KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Trần Quang Bình

Chương 7. Trống đồng-Những kinh văn Dịch trác tuyệt. Hậu Thiên. 6. Xây dựng lại Hậu Thiên Bát Quái.

 

ý kiến của bạn

6.     Xây dựng lại Hậu Thiên Bát Quái.

Trong chương 3 và chương 4, chúng tôi giới hạn trong các điều kiện: nhóm F1,8, Khảm-Bắc và logic số học đơn giản Hà Đồ, và tìm ra được hai đồ hình trong 40320 bát quái thỏa mãn. Đó là:

Và:

Nhưng đây là hai đồ hình ta suy luận khi đã biết các dữ kiện. Điều quan trọng là chúng ta thử đặt mình vào điều kiện của tiền nhân chúng ta thời xa xưa và thử xem các cụ đã đặt điều kiện gì để tìm ra Hậu Thiên. Là những người nghiên cứu khoa học, chúng ta không thể nào cho rằng các cụ có thể làm ra được ngay một đồ hình có thể thỏa các điều kiện cơ bản. Có thể có những chắt lọc và loại bỏ nào đó. Và qua thời gian thử nghiệm người xưa đã tìm ra đồ hình thỏa mãn tất cả các điều kiện. Chúng ta không nên tính từ Hà Đồ vì giả sử Hà Đồ là đồ hình mã hóa Hậu Thiên (logic d) thì nó được suy từ Hậu Thiên. Vậy ta thử đặt điều kiện để tìm ra Hậu Thiên Bát Quái xem sao:

a.       Nguyên tắc F1,8-nguyên tắc tổng các lượng số của các quái bằng 7 (số của Càn-tượng trưng cho Thái Cực). Dù là đồ hình gì đi chăng nữa nhưng các nguyên tắc vận hành của nó phải giống Tiên Thiên. Điều này thực tế đã ghi trong rất nhiều hệ thống triết học và tôn giáo cổ xưa. Trong Sáng Thế Ký [31] có viết: Và Chúa nói: ta sáng tạo con người theo dạng của ta và hình của ta. Phật Như Lai [32] cũng thường nói: Ta với chúng sanh không gì khác biệt. Ta là Phật đã thành còn các ngươi là Phật sẽ thành.. Lão Tử trong Đạo Đức Kinh [33] có viết: Vạn vật có nguồn gốc; nguồn gốc đó là mẹ của vạn vật (Đạo) (chương 52), Người bắt chước đất, đất bắt chước trời, trời bắt chước Đạo, đạo bắt chước tự nhiên. (chương 25). Vì thế hai cực đối đầu nhau qua tâm, mà tâm chính là Thái Cực, là Trời, của đồ hình phải có tính phủ định nhau triệt để giống như con của Thái Cực là Hai nghi Nòng Nọc mâu thuẫn nhau vậy. Ta có 384 đồ hình. Chắc với người rành nhị phân và số học đơn giản cũng tính được điều này.

b.      Thêm Khảm-Ly là Bắc-Nam: Triết học trọng Nước của người Việt xưa. Điều kiện (a) và (b) có 48 đồ hình thỏa mãn.

c.       Nguyên tắc S: tức là nguyên tắc S giống Tiên Thiên hay giống Thái Cực đồ. Cũng giải thích như trên

      d. Trùng quái: Như trên chúng tôi đã phân tích, tuy lưỡng nghi là những nguyên tử đầu tiên xây nên Tiên Thiên Bát             Quái, đến lượt Hậu Thiên thì các quái của Tiên Thiên là nguyên tử để hình thành vũ trụ Hậu Thiên. Nhưng về nguyên             tắc bát quái (quan niệm người xưa về tám hướng) nên Hậu Thiên cũng phải có dạng Bát Quái. Nếu ta cứ trùng quái             Tiên Thiên và sắp xếp chúng theo nguyên lý lượng giảm dần thì ta nhận được đồ hình 64 quái. Nhưng đồ hình này             chẳng qua là Tiên Thiên Bát Quái với quy mô lớn hơn mà thôi. Vậy, làm thế nào để được bát quái Hậu Thiên mang ý             nghĩa trùng quái? Vẫn có cách, nếu như chúng ta chú ý điều sau: 64 trùng quái chỉ có 8 trùng quái bất dịch [34].    

Ta thấy có bốn trùng quái Thuần Càn, Thuần Khôn, Thuần Khảm và Thuần Ly là gồm hai quái giống nhau chồng lên. Còn các quái khác được chồng lên nhau qua hai cặp: Đoài Tốn, Chấn-Cấn[35]. Trùng quái thứ 2 do Tốn chồng lên Đoài, thứ tư do Cấn chồng lên Chấn, thứ 5 do Đoài chồng lên Tốn và thứ 7 do Chấn chồng lên Cấn. Vậy để có chữ S đi từ Nọc nhất đến Nòng nhất, chúng ta đặt ra phương pháp dựng Trùng Quái từ Bát đơn quái: 1-Nếu trong bát quái, đường S đi đến gặp quái bất dịch thì chồng thêm một quái giống nó lên trên, 2-Nếu đi đến gặp quái không đối xứng thì chồng nó với quái tiếp theo vào nhau, từ 2- ta phải có thêm nguyên tắc 3 nữa hai quái không đối xứng gần nhau phải có thể đổi cho nhau qua phép đối xứng tâm. Phương pháp này tuyệt đối đúng theo luận giải Toán Học bởi vì nếu từ Bát đơn quái mà để biểu thị Trùng quái thì chỉ có cách đó mà thôi. Lý luận này đúng đắn còn được chứng minh bởi việc các Dịch gia ngày nay hay gọi Thuần Khảm (trùng quái) bằng Khảm (đơn quái). Cách gọi này có từ xa xưa và rõ ràng người ta ngụ ý gọi Khảm thời Hậu Thiên tức đã có nghĩa Thuần Khảm. Và Khảm ở trong Hậu Thiên Bát Quái có dáng dấp của Thuần Khảm trùng quái. Ngược lại nếu từ phương pháp này, ta có thể suy ra được một bát quái duy nhất (trong 40320 bát quái) thì điều này lại là bằng chứng cho tính đúng đắn của các phương pháp đặt ra (Các nhà khoa học thực nghiệm cũng hay thực hiện theo cách này).

