KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Trần Quang Bình

Chương 7. Trống đồng-Những kinh văn Dịch trác tuyệt. Hậu Thiên. 7. Hà Đồ và Lạc Thư. Mã hóa Hậu Thiên.

 

ý kiến của bạn

7.     Hà Đồ và Lạc Thư. Mã hóa Hậu Thiên.

Theo chúng tôi, có thể có quá trình song song: ông cha ta đã làm ra Hậu Thiên, sau đó mã hóa nó bằng Hà Đồ; hoặc đã nghĩ ra Hà Đồ trước sau đó đặt các quái vào cho đúng với Hà Đồ bằng logic nào đó và đúng với các điều kiện khác; hoặc họ vừa nghĩ đồ hình Hậu Thiên vừa nghĩ ra Hà Đồ và sau bao nhiêu lần thử đi thử lại họ đã nhận kết quả là Hậu Thiên+Hà Đồ liên hệ hỗ tương với nhau và thỏa các điều kiện khác. Dù là đi từ hướng nào, nếu ta tìm ra được các chứng cứ thì ta có thể kết luận Hạ Đồ và Hậu Thiên là công trình sáng tạo của cư dân Việt cổ. Nhưng dù thế nào chăng thì người xưa thấy được Hà Đồ thoả mãn mọi điều kiện để mã hoá Hậu Thiên Bát Quái. Nên họ dùng Hà đồ để số hoá Hậu Thiên.

Chúng ta biết rằng, dân Việt ta đếm theo hệ thập phân, số 10 không ít lần được thể hiện trên trống đồng Việt Nam:

10 con nai trong trống đồng Ngọc Lũ:

Ông sao 10 cánh trong trống đồng Đặc Giáo:

Trong trống đồng Đông Sơn 3:

10 chim bay xung quanh trong trống đồng Hữu Chung:

Vậy số 10 có ý nghĩa to lớn đối với người Việt cổ. Và hiển nhiên 10 số đầu tiên được coi như là những linh số. Đến đây, ta đặt điều kiện và giải từng phần:

a.       Bát quái có 8 cạnh. Vậy làm sao biễu diễn nó bằng 10 số. Hai số 5 và 10 cũng tương đối dễ giải quyết vì chúng tượng trưng cho Trời hay Thái cực. Vì hai lẽ: 15 là số dương, 15 mod 8=7 là Càn, 15 có thể biểu diễn thành quái 3 lớp mỗi lớp có 5 cũng cho ra Càn. Vậy số 5 và số 10 nằm trong để biễu diễn cho mặt trời. Còn lại 8 số.

b.      Biểu diễn trùng quái. Cách tốt nhất là biễu diễn thành 4 cụm, mỗi cụm có hai số.

c.       Theo nguyên tắc trong Nòng có Nọc, trong Nọc có Nòng. Đồng thời phải giống Thái Cực: 10-5=5. Vậy các cặp số sẽ là: 1-6, 2-7, 3-8, 4-9. Ngoài ra, bốn cụm số đầu được biểu diễn để giải Bát Quái, mà bát quái lại có cân bằng Nòng Nọc nên các cụm ngoài phải có 4 Nòng v  4 Nọc. Đồng thời tổng các Nòng và Nọc phải bằng nhau. Và các cụm số 1-6, 2-7, 3-8, 4-9 thoả mãn: 1+3+7+9=20=2+4+6+8.

d.      Khảm đầu tiên và ở phía Bắc: Như vậy cụm 1-6 nằm ở phía Bắc.

e.       Điều kiện chữ S (giống Tiên Thiên nhưng lại là S của Trùng Quái)

Đến đây sẽ có hai cách giải quyết:

Hướng 1: Cho là người ta chưa phát hiện ra Hậu Thiên. Thuần túy toán học và đúng chữ S linh thiêng: Theo lượng số thì rõ ràng trong Tiên Thiên chữ S đi từ lớn đến nhỏ. Nhưng trên ngôn ngữ Nòng nọc thì nó đi từ Nọc lớn nhất (Càn) sang Nọc nhỏ nhất (Chấn), chuyển tiếp qua Nòng nhỏ nhất (Tốn) và đi về Nòng lớn nhất (Khôn). Vậy để chữ S có tính đối xứng tuyệt đối thì Nòng nhỏ nhất phải đối xứng với Nọc nhỏ nhất. Từ đó có thể thấy chỉ có thể vẽ như sau:

Như vậy, ta chỉ có thể vẽ bốn cụm số đó theo đồ hình Hà Đồ truyền thống. Tiếp đó, theo nguyên tắc Nọc ở lại Nòng đi theo chiều chuẩn (chú ý chiều chuẩn người Việt cổ đã biết rồi qua những chiêm nghiện thiên văn). Vậy được đồ hình sau:

Sau đó (tức là khi người ta phát hiện ra Hậu Thiên rồi. Ở đây, ý của tôi là có thể người ta phát hiện ra Hà Đồ trước Hậu Thiên), người ta thử lại Cụm 1-6: pv1=Khảm suy ra lượng của pv 6 sẽ là: 2+5=7=Càn. Cụm 3-8: pv3=Chấn, vậy lượng ở pv 8 là=4+5=9 mod 8=1=Cấn. Cụm 9-4: pv9=Tốn=3=11 mod 8, suy ra pv 4=11-5=6=Đoài. Cụm 7-2: pv 7=Ly=5, suy ra pv 2=5-5=0=Khôn. Như vậy, Hà Đồ vẽ trên thỏa mãn chính xác các điều kiện.

