quá đáng. Nhưng vẫn với câu hỏi: “những nghệ nhân làm nên những trống đồng đẹp lại có thể vẽ sai đến thô thiển vậy chăng?”. Ngoài ra, cũng nên nhớ việc đúc trống đồng rất khó nên việc lên khuôn cần phải có sự cẩn trọng cần thiết. Họ không thể sai lầm thô thiển đến vậy được: Hai chiều chim đã bay ngược nhau, còn một chiều lại có hai chim đối đầu nhau. Vậy thì tất cả những chi tiết này được diễn tả cho ý đồ nào đó. Trước tiên, một vòng có ba chim bay cùng hướng và một chiều có hai chim bay cùng hướng gần nhau. Điều này người ta muốn diễn tả chữ S. Ba chim+ba chim=6 tượng trưng cho 6 trùng quái thời Hậu Thiên. Ngoài ra, ý người nghệ nhân còn muốn cho chúng ta thấy việc thành lập Hậu Thiên Bát Quái nhờ có sự chồng lên nhau của hai quái điên đảo dịch với quái trước (theo chiều chuẩn bay đến chồng lên quái sau). Như vậy hai con chim quay vào nhau chỉ đúng ví trí các quái chồng lên nhau. Phần sau, chúng tôi sẽ trình bày điều này. Các quái điên đảo dịch đều nằm một đầu cạnh chỗ cắt chữ S. Tuy nhiên, để biểu diễn trùng quái của cặp quái điên đảo có thể vẽ con chim giữa vòng bên trái xoay về hướng ngược lại. Điều này cũng không thể được, lúc đó con chim giữa đã cắt luôn mạch bay của ba con, khác với trường hợp của trống đồng, con chim xoay lại không cắt mạch bay của nhóm chim bởi vì có 2 chim/3chim cạnh nhau bay cùng hướng. Đó là phương pháp khá thông minh của nghệ nhân để diễn tả tư tưởng Hậu Thiên Bát Quái.