KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC
Trần Quang Bình
Chương 7. Trống đồng-Những kinh văn Dịch trác tuyệt. Hậu Thiên. 5. Sự phân bố của Hà Đồ.
5. Lý luận sự phân bố của Hà Đồ.
Đồ hình Hà Đồ có dạng sau:
Vậy làm sao từ nó có thể sắp xếp thành hình dẫn dưới. Nếu Hà Đồ phân bố được như hình dưới, thì chúng ta lại có thêm bằng chứng xác đáng khẳng định Hà Đồ là mã số của Hậu Thiên Bát Quái. Liệu có bằng chứng phi vật thể hay vật thể nào để lý giải cách phân bố như thế chăng? Tuy nhiên, chúng tôi cũng lưu ý quý vị độc giả rằng, không phải vì không có bằng chứng cụ thể nào về cách phân bố của Hà Đồ trong ma trận 3x3 mà chúng ta có thể khẳng định Hậu Thiên Bát Quái không phải người Âu Lạc làm ra. Vì rằng, để đến Hậu Thiên Bát Quái người Việt cổ đã tiếp cận bằng lối khác. Hà đồ có thể là mã số của Hậu Thiên Bát Quái hay không không quan trọng. Chúng ta còn thấy ngay cả chuyện Hà Đồ nếu được sắp xếp lại theo nguyên tắc Nọc ở lại Nòng ra đi cùng hướng với chiều chuẩn hoàn toàn ứng với Hậu Thiên Bát Quái (Âu Lạc hay là bát quái được suy luận từ Toán học thuần túy như các phần dưới chúng tôi sẽ trình bày cụ thể) cũng là thành công lớn rồi.
Thực ra, bằng logic chúng ta có thể lý luận vấn đề này được qua chiều chuẩn của vận động. Vận động vũ trụ được chi phối bởi Thái Cực (số 1 lớn nhất) thuộc Nọc, và đại diện của nó là Trời-Càn cũng thuộc Nọc, nên trong chiều vận động thành tố Nọc đóng vai trò chỉ đạo. Như vậy, ở tại chính cung nào đó của Hà Đồ số Lẻ là số chỉ đạo nên nó đứng yên và số chẵn là số phụ nên phải ra đi theo hướng của chiều chuẩn.
Vậy có bằng chứng vật thể hoặc phi vật thể nào nói lên điều này. Xin mời quý vị cùng chúng tôi đọc lại đoạn trích dưới đây trong bài Y phục thời Hùng Vương của tác giả Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh:
Hình ảnh mà người viết trình bày với quí vị ở dưới đây được chép lại từ tạp chí Heritage số tháng 9/ 10 năm 1996 của Cục Hàng không Việt Nam . Hoàn toàn không có sử dụng kỹ thuật vi tính để lật ngược lại bức tranh. Quí vị có thể kiểm chứng điều này qua tay phải của một số nhân vật cùng đứng trong tranh.
Chắc chắn quí vị nhận ra ngay: đây chính là hình nhân vật trong các trò múa rối
nước, một nghệ thuật dân gian độc đáo của người Lạc Việt. Quí vị cũng thấy vạt
áo của nhân vật rối nước này ở phía bên “tả”(trái). Đến đây, vấn đề được đặt ra
tiếp tục là:
Căn cứ vào đâu để những nghệ nhân rối nước truyền thống tạc hình nhân vật có vạt áo bên “tả” này? Hiện tượng các con rối nước có vạt áo bên trái là một sự ngẫu nhiên hay xuất phát từ một thực tế đă tồn tại từ cội nguồn văn hóa đă sản sinh ra nó?
Khi đă hàng ngàn năm trôi qua, chúng ta quen nhìn vạt áo cài bên “hữu”, thì vạt áo bên “tả” của hình rối nước liên hệ gì với câu của Khổng tử trong sách Luận ngữ:
“Nếu không có Quản Trọng thì chúng ta phải cài vạt áo bên tả và búi tóc như người Man di”.
Những nhân vật rối nước lưu truyền trong dân gian, phải chăng đă phản ánh thực tế y phục sinh hoạt của thời kỳ Hùng Vương. Rất tiếc! Những con rối nước cài vạt áo bên trái ngày nay rất hiếm gặp. Người ta đă hiện đại hoá nó bằng cách tạo cho nó một cái vạt áo bên phải. Nhưng cũng may mắn thay! Đây không phải bằng chứng duy nhất cho y phục dân tộc thời Hùng Vương. Xin quí vị tiếp tục xem hình dưới đây:
Y phục dân tộc Dao ở Phú Thọ:
Trích từ bài “Cạy cửa tìm nhau” - Ngọc Vinh & Lương Ngọc An
(Báo Tuổi Trẻ ra thứ 7 ngày 08/06/2002 ).