Hướng 2: Đã phát hiện ra Hậu Thiên. Đất Nước chủ tế vận động. Vậy thì 1 là phương vị của Khảm và 2 la phương vị của Khôn. Nên nhớ trong Hà Đồ chưa biến thể thì 2 vẫn nằm đối với 1. Như vậy, ta có cụm 7-2 ở Nam. Tiếp tục ta xét như trên thấy Cấn-Chấn có tương quan 8-3. Vậy phía Đông sẽ là cụm 8-3. Phía Tây hiển nhiên cụm còn lại đồng thời thỏa mãn tính lượng.

Cho phép chúng tôi không khẳng định là người Việt cổ phát hiện ra cái gì trước. Điều quan trọng là chúng ta phải chứng minh, người Việt cổ sáng tạo ra cả Hà Đồ lẫn Hậu Thiên. Và dù đồ hình nào có trước đi chăng nữa, hai đồ hình này hợp với nhau hoàn toàn.

Chứng minh tính tương đương giữa Hà Đồ và Hậu Thiên cũng với các điều kiện trên:

Từ Hà Đồ suy ra Hậu Thiên:

Với nguyên tắc Khảm đầu tiên và F1,8 thì từ Hà Đồ ta có thể có hai Bát Quái: LyKhônChấnCấnKhảmCànTốnĐoài và LyKhônĐoàiTốnKhảmCànCấnChấn. Tuy nhiên, vì đồ hình sau không thoả mãn chữ S thiêng liêng nên chỉ còn một Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc.

Từ Hậu Thiên suy ra Hà Đồ:

Khảm chủ tế, ký hiệu 1 vậy Càn phía bên hữu của 1 bằng 7, như vậy Càn được ký hiệu bằng 6. Vậy bên Chấn Cấn chỉ còn cách ký hiệu là 3 và 8. Như vậy, có hai nghiệm theo ngược chiều kim đồng hồ sau: (1-6)(9-4)(7-2)(3-8) (Hà Đồ) và (1-6)(7-2)(9-4)(3-8) (Lạc Thư). Tuy nhiên nếu xét chiều đi của Nòng Nọc thì Lạc Thư không có hình chữ S thiêng liêng. Suy ra chỉ có Hà Đồ thoả mãn điều kiện.

Như trên, chúng tôi đã khẳng định để mã hóa bằng logic số học thì Lạc Thư đóng vai trò tương đương với Hà Đồ. Thế nhưng, cần phải nhận rõ thấy ưu điểm của Hà Đồ đối với Lạc Thư:

a.       Hà đồ chứa 4 cặp số Nòng-Nọc chỉ rõ triết lý trong Nòng có Nọc trong Nọc có Nòng.

b.      Hà đồ chứa 4 cặp số có Nòng và Nọc chồng lên nhau chỉ rõ sự liên quan đến trùng quái.

c.       Hà đồ có chiều đi trùng khớp với chữ S thiêng liêng. (Khi vẽ đường S của Hà Đồ, chúng tôi chợt nghĩ: có lẽ các cặp số này đã gợi ý cho người xưa vẽ nên Thái Cực Đồ một cách tuyệt vời thế.).

Cũng có thể, người xưa biểu thị Hậu Thiên bằng Lạc Thư theo ý nghĩa lượng số mà thôi. Đồng thời họ nghĩ tính chất ma phương của Lạc Thư mang một màu sắc thần linh. Vậy, gắn Lạc Thư vào Hậu Thiên chỉ có ý nghĩa thần thánh hóa Hậu Thiên chứ không có nghĩa logic toán học. Vì thế mà khi người Trung Hoa nghĩ nát óc không ra đồ hình chuẩn, họ đành phải gượng ép giải mã bằng cách Lão Âm với Lão Dương.

Tuy nhiên, muốn gì thì muốn, anh phải chìa con át chủ bài ra. Phải chứng minh các điều sau:

a.       Trong các cổ vật của Việt Nam có ghi Hà Đồ.

b.      Có cho ta thấy Hà Đồ liên hệ đến Hậu Thiên.

c.       Có câu mẹ tròn con vuông (dĩ nhiên là của người Việt Nam ta, không hiểu vì sao người Trung Hoa lại lấy đó để gọi Hà Đồ là tròn mà Lạc Thư là vuông rồi họ lý luận loanh quanh để ra cái đồ hình quái dị). Tôi cho rằng Hà đồ có 4 cặp số, có ý sắp xếp lại theo hình vuông 8 ô. Và mẹ là ai? Chúng tôi luôn luôn dẫn chứng từ logic đến các triết lý tôn giáo chứng tỏ Mẹ là Thái Cực. Dạng của nó là Thái Cực đồ hình tròn, nên nói Hà Đồ có dạng hình vuông cũng vô cùng hợp lý. Từ đây, hãy chứng minh có tròn có vuông trong các cổ vật của Việt Nam ta.

d.      Có chứng cứ của số to ôm lấy số nhỏ.

Vâng, chúng tôi sẽ chứng minh tất cả các điều kiện trên một cách trọn vẹn. Xin cho phép chúng tôi đề cập đến Hà Đồ trước.