KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Trần Quang Bình

Chương 7. Trống đồng-Những kinh văn Dịch trác tuyệt. Hậu Thiên. 8. Hà Đồ-Mã hóa Hậu Thiên. Chứng cứ vật thể. Phương pháp 6, 7, 3, 4.

 

ý kiến của bạn

Phương pháp 6, 7, 3, 4:

Hai phương pháp trên nằm trong nhóm hiển thị Hà Đồ “g”, để giải nó chúng ta cần phải có những suy luận logic tinh tế. Phương pháp 6, 7, 3, 4 rõ ràng có mức hiển thị cao hơn và nó nằm trong nhóm "e". Có một đồ hình dùng phương pháp này:

Trống Đồng Đông Sơn 1:

Hãy chú ý vào đồ hình: phần trên có ba người dắt nhau đi qua bên trái và phần dưới cũng có ba người dắt nhau qua trái. Trước đây, tôi đã chứng minh đó là hiển thị chiều quay của chữ S thiêng liêng. Và phần 1 chương này, tôi đã chứng minh có cách thiết lập từ 8 bát quái để thành đồ hình tạo nên chữ S theo trùng quái-mỗi bên chỉ dựa trên ba trùng quái. Và chính xác chữ S đó đổi chiều xung quanh trục 4-3. Phía trên, mỗi người đều có mang một số hình dáng dạng lông chim. Nếu độc giả cho rằng những người đã chạm khắc những đồ hình vô cùng đẹp với tính đối xứng cao có thể mắc phải sai lầm thì chúng tôi xin miễn bàn. Còn nếu quý vị cho rằng : “Không thể họ sai lầm ngờ nghệch vậy. Vì chuyện đúc trống là chuyện trọng đại nên có thể khi chạm người ta nghĩ ra những đồ hình bất cân xứng để biểu thị cái gì đó.”. Thì chúng tôi xin được đồng ý với quý vị và thêm rằng: Người nghệ nhân tồi có thể làm sai một lần chứ khó làm sai hai lần. Dưới đây là một lần sai: Các hình lông chim đối diện phía trên là 6 mà phía dưới lại là 7. Sai lầm thứ hai khó thể tha thứ được đó là cái đế của đỉnh bên phải người ta chia làm 3 còn bên trái lại chia làm 4. Mà mỗi bên các phần được chia lại bằng nhau mới thấy ông nghệ nhân này ngờ nghệch thật. Quỷ quái thật, đã thế ông ta lại cho chúng bằng nhau nữa chứ!

Quý vị dễ đồng ý với chúng tôi rằng, đó không phải là sai lầm mà là cố ý. Còn cố ý làm việc gì thì ai trong chúng ta cũng rõ rồi. Khi xét bức họa văn trên trống đồng Đông Sơn chúng ta có thể nhận thấy nó được chia ra thành hai cặp với chi tiết giống nhau và đối xứng nhau trong từng cặp. Chúng ta dễ đồng ý là mỗi phần của từng cặp biểu diễn một ý nghĩa nào đó (với điều kiện hai thành phần trong cặp phải khác nhau. Và đều này được nhận thấy ở trống đồng Đông Sơn. Đó là 6 đối 7, và 3 đối 4. Đồ hình 6, 7, 3, 4 do sự tương xứng (nghiệm duy nhất) nên chỉ có thể là một cách diễn tả Hà Đồ: 1-6, 2-7, 3-8 và 4-9 theo đúng thứ tự của nó.

Như vậy, ta có thể kết luận đó chính là Hà Đồ. Bây giờ ta lại chứng minh tiếp nó có liên quan đến Hậu Thiên Bát Quái. Rất tiếc, chúng tôi chịu không thể luận ra nỗi Hậu thiên bát quái nằm ở đâu trong đồ hình này. Thế nhưng những biểu hiện của nó theo các nguyên tắc khung thì có:

