KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Trần Quang Bình

Chương 7. Trống đồng-Những kinh văn Dịch trác tuyệt. Hậu Thiên. 8. Hà Đồ-Mã hóa Hậu Thiên. Chứng cứ vật thể.

 

ý kiến của bạn

8.     Hà Đồ-Mã hóa Hậu Thiên. Chứng cứ vật thể.

Hà đồ có rất nhiều trong các cổ vật Việt Nam!!! Nhưng trước khi nhận ra Hà Đồ thì chúng ta đặt các giả sử như sau: Chúng tôi và các quý vị độc giả đều biết Kinh Diệc không giỏi thì cũng thuộc lòng những tiên đề (hay định lý của nó) của nó. Vậy, khi một ai trong chúng ta muốn vẽ cái tiên đề nào đó cho Hậu Thế thì chúng ta vẽ như thế nào? Ví dụ, có Hà Đồ gồm 4 cặp số 1-6, 2-7, 3-8, 4-9 thì ta sẽ vẽ ra sao? Chúng tôi cho rằng thật logic khi nói, các phương pháp vẽ Hà Đồ nằm trong các cách sau:

a.       Vẽ sao đó cho toát lên 4 số 1, 2, 3, 4 nằm đúng phương vị tương đối của nó là được.

b.      Vẽ sao đó cho toát lên 4 số 1, 2, 8, 9 là được

c.       Vẽ sao đó cho toát lên 4 số 6, 7, 3, 4 là được.

d.      Vẽ sao cho toát lên 4 số 6, ,7, 8, 9 là được.

e.       Nói tóm tắt là vẽ làm sao đó cho toát lên mỗi cặp một hoặc cả hai số là được. Với điều kiện trong trường hợp hai số thì phải chứng minh rõ ràng số nhỏ nằm trong số lớn.

f.        Cuối cùng tinh xảo nhất là làm toát lên cả 8 số.

g.       Hoặc có hướng giải quyết số, làm thế nào đó cho toát lên sự phân biệt hai cặp Nọc lớn hơn Nòng với hai cặp Nòng lớn hơn Nọc.

Ta lại thử đặt các giả thuyết hoàn cảnh để xem lại lịch sử xem sao. Tức phải đặt mình vào vị trí của người xưa để xem cái logic nào họ khắc hoạ một bức tranh trên trống đồng:

a.       Nếu người xưa chả hiểu gì về Dịch thì họ khắc lên trống đồng những hoa văn họ cho là đẹp hay những hoa văn có ý nghĩa khác nào đó mà ta chưa biết (khác với Dịch). Như vậy, những phát hiện về mã 3-3---4-4, mã Hà Đồ, hay Hậu Thiên Bát Quái chúng tôi dẫn dưới đây chỉ là những ngẫu nhiên. Nhưng những ngẫu nhiên này quá lớn-lớn quá đến nỗi khó tin ví dụ như việc vẽ em bé trong trống đồng Ngọc Lũ, việc vẽ hai nhóm người đi ngược chiều nhau như trong trống đồng Đông Sơn, hay việc vẽ bất cân xứng đến vô lý như một anh chàng đứng lên đánh trống trong trống đồng Ngọc Lũ (chúng tôi sẽ dẫn sau); quá nhiều-ở một trống như trống đồng Ngọc Lũ có chứa tất cả các yếu tố của Dịch, Trống Đông Sơn, Đặc Giáo, Sông Đà cũng vậy; quá trùng lặp-có rất nhiều trống đồng cùng một ý thức mã hoá như nhau và theo phân tích lại hợp với cách giải thích Dịch bằng số học. Đến đây, các vị sẽ thấy cái ngẫu nhiên này khó có cơ sở để tồn tại. Hơn nữa, như sách Trung Hoa có viết người Việt Thường Thị biết đoán tương lai qua mu rùa chứng tỏ một sự chiêm nghiệm Thiên Văn từ xa xưa. Và chúng ta hoàn toàn khẳng định điều ngược lại với giả sử trên.

b.      Người Diệc làm ra kinh Dịch, nhưng họ chưa tường tận lắm nên vẽ qua loa theo mức độ hiểu biết của họ mà thôi. Hiển nhiên như thế, làm sao người ta có thể phát minh ngay ra triết thuyết vĩ đại được một thời gian ngắn được. Nhìn các trống đồng theo niên đại ta cũng có thể thấy mức độ ám chỉ Dịch khác nhau. Ngoài ra, còn dễ dàng thấy sự phát triển của Dịch từng vùng địa lý, từng vùng văn hoá nữa. Nhưng đến thời người ta đã biết rõ quá Dịch, tường tận Hậu Thiên và cụm bốn số thì họ phải mã hoá thế nào chứ. Những bức tranh như của Đặc Giáo, Sông Đà, Đông Sơn, Ngọc Lũ đã chứng tỏ đến lúc đó, người Diệc đã quá tường tận Dịch.

