KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Trần Quang Bình

Chương 7. Trống đồng-Những kinh văn Dịch trác tuyệt. Hậu Thiên. 2.  Khảm bắt đầu.

 

ý kiến của bạn

2.     Khảm bắt đầu.

Trong Kinh Dịch Trung Hoa có giải thích đầu tiên có Thủy, sau đó phải có Hỏa để cân bằng. Đọc xong, chúng ta cảm thấy ngơ ngẩn ngẩn ngơ. Sao lại thế? Sao lại độp ngay một câu ỡm ờ như vậy?. Không đến từ đâu cả. Vậy ít ra dân tộc Hoa yêu Nước lắm chăng? Nếu yêu Nước thì phải có những họa đồ, tranh vẽ (dĩ nhiên cổ xưa) cho thấy người Hoa tôn vinh Nước.

Chúng tôi không phải là nhà sử học, không phải là nhà khảo cổ, cũng không có điều kiện nghiên cứu DNA nên không dám bàn luận về việc dân tộc ta đã từng sống trong những vùng lãnh thổ nào. Nhưng chúng tôi cũng nhận thấy, Đất Nước ta từ xưa đến nay đều nằm trong những vùng châu thổ của hệ thống sông ngòi chằng chịt. Chính trong truyền thuyết đã nói chúng ta là con Rồng cháu Tiên mà. Bố chúng ta là thủy thần sống dưới Nước. Trong trống đồng và các cổ vật, người Việt cổ đã không ít lần khắc họa linh vật của mình. Con giao long được khắc họa khắp nơi trên nhiều dụng cụ. 

Trong quyển Hành Trình Về Thời Ðại Hùng Vương dựng nước”   của học giả Lê Văn Hảo có rất nhiều hình ảnh về trống đồng và các cổ vật nói lên tinh thần trọng nước, trong đó có nhiều đồ hình khắc học con giao long.

Trên thạp Đào Thịnh:

Ở Ninh Bình:

Trên giáo Đông Sơn:

Trên rìu núi Voi:

Trên trống đồng Hòa Bình:

Trên trống đồng Phú Xuyên:

Có hai truyền thuyết có vẻ nghịch nhau: đó là chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh [29] và chuyện Cóc kiện Trời. Nhưng nghĩ ra, cư dân vùng lúa nước đúng là vừa sợ nước và vừa cần nước. Nước như một thần linh vừa cần thiết, đáng yêu; vừa có tính đỏng đảnh, giận dữ bất thường làm con người hoảng sợ. Vì thế nên họ coi trọng Nước cũng không khác như coi trọng Trời vậy.

Chúng ta hay gọi Tổ Quốc là Đất Nước. Xem ra Đất quan trọng hơn Nước. Nhưng mà không, chúng ta còn gọi Tổ Quốc mà không cần Đất. Từ cổ đến kim đã không ít trang anh hùng hào kiệt ngẩng cao đầu nói: Nước Nam ta. Rồi như câu cửa miệng : truyền thống đấu tranh dựng nước giữ nước. Hóa ra, nước có một ý nghĩa sinh tồn đối với dân tộc ta. Hay nói cách khác, dựng được nước(thủy lợi) thì Nước phát triển và giữ được nước(bảo vệ các công trình thủy lợi. Bị chiếm nguồn nước thì coi như đất nước bị tuyệt diệt. Khác với truyền thống quan niệm Trung Hoa, cứ đốt Thái Miếu là coi như Nước (quỏ jia) mất.) chính là giữ cho Nước được trường tồn vậy. Điều này cho thấy, người Việt ta đã xem nước như một “bản thể” thiêng liêng nhất của vũ trụ (hồi sau, hồi khi đã hình thành vũ trụ, hành tinh, tinh tú), bản thể số một.

Nhưng điều đó cũng chưa chắc làm cho người xưa đặt Khảm lên đầu. Vì có bao nhiêu linh vật, người Việt yêu thương và kính bái mà họ không đặt lên làm ngôi chủ trong Hậu Thiên của Kinh Dịch? Khảm trong Kinh Dịch phải được đặt vào ngôi chủ tọa vì Khảm chính là cái nôi đã nuôi nấng nòng và nọc-con của Thái Cực (cũng bằng sự quan sát tự nhiên chứ không phải suy đoán hồ đồ). Chính vì thế, ngôi vị chủ tọa của Bát Quái Hậu Thiên (mô tả việc sinh thành hủy của vạn vật khi vũ trụ đã hoàn thành) phải là Khảm. Đối xứng với Khảm tự nhiên chính là Ly do hệ quả F1,8-hệ quả sự vận động vũ trụ phải giống sự vận hành Thái Cực Đồ. Bởi thế, Khảm-Ly được đặt ở trục Bắc-Nam là do triết lý trọng nước của dân tộc Việt.

Ở bất cứ tang trống nào, cư dân Việt cổ cũng có khắc hình thuyền chứng minh cho cuộc sống sông nước:

Trống đồng Ngọc Lũ:

Trống đồng Hoàng Hà:

Hay như trong trống đồng Sông Đà, nghệ nhân xưa đã tôn vinh Nước-Khảm một cách đặc biệt. Ông đã đưa nó và trung tâm vũ trụ (trung tâm trống song song với Mặt Trời).

Số 26 tượng trưng cho Nòng, ở giữa bao giờ cũng là Mặt Trời (vòng tròn có cánh) là Nọc lớn nhất. Dưới là 18 tượng trưng cho Nòng. Vậy quái nhận được là nòng-nọc-nòng==Khảm. Ở đây rõ ràng đã lồng tư tưởng triết học thật sâu xa. Tượng Mặt Trời ở giữa làm chủ tế điều hòa cho vận động, mà vận động của muôn vật phải tuân theo vận động của Thái Cực. Nói đúng hơn Tượng Mặt Trời(Càn) là chủ tế của Tiên Thiên. Còn Khảm là chủ tế của Hậu Thiên, nó lan tỏa, bao trùm toàn bộ vũ trụ đã thành hình. (Phần dưới chúng tôi sẽ chứng minh trống sông Đà là đồ hình của Hậu Thiên). Quả là một ngẫu nhiên lý thú khi khoa học bây giờ đã đưa ra kết luận Nước chính là nguyên nhân của sự sống.