KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC
Trần Quang Bình
Chương 7. Trống đồng-Những kinh văn Dịch trác tuyệt. Hậu Thiên. 8. Hà Đồ-Mã hóa Hậu Thiên. Chứng cứ vật thể. Phương pháp hiển thị hết 4 cụm số.
Phương pháp hiển thị hết 4 cụm số:
Trống đồng Ngọc Lũ:
Mặt trống:
Mặt trống được vẽ lại chi tiết tìm được trong sách Hành Trình Về Thời Ðại Hùng Vương dựng nướccủa nhà nghiên cứu Lê Văn Hảo:
Trước khi bắt đầu vào phân tích trống, chúng tôi xin lưu ý quý vị vì người nghệ nhận trên một mặt trống muốn ghi lại nhiều tiền đề chính của Kinh Dịch(Diệc) nên họ phải dùng nhiều phương pháp: phương pháp đếm, phương pháp khác biệt, phương pháp hình tượng có ý nghĩa rõ ràng, phương pháp số học đơn giản (tính mod) Quan trọng là chúng ta tìm ra một quy luật, một nguyên tắc nhất quán.
Ta bắt đầu xét lại người xưa giấu gì trong đồ hình này. Chúng ta hãy chú ý vào vòng trong cụng gần mặt trời nhất. Đó là vòng diễn ra sinh hoạt của người Việt cổ.
Bước 1: Hãy nhận thấy rõ ràng có 10 nhóm hình.
Bước 2: Nhóm hai cái đình có người ở trong đình, nhưng không có người động đậy ngoài đình. Nếu chỉ tính các cụm hình có người động đậy ở ngoài thì ta thấy rõ ràng có 4 nhóm người gần như tương đương về chiều dài. Một phân bố rất hợp mỹ quan cho những đồ hình mang tính logic số. Đó là 2 nhóm người cầm vũ khí và 2 nhóm mà mỗi nhóm gồm các cụm người sau: giã gạo, nhà và đánh trống. Như vậy, hoàn toàn logic khi cho 4 nhóm người này tượng trưng cho 4 cặp số ngoài. Để xem lý luận này có đúng không mời quý vị xét bước tiếp theo.
Bước 3: Có hai cụm người giống nhau gồm có số người cần vũ khí tương ứng trên là 6 dưới là 7. Như vậy, ta hoàn toàn có thể cho chúng là hai trong bốn cặp số. Vậy hai cặp số còn lại phải là hai cụm người vật còn lại trừ đình vì không có người động ở ngoài.
Bước 4: Vì các cụm này trải dài cả mặt trống nên ta có thể cho nếu nó biểu hiện Hà Đồ thì chúng chính là những số to. Nguyên tắc tính số rất đơn giản: Đếm tất cả các sinh vật sống động của từng vùng (tức là những sinh vật không bị nhốt trong nhà). Đúng hơn, phải gọi là cụm sinh vật vì nếu như có cụm sinh vật nhưng nó nằm trên một đường thẳng chiếu vào tâm mặt trời thì cũng được tính là 1. Ví dụ cụm chim người ở cạnh hai cái đình tuy hai sinh vật nhưng chỉ được đếm là 1. Như vậy từ hình vẽ lại trên ta có 4 số vòng ngoài: Bắc: 6, Nam: 7, Tây: 9, Đông: 8. Hoàn toàn trùng khớp với Hà Đồ.
Bước 5: Vì các số nhỏ của Hà Đồ nằm trong nên cách tính của nó cũng mang tính nằm trong. Vậy, số nằm trong của hình vẽ trên thuộc nhóm 6, 7 (vì không thể đếm người được nữa) phải là những người nào đó có tính chất đặc biệt-những người không có vòng tròn trên người. Và số nằm trong của nhóm Tây, Đông rất hữu lý nếu được tính ở trong hai cái nhà. Bởi vì hai cái nhà đều được nhóm đánh trống và nhóm giã gạo ở hai bên. Vậy số người của các nhóm đối diện là 1, 3 và 5, 3. Có dính gì đến Hà Đồ nhỉ? Chúng ta lại xét tiếp.