c.       Người Diệc tường tận Dịch, họ sẽ mã hoá theo cách của từng nghệ nhân có thể nghĩ ra. Vì biết nguyên tắc số của Hà Đồ là con số ngoài=con số trong + 5 nên sẽ có rất nhiều người theo con đường hiển thị một số của cặp số đó mà thôi. Có nghĩa khi hiển thị 1 thì số ngoài phải là 6, còn nếu hiển thị 7 vì lý do 7+5=12 lớn hơn linh số 10 nên 7 là số ngoài và số trong phải là 2. Phương pháp lý luận này hoàn toàn có cơ sở vững chắc. Bởi vì việc đặt nền móng của Dịch trên cơ sở nhị nguyên và hiểu hoàn toàn về Dịch sẽ dễ hơn rất nhiều khi phải hiển thị chúng trên một mặt phẳng chật hẹp với những đòi hỏi tâm linh, sinh hoạt xã hội khác nhau (như chúng tôi đã viết, đúc trống đồng là việc làm khó khăn và nó phải dính dáng đến một sự kiện xã hội nào đó. Nên các quy chế của xã hội lúc bấy giờ yêu cầu người nghệ nhân khắc hoạ với những điều kiện khắt khe. Bởi thế, mặc dù Dịch là phát minh vĩ đại nhưng khi khắc trống đồng không thể tự ý khắc mỗi tư tưởng Dịch mà lồng vào những điều kiện sinh hoạt xã hội lúc bấy giờ). Những đòi hỏi khắt khe đặt ra cho người nghệ nhân một bài toán hóc búa. Mà con người là con người. Không thể có chuyện hầu hết các Dịch gia lúc bấy giờ đều biết cách giải bài toán khắc tranh này. Bởi thế, sẽ có rất nhiều người chọn lựa các phương pháp a-e và g. Ngược lại, nếu ta chứng minh được các cách hiển thị a-e và g được dùng nhiều đến thì ta cũng chứng minh là người xưa đã biết tường tận Dịch.

d.      Người Diệc biết tường tận Dịch và họ phải khắc lên trống đồng đầy đủ các yếu tố của nó. Khi phân tích đến đây thì quý vị đã thấy ngay điều này không ổn. Tại vì sự bắt buộc là không cần thiết. Nếu lúc đó, từ ông trưởng bản, ông tế sự, ông nghệ nhân đến người Dịch gia bình thường đều biết tường tận Dịch thì hà tất gì phải ép buộc một công việc khó khăn như vậy. Hơn nữa, việc đúc trống cũng phải có thời gian giới hạn để nghiệm thu nên nếu bắt buộc người nghệ nhân những điều kiện khó quá thì có lẽ không ai trong những nghệ nhân của địa phương đó, trong thời điểm nào đó có thể hoàn thành. Trong khi ai ai cũng biết cách số học đơn giản để từ một suy thành hai thì việc gì ép buộc quá đáng thế. Trống đồng có thể để dùng ngay lúc đó (nhu cầu tất yếu là dùng ngay sau khi trống hoàn thành), nếu nghĩ xa hơn là để lại cho Hậu Thế thì chúng ta (theo chủ quan của mình) cũng đâu có ngờ bây giờ ta biết 2+2=4 mà con chúng ta lại không biết, đúng không? Chính vì thế, họ cho rằng lớp sau cũng như lớp trước cũng hiểu rất rõ ràng nên cần gì khắc hoạ kinh khủng đâu. Chúng tôi cảm tưởng trống đồng không phải là bản mã hoá Dịch cho Hậu thế mà là những phóng tác của từng nghệ nhân về tư tưởng Dịch đồng thời lồng các yếu tố sinh hoạt tâm linh, xã hội của cư dân (lúc đúc trống) vào đó (chẳng qua bây giờ chúng ta chả hiểu gì về nó nên chúng ta gọi đó là mã hoá). Sự phong phú về cách vẽ, khắc đã chứng minh cho luận điểm này. (Có ai ngờ rằng, sự tàn bạo của kẻ xâm lược đã làm tiêu hao đi bao nhiêu tài năng xuất chúng sau đó. Để rồi, người hiểu được trống đồng còn lại như sao buổi sớm và thậm chí mất đi trên cõi thế này.). Như vậy, khó có thể khi làm trống người nghệ nhân hoặc theo chủ quan, hoặc theo điều kiện khách quan bị bắt buộc phải vẽ hết các tư tưởng Dịch. Đúng hơn, họ vẽ theo khả năng của mình với những điều kiện tri thức và xã hội lúc bấy giờ. Còn cách phóng tác cho đúng hầu hết tư tưởng dịch chỉ là phương pháp làm khá thông minh rất hạn hữu của một nghệ nhân thiên tài nào đó. Trống đồng Ngọc Lũ là một bằng chứng hiếm hoi cho cách thể hiện Dịch trên trống đồng này.

Từ các phân tích trên, ta thấy cách hiển thị Dịch a-e và g phải (tôi xin nhắc lại “phải” vì như thế mới hợp logic) là phổ biến nhất (thật ra chỉ e và g thôi). Và các phát hiện dưới đây đã chứng minh cho điều đó.

Nói chung, có nhiều phương pháp ký hiệu Hà đồ. Và phải công nhận sự phóng tác trong việc ký hiệu Hà Đồ của người Việt khá đa dạng, phong phú. Sự phong phú này ngược lại chứng minh cho sự rành rẽ Kinh Dịch (Diệc) của người Việt cổ xưa.