a.       Có 6 con chim: Trong trống đồng vòng chim hầu hết chỉ việc Hậu Thiên. Tôi sẽ nói rõ hơn ở phần sau. Người xưa cho là mình có nguồn gốc chim và dĩ nhiên chỉ có thời Hậu Thiên mới sinh ra vạn vật. Để rồi con người giống như chim bay đi khắp bốn phương trời. Nhiều hình trên trống đồng có khắc mỗi 6 con chim mới lạ. Khi nghiên cứu trống đồng và cho nó là biểu tượng của Dịch văn, tôi thấy không giải thích nỗi: Tại sao là 6? Thế nhưng, đến lúc phát hiện ra Hậu Thiên phải do trùng quái sinh ra tôi mới hiểu. Đồ hình Hậu Thiên được xây dựng từ trùng quái và vì tính chất của các quái nên Bát Quái chỉ sinh ra 6 (mỗi bên 3) trùng quái đối xứng tâm. Có thể tổ hợp nên 8, nhưng đã dùng tổ hợp một cái này thì phải mất cái kia. Do đó chỉ có 6. Rất nhiều đồ hình trên trống đồng vẽ 6 chim lại có sao 8 cạnh hoặc cái gì đó có 8 cái. Vậy nếu diễn tả chuyện Bát quái đã có 8 cái này rồi thì cần gì đến 6 chim. 6 chim vừa diễn tả chiều chuẩn vừa để diễn tả việc Hậu Thiên-Hậu Thiên Bát Quái được xây từ 6 trùng quái (điểm “d” cần chứng minh của phần Hậu Thiên).

b.      Đường chữ S được biểu thị bởi ba người mỗi bên đi về bên trái. Ba người biểu tượng cho 3 trùng quái.

c.       Giữa 6 con chim mỗi đầu có chừa chỗ rộng hơn một chút chỉ thị cho đường chữ S sẽ đi qua đó. Rất nhiều trống đồng vẽ 6 chim có chừa hai chỗ trống lớn hơn các chỗ trống khác.

d.      Phần trên ta thấy đáng lý theo hình chữ S thì người đầu tiên cũng phải quay đầu theo chiều chuẩn. Thế nhưng, anh ta lại quay ngược lại. Điều này chứng tỏ có một quái theo cách phân Hậu Thiên bị tách rời ra và nằm ở phần khác. Chúng tôi sẽ viết thêm về vấn đề này ở chương 10. Ở đây chỉ nói ngắn gọn, Đường chữ S của Hậu Thiên vẫn giống Tiên Thiên. Tức là quy luật vận hành thuộc (mang tính) Trời của Hậu Thiên vẫn giống như Tiên Thiên. Nhưng vì là Hậu Thiên, nên nó còn có một quy luật vận hành thuộc tính Đất nữa song song với quy luật có tính Trời. Đó là quy luật vận hành của Đất và Nước-một triết lý độc đáo của người Việt cổ. Và có hai quái nằm giữa hai quy luật này đó là Càn và Khôn. Nhưng tại sao, ông người phía bên này không quay lại? Tôi cho rằng vì vẽ sao cho toát lên nhiều yếu tố Dịch vì thế muốn tỏ rõ chữ S thì khó mà làm sáng tỏ đường phân Trời Đất (điểm “b” cần chứng minh của phần Hậu Thiên). Nên người ta chọn cách biểu hiện tốt nhất mà thôi.

e.       Đếm từ đường chia đôi trời và đất, ta có: 4người+7hình lông chim+3(cái đỉnh)=4người+6hình lông chim+4(cái đỉnh)=14 (một yếu tố quan trọng để chứng minh điểm “b” cần chứng minh của phần Hậu Thiên và khẳng định có liên quan đến Hậu Thiên- điểm “b” cần chứng minh của phần Hà Đồ).

Trên đây, chúng tôi đã chứng minh Trống Đông Sơn 1 có chứa Hà Đồ (điểm “a” cần chứng minh của phần Hà Đồ) và có ám chỉ sự liên hệ giữa Hà Đồ và Hậu Thiên Bát Quái (điểm “b” cần chứng minh của phần Hà Đồ). Cuối cùng chúng tôi sẽ cho quý vị thấy một đồ hình mà Hà Đồ đồng thới Hậu Thiên Bát Quái được ẩn chứa trong nó một cách tài tình. Đó là trống đồng Ngọc Lũ.