Bước 6: Khi nhìn vào các hình vẽ của trống đồng Ngọc lũ, phải nói chúng tôi ngán ngẩm thay cho người nghệ nhân. Ông ta vẽ làm sao quá đỗi lạ lùng. Đập vào mắt chúng ta là sự bất tương xứng ngay trong một nhóm. Trong nhóm bảy người cầm vũ khí, có người đầu tiên nhỏ quá so với các người khác (cả hai nhóm 6 và 7.) Người này lại không được trang trí trên đầu:
Vậy người này được vẽ khác với những người kia để làm gì? Sau đó, ta xét hai cái nhà xem sao:
Ba hình trên đây làm tôi nhớ đến những câu hỏi IQ thông dụng: Các người của hai hình trên có ai khác biệt? Các người ngồi trong nhà có ai khác biệt? Câu trả lời đơn giản: Trường hợp hai hình trên, người khác biệt nhất là người đầu tiên trong nhóm bảy người, Trường hợp hai cái nhà, mỗi nhà luôn có hai người quay mặt vào nhau, nên 4 người này không khác biệt. Còn nhà bên trái có em bé ngồi tách ra, xoay hướng khác với hai người kia, vậy em bé là hình người khác biệt. Nhưng như thế đã độc đáo chưa? Thứ nhất, cả hai cụm người, ta đều thấy tính trùng nhau của người vô cùng đặc biệt-đó là người trẻ em. Chính vì thế, đây là một trùng hợp bất thường cần phải chú ý. Chú ý để loại bỏ ra. Thứ hai, khi vẽ hình trẻ em lại không có vòng tròn người ta muốn khẳng định thêm chính người khác cả hai nội dung lẫn hình dáng phải là người khác biệt (là trẻ em) trong nhóm đặc biệt (là nhóm người không có vòng tròn) cần tính, ta không tính vào. Đồng thời, khi lý luận như vậy ta lại có kết quả là người trẻ em phải bỏ đi. Điều này, một lần nữa khẳng định chéo qua hình hai nhà: đích thị trẻ em không tính. Như vậy điều thứ hai và thứ nhất là hai chứng lý khẳng định điểm khác biệt chéo nhau làm cho khẳng định đó càng chính xác hơn. Thứ ba, ta biết rằng số ngoài phải ôm số trong, nên khi vẽ trẻ em không có vòng tròn ở ngoài làm cho chúng ta có thêm một bằng chứng loại trừ trẻ em ra không tính-vì rằng số trong phải nằm trọn vẹn trong số ngoài, trường hợp 6 người cũng vậy và trường hợp 7 người tất yếu cũng vậy. Thứ tư, người nghệ nhân vẽ trẻ em của nhà bên trái lại gần trẻ em của cụm bảy người càng làm đập vào mắt người khác ngay điểm khác biệt để dễ bề suy luận (Tuy nhiên, dành cho những người ít ra cũng biết đồ hình này có liên quan đến Dịch).
Từ đây, ta có thể tìm ra các số nhỏ:
Trường hợp hai nhà: Tìm các sinh vật động trong nhà và trên nóc trừ sinh vật khác biệt. Nhà bên trái: hai chim, hai người=4. Nhà bên phải: một chim, hai người=3.
Trường hợp hai cụm người: Tìm những người không có vòng tròn trừ người khác biệt. Cụm người trên: 1. Cụm người dưới: 2.
Như vậy, đã rõ: ta có bốn cụm số sau đây: Bắc-Trên: 6-1, Nam-Dưới: 7-2, Tây-Trái: 9-4. Đông-Phải: 8-3. Đây chính là Hà Đồ.
Lưu ý, phần chứng minh Hậu Thiên, chúng tôi có bằng chứng xác đáng cho việc người nghệ nhân phải khắc ở trong nhà bên trái chính xác 3 người. Ông ta có thể khắc 1 người hay 5 người, nhưng như thế trường hợp đầu sẽ được tổng là ba, còn trường hợp sau tổng là 7. Không thỏa đáng. Nên ông ta phải khắc 3 và muốn bỏ một đành phải vẽ trẻ em. Đó là phương pháp vô cùng thông minh của người nghệ nhân.
Như vậy ở đây chúng ta đã chứng minh xong một lúc các điểm a, b và d của phần Hà Đồ. Về phần chứng minh Hà Đồ liên quan đến Hậu Thiên (b) trong trống đồng Ngọc Lũ, chúng tôi sẽ đề cập sau.
Đến đây, chúng tôi xin kết thúc phần chứng minh Hà Đồ trong các cổ vật của Việt Nam ta. Người Việt cổ đã bằng cách này hay cách khác để mã hóa Hà Đồ. Sự phong phú của các phương pháp làm chúng ta liên tưởng, người xưa đã thi nhau sáng tác ra những đồ hình khác nhau để mã hóa toàn bộ những tiền đề Kinh Dịch (Diệc).