Từ bốn nguyên tắc này, để dựng bát quái thỏa mãn nguyên tắc trùng quái và chữ S, ta nhận được bốn bát quái sau:

Chữ S Trùng quái đi từ Thuần Càn-Trung Phu-Thuần Ly---Thuần Khảm-Tiểu Quá-Thuần Khôn[36].

Chữ S Trùng quái đi từ Thuần Càn-Thuần Ly-Di---Đại Quá-Thuần Khảm Thuần Khôn:

Hai đồ hình sau bị loại ngay lập tức cũng theo nguyên tắc số học. Ta thấy Thuần Càn=63 qua Thuần Ly=45 lệch đến 18, thế nhưng từ Thuần Ly=45 qua Di=33 chỉ lệch 12. Đặt Di theo Đông Nam hay Chính Đông đều không thể được.

Như vậy còn hai hình trước. Cả hai hình dạng chữ S Thuần Càn-Trung Phu-Thuần Ly----Thuần Khảm-Tiểu Quá-Thuần Khôn đều có thể giải thích theo những nguyên tắc khá hợp lý. Trong trường hợp 1, ta giải thích vì trùng quái nằm giữa hai quái nên quái đến trước nằm dưới quái đến sau nằm trên theo chiều chuẩn của vận động. Trong trường hợp 2, vì quái đã thành hình nên kết hợp chỉ có thể lấy quái trước chồng lên quái sau mới đúng quy luật đi của chiều chuẩn. Quái trước bay đến quái sau, chứ không hề ngược lại. Quý vị nên nhớ, khác với Tiên Thiên dẫn từ Tứ Tượng bằng cách hợp từ Nghi và Tượng nên ta mới có những luật lệ khác nhau. Còn vì đây đã là quái rồi thì cách giải thích nào cũng có vẻ hợp lý. Thế nhưng, thật ra cả khi phân tích Tiên Thiên qua Tứ Tượng  lẫn khi phân tích Trùng Quái (như khi phân tích để loại hai hình trên), nguyên tắc quán triệt nhất vẫn là nguyên tắc lượng số. Hai cách giải thích trên chỉ là cảm tính và cách giải thích bằng lượng số là chính xác nhất. Và cha ông ta ngay từ đầu cũng quán triệt nguyên tắc lượng số (ví dụ ký hiệu Tiên Thiên bắt buộc phải 3-3---4-4). Ta phân tích đồ hình trùng quái từ hai bát quái trên, Trùng quái chính xác về lượng phải đi như thế này:

Có nghĩa: 63-51=12=2x(51-45) và 18-12=6=1/2(12-0). Như vậy để làm đúng việc dựng chữ S trùng quái thì trùng quái Trung Phu và Tiểu quá phải có nền móng ở quái sau. Vậy quái sau trong bát quái Hậu Thiên sẽ là Đoài và Cấn, chứ không phải ngược lại:

Vậy đi từ 4 nguyên tắc trên, chúng ta có thể đi ngược thời gian, đặt mình vào vị trí người xưa và chúng ta rút ra, dù cho là ta hay ngày xưa, cũng dễ dàng qua lý luận số học đơn giản tìm ra một đồ hình thỏa mãn duy nhất.

hay chính xác hơn là đồ hình này với ngụ ý trùng quái sau:

Đồ hình này đã cho ta thấy ngay hệ quả của nó là Trời Đất tách đôi. Câu Trời Đất tách đôi được quán triệt cả về triết lý, hình dáng lẫn số lượng. Triết lý: Các quái làm nên các Trùng quái ở dưới đối đầu trực tiếp với các quái làm nên trùng quái bên trên. Hình dáng: nhìn hình trên ta thấy quá rõ ràng. Còn lượng số: Mỗi bên đều có tổng số của các quái bằng 14.

Nhưng dù đồ hình nào đi chăng nữa, thì việc quan trọng khi chúng ta muốn nói nó do người Việt làm ra, chúng ta phải chứng minh được chính người Việt đã để lại đâu đó đồ hình này. Trong phần xây dựng Hậu Thiên từ logic này, chúng ta thấy có vài vấn đề cần chứng minh là:

a.       Chứng minh Trọng Nước: Tôi đã nói ở các phần trên. Nhưng có đồ hình trên trống đồng còn chỉ rõ hẳn trục Khảm-Ly. Chúng tôi dẫn ra sau.

b.      Chứng minh người xưa có chia trục Trời-Đất.

c.       Chứng minh có Trùng Quái. Cái này tôi đã chứng minh ở chương trên.

d.      Chứng minh từ bát quái (8 quái) mà trên đồ hình Hậu Thiên phải có ám chỉ 6 Trùng Quái.

e.       Và chung quy phải chứng minh được đồ hình (Hậu Thiên Bát Quái đúng đắn) chúng ta vừa suy luận ra là của người Việt Nam xưa.

f.       Một chứng minh nhỏ nữa là chứng minh việc hai quái trong Hậu Thiên được chồng lên nhau.