Tất nhiên tác giả bài báo này không có nhã ý nhằm giới thiệu y phục dân tộc Dao và giúp minh chứng cho luận điểm của người viết. Dân tộc Dao là một dân tộc có nền văn hóa lâu đời tồn tại trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam . Bởi vậy; y phục dân tộc này cũng còn giữ được những nét văn hoá cổ truyền của nước Văn Lang xưa:
Trên y phục của cặp vợ chồng ở hình trên, quí vị cũng nhận thấy người đàn ông áo vạt đưa sang bên trái, người phụ nữ vạt đưa sang bên phải.
Dân tộc Dao sống trong vùng rừng núi hẻo lánh; cho nên ít chịu ảnh hưởng của văn hoá Hán. Do đó; hiện tượng cài vạt áo bên trái của người đàn ông thuộc dân tộc này còn lại đến nay; ….
Tóm tắt đoạn trích có thể thấy một tư tưởng triết lý đã đi sâu vào trong văn hoá dân tộc. Tư tưởng này đã phổ biến ăn sâu vào nếp suy nghĩ của nhân dân. Đó là câu Nam tả Nữ hữu. Phải có một tác động, một nền móng triết lý sâu sắc thì trong dân gian mới hình thành một khẩu ngữ đặc biệt vậy. Chúng ta xét Hà Đồ dựa trên ba luận đoán sau: 1. Hà Đồ do người Việt làm ra. 2. Hà Đồ dùng để số hoá Hậu Thiên. 3. Trống đồng là những kinh văn Dịch. Lúc này chúng chỉ mới là luận đoán (luận đoán thứ ba chỉ được chứng minh đến thời Tiên Thiên), ở các phần sau cả ba luận đoán này được chứng minh hoàn toàn. Vậy, ta cứ tạm thời cho các luận đoán này đúng. Nếu vậy, chúng ta hằng thấy trên trống đồng ở giữa bao giờ cũng có vẽ mặt trời-đại diện của Thái Cực ở thời vũ trụ thành hình. Như thế Hà Đồ cũng vậy. Bên trong Hà Đồ cũng ngầm chứa Trời (tuy không vẽ ra nhưng có ngầm chứa). Ngoài ra bên trong Hà Đồ có vật thể có Nòng có Nọc và tổng số bằng 15. 15=3x5 hay=Càn. 15=1(mod 14) là Nọc lớn nhất (chú ý 14 là số chỉ Hậu Thiên Bát Quái, sẽ dẫn sau) và cuối cùng 15=7 (mod 8)=Càn. Dẫn giải thế nào thì trung ương Hà Đồ vẫn là Nọc lớn nhất. Vậy, hoàn toàn logic khi cho rằng tất cả các vật tồn tại trong vũ trụ đều có khuynh hướng quay về Trời, vế Thái Cực (Đây cũng chính là triết lý phản phục của Kinh Dịch). Như thế quý vị xem tiếp hình vẽ dưới đây:
Xét chuyện tả hữu cũng phụ thuộc vào chiều quán chiếu. Người đứng từ trong ra thì thấy trong một cụm số (ví dụ cụm 1-6) thì Nọc đứng bên phải và Nòng bên trái. Nhưng người đứng ngoài lại thấy Nọc đứng bên trái, Nòng đứng bên phải. Thật ra đây chính là cách quán chiếu chủ quan tương đối. Có cách quán chiếu khác khách quan và tuyệt đối, không phụ thuộc vào chủ quan của người quán chiếu đó là cách quán chiếu ngay trong hệ quy chiếu của đối tượng được xét. Tức là quán theo cách phân bố của hai người này trong hệ quán chiếu qua lại nhau của họ. Như trên ta thấy, vạn vật đều quay mặt về trời. Vậy Nọc đứng bên trái của Nòng và Nòng đứng bên phải của Nọc. Như thế quan điểm Nòng phải Nọc trái đã được luận dẫn từ cách phân bố Hà Đồ (Các phần dưới chúng tôi cũng chứng minh được muốn biểu diễn Hậu Thiên chỉ có thể có một đồ hình như Hà Đồ mà thôi). Và bằng chứng văn hoá “Nam tả nữ hữu” này ngược lại đóng vai trò chứng lý cho suy luận “Nọc chủ đạo, đứng lại và Nòng phải di chuyển theo chiều chuẩn”. Chúng ta hãy xem xét tính chuẩn xác của lý luận trên qua sơ đồ mô tả sau:
