KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC

Trần Quang Bình

Chương 7. Trống đồng-Những kinh văn Dịch trác tuyệt. Hậu Thiên. 9. Hậu Thiên Bát Quái-một sản phẩm trí tuệ của người Việt. Phương pháp số hóa vài (ít nhất là 4) quái liền nhau+dùng đối xứng tâm

ý kiến của bạn

Đồ hình này cũng chỉ rõ đường phân Đất và Nước (điều “b” Hậu Thiên)là đường đi qua hai hình đối xứng nhất-đó là hai cái nhà. Ý tưởng Khảm chủ tế và quy luật vận hành Hậu Thiên Đất-Nước (chú ý có hai quy luật của Hậu Thiên: một thuộc Trời và một thuộc Đất) của Sông Đà chúng tôi đã có viết đến ở các chương trên. Vậy trống đồng Sông Đà miêu tả Hậu Thiên Bát Quái Âu-Lạc(điều “e” Hậu Thiên) . Chúng ta cần phải để ý đến một khó khăn trong phương pháp số hóa này: rất khó số hóa hết tất cả các quái Hậu Thiên được vì như thế nghệ nhân không thể nào diễn tả hết các yếu tố khác của Dịch học. Vì thế, ông chỉ chọn ra những quái mà theo ông ẩn ý của Hậu Thiên Bát Quái có thể được nhận thấy dễ dàng và logic nhất. Đồng thời, các trí thức xưa đều giỏi Kinh Dịch nên nghệ nhân chỉ cần như vậy là người khác có thể hiểu được (có ai ngờ chỉ ngàn năm với sự nô dịch văn hóa của người phương Bắc đã làm bao nhiêu tri thức của dân tộc ta rơi rớt hêt. Và trơ lại những trống đồng mãi đến bây giờ ít người hiểu ra và nghiên cứu nó. Thật đáng tiếc.). Ngoài ra, ta thấy cụm người đối xứng với Càn bằng 8=0(mod 8)=Khôn-làm hiển hiện lên trục thiêng liêng nhất vũ trụ, đó là trục Càn Khôn. Hay nói cách khác, những thứ cần hiển thị người nghệ nhận đã làm được hết. Theo chúng tôi, cách vẽ Khảm đầu tiên và các quái tiếp theo (3 quái) theo chiều chim bay là hợp lý nhất.

Chúng ta thử tổng kết các yếu tố Dịch được hiển thị trên chỉ mặt trống đồng Sông Đà:

-Tư tưởng trọng nước qua quái xuyên suốt: 26---1---18=Nòng Nọc Nòng=Khảm. (“a” Hậu Thiên)

-Tư tưởng trọng nước qua vẽ một cái đình từ trong ra ngoài 6-7-6 (7)=Khảm. (Đình là nơi chốn thiêng liêng). (“a” Hậu Thiên)

-Tư tưởng trọng nước qua vòng chim tròn trịa 18 con vòng ngoài: 18=Thuần Khảm. (“a” Hậu Thiên)

-Tư tưởng vận động uyên nguyên Đất Nước qua vòng chim tuy 18 nhưng lại là công thức 18-16. (“b” Hậu Thiên)

-Tư tưởng vận động uyên nguyên Đất Nước qua hai đình thiêng liêng một vẽ Khảm một vẽ Khôn. (“b” Hậu Thiên)

-Hà Đồ qua phương pháp mã 26+1+18. Nếu xét số 5 là số phải ở trong thì phải chuyển dịch phần rời rạc 26; 4 đường 4 vòng tròn vào trong thì dễ dàng đổi lại thành 22+5+18 và suy ra Hà Đồ truyền thống. (mơ hồ chứng minh “a” “b” Hà Đồ.)

-Số của Hậu Thiên: Mặt trời 14 cánh. (“e” Hậu Thiên)

-Hậu Thiên Bát Quái qua cách mã hóa số 2-7-3-6 như đã dẫn trên. (“e” Hậu Thiên)

-Đường phân chia Trời-Đất qua hai điểm giữa của hai cặp nhóm đối xứng nhau: cặp nhà và cặp đánh trống. Đúng đường đấy đã chia đôi Vũ trụ la làm hai và theo số là mỗi bên 14. Như đã phân tích ở chương này phần 6. (“b” Hậu Thiên)

-Đường chữ S vận động Nòng Nọc là đường thiêng liêng nhất, một tính chất kế thừa từ Thái Cực nên ở đây người ta cũng dùng hai cái đình để biểu thị. Đình trên theo hướng chim bay gặp ngay Càn, đình dưới gặp ngay Khôn. Vậy chúng ta thấy thật logic đường linh thiêng cũng được xây dựng qua giữa hai đường Càn Khôn và hai cái đình.