Từ trên lại xuất hiện thêm một nghi án Kinh Dịch vô cùng quan trọng:
-Theo logic của chúng tôi, thì người xưa làm ra Hậu Thiên Bát Quái sau đó nghĩ cách làm sao đó để mã hoá Hậu Thiên. Họ sẽ tìm một đồ hình thứ nhất mang ý nghĩa trùng quái, thứ hai có thể từ đó bằng logic số học đơn giản để suy ra Hậu Thiên, thứ ba có mang hình chữ S thiêng liêng. Với ba điều kiện này thì bắt buộc họ phải tìm ra đồ hình duy nhất (chúng tôi sẽ chứng minh ở phần sau). Bởi vì các cụm số trừ 1-6 bất di bất dịch vì lý do sùng bái Nước, còn ba cụm số còn lại có thể hoán chuyển. Ví dụ theo logic số học thì bốn cụm số sau cũng suy luận ra Hậu Thiên: Bắc: 1-6, Tây: 2-7, Nam: 4-9 và Đông: 3-8. Thế nhưng, vẫn tìm ra đồ hình mã hoá duy nhất. Ngoài ra nếu nói Nam tả Nữ hữu ta phải liên tưởng đến ngay một cặp quyến luyến không tách rời nhau. Và cũng ngụ ý sự sắp xếp tương xứng giữa hai vật thể trong cặp đó. Chính vì thế ngay câu Nam tả Nữ Hữu chỉ có thể ngụ ý Hà Đồ, tức là ngụ ý có sự sắp xếp tương xứng giữa hai số ngay trong cặp số đó. Nếu các số đã được đi như Lạc Thư thì câu Nam Tả Nữ Hữu hiển nhiên không có mang một ý nghĩa nào. Vì các con số chẵn và lẻ của Lạc Thư được xếp xen kẻ nhau thì chuyện tả hữu làm sao có thể suy xét được.
-Theo logic của Kinh Dịch Trung Hoa thì từ Lạc Thư mà dẫn ra Hậu Thiên.
Tại sao có cách phân bố như vậy? Và sao nó lại được phân bố đúng theo cách của Hà Đồ khi cần phải phân ra để suy luận Hậu Thiên. Quý vị có thể nói thì chỉ có một đồ hình như vậy thôi. Xin thưa rằng, trong các sách Dịch của Trung Hoa, hay chính xác hơn trong các cổ vật Trung Hoa chưa hề có nói đến chiều chuẩn. Vậy, chiều chuẩn không đặt ra và với điều kiện cố định 1 vào phương Bắc cộng thêm tổng các số của các hàng phải bằng 15 thì có đến hai đồ hình. Ngoài đồ hình trên còn có đồ hình nữa:
Vậy, khi chọn lấy một đồ hình để tìm ra Hậu Thiên Bát Quái (mà Hậu Thiên Bát Quái lại là trọng tâm của Kinh Dịch) thì cũng phải có cách giải thích hữu lý nào đó. Nếu không có cách giải thích đó mà Lạc Thư lại hao hao giống Hà Đồ (cả về hình dáng lẫn cái nguyên lý hình thành là Nam tả Nữ Hữu; nguyên lý mà người Trung Hoa, trong Luận ngữ [30] có viết, không hề thích thú) thì ta có thể suy ra điều gì? Vâng, chỉ có thể suy ra vật cống Hà Đồ đã được giải nghĩa cho người Trung Hoa rõ và họ thấy Lạc Thư (cái mà ai ai cũng có thể làm ra được) hao hao giống Hà Đồ nên họ nghĩ rằng Lạc Thư cũng có chứa tư tưởng Dịch. Và vì thế nhằm nhu cầu hạ thấp giá trị Hà Đồ họ đã dùng Lạc Thư để làm một tiên đề tối quan trọng trong Kinh Dịch-tiên đề chỉ vũ trụ đã hình thành (vũ trụ mà bây giờ chúng ta đang sống trong nó và là một thành phần của nó). Tuy nhiên, vì không hiểu mức tương xứng về Toán học tuyệt đối của Hà Đồ với Hậu Thiên nên người Trung Hoa đương nhiên mắc phải những sai lầm trầm trọng.
Dĩ nhiên, tất cả lý luận có giá trị khi và chỉ khi chúng ta chứng minh được Hà Đồ đã được người Việt cổ xây dựng nên. Phần sau quý vị sẽ có chứng minh này.