-Ngoài ra khi giải mã bằng logic, chúng ta đã nhận được bát quái Hậu Thiên giống như là bát quái đã được tính toán từ Toán học; và điều này ngược lại minh chứng cho một số nghi án Kinh Dịch trong đó có nghi án viết quái từ trong ra-cách thức viết quái này là của người Việt.

Qua đây quý vị đã thấy trống đồng Sông Đà là một bản văn ngắn gọn hàm chứa hầu hết các tiền đề khởi thuỷ của Dịch học. Phương pháp hiển thị bằng số hoá tuy chưa biểu diễn hết các yếu tố của Dịch cụ thể (tức cần suy luận mới ra) nhưng chúng tôi cho rằng đây là phương pháp khá thành công và chắc nó được ứng dụng khá nhiều vì về mức độ hiển thị số học thì nó gần hơn các trống đồng khác (ví dụ Hà Đồ thì mượn 22=9+4+7+2, 18=8+3+6+1, các quái thì đánh số Khảm=2, Càn=7, Tốn=3, Đoài=6, Khôn=8=0(mod 8). Số học thuần túy và đơn giản. Còn trong Ngọc Lũ thì khác phải suy diễn qua chẵn lẻ. Tuy cũng vẫn là số nhưng cung độ phức tạp đã cao hơn.). Và chúng tôi đã có bằng chứng cho tính phổ thông của phương pháp này. Xin mời quý vị xem trống đồng Lũng Cú:

Quý vị sẽ thấy hai khu nhà khá mờ (dĩ nhiên nếu chúng tôi có trống đồng Lũng Cú trong tay thì có thể kết luận chính xác ngay). Tuy nhiên, chúng ta sẽ thấy ngay điểm khác biệt đoạn bắt đầu sau người đánh trống cuối cùng đến cụm người giống nhau phía bên trái dài hơn phía bên phải.

Và cái dài hơn đó được giải thích là bên trái ngoài nhà ra còn có vẻ thêm hai người giã gạo. Quý vị so sánh hai  hình dưới đây thì thấy trống đồng Lũng Cú và trống đồng Sông Đà cùng có một ý tưởng khắc hoạ. Đó là cùng ý tưởng khắc hoạ để biểu diễn Dịch (hay Diệc thư). Nhưng phong cách khắc hoạ hoàn toàn khác nhau. Khác nhau người, khác nhau về chim. Vòng ngoài chỉ vẽ có 16 con chim, tức biểu thị Khảm Khôn. Như vậy, dĩ nhiên đây là hai nghệ nhân vẽ khác nhau. Có thể khác thời đại với nhau. Từ đây, ta rút ra được nhận định gì? Có một thời, phương pháp số học biểu diễn Dịch này rất phổ biến. Nó như một quy định, một khuôn mẫu mà mỗi người nghệ nhân cần phải biết. Như vậy, giống như cách đây mấy trăm năm học trò phải biết đến tam tự kinh hay học trò bây giờ phải biết đến định lý Pitagor thì thời xa xưa ấy, các nghệ nhân phải biết đến phương pháp này. Điều này dẫn đến một suy luận logic sau: triết lý Dịch đã vô cùng phổ biến và đã trở thành trào lưu trong xã hội Việt cổ bấy giờ.

Ngoài ra giá trị bằng chứng Dịch của trống đồng Lũng Cú và qua đó là giá trị bằng chứng cho phương pháp hiển thị Dịch này còn được tăng thêm khi chính ngay trên trống đồng Lũng Cú (có thể là ở tang trống) [ ] có khắc hàng chữ sau:

Hàng chữ này đã được chúng tôi giải mã thành công và nó chính là câu khẩu quyết bình thường mà vô cùng ý nghĩa của dịch học.

Nhưng, nghệ nhân làm trống đồng Ngọc Lũ đã bước một bước tiến dài. Quý vị đã chứng kiến sự hiển thị thành công Hà Đồ cả về nội dung lẫn hình thức (hình thức đúng hình thức nguyên thủy là 4 cặp số) của trống đồng Ngọc Lũ. Dưới đây, quý vị sẽ thấy thêm một  thành công tuyệt đỉnh khác của người nghệ nhân làm trống đồng Ngọc Lũ khi ông muốn biểu diễn hết nội dung